Bệnh tụ huyết trùng ở lợn là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và gây thiệt hại lớn về kinh tế do khi lợn mắc bệnh tỷ lệ chết rất cao. Bệnh có thể ghép với dịch tả heo, ho suyễn, phó thương hàn.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh có thể gây ra ở mọi lứa tuổi ở lợn nhưng chủ yếu ở lợn từ 3-6 tháng tuổi.
Bạn đang xem: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn và phác đồ điều trị
Vi khuẩn gây bệnh thường trú ngụ ở niêm mạc đường hô hấp. Khi gặp các điều kiện bất lợi như môi trường sống thay đổi, chuyển đàn…, lợn bị giảm sức đề kháng, vi khuẩn sẽ phát triển thành bệnh.
Bệnh thường lây lan qua 2 con đường trực tiếp và gián tiếp
Lây trực tiếp: bệnh lây từ lợn bệnh sang lợn khỏe qua tiếp xúc trực tiếp
Lây gián tiếp: bệnh lây qua đường thức ăn, nước uống, các con vật trung gian lây truyền như chuột, ruồi, muỗi…
Ảnh 1: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thường có thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày. Bệnh chia làm 2 thể:
* Thể cấp tính
Lợn ốm yếu, bỏ ăn hoặc kém ăn, sốt cao từ 40-41OC, khó thở, ngồi ho kiểu chó
Vùng mặt bắt đầu sưng phù, tai và bụng xuất hiện nhiều vùng tím đỏ, có thể đỏ toàn thân
Nước mắt, nước mũi chảy ra có thể lẫn máu
Lợn ở thể này chết rất nhanh, từ 1-3 ngày, có khi kéo dài từ 5-10 ngày.
* Thể mãn tính
Lợn mắc bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính thường gầy yếu, ho kéo dài
Xem thêm : Chim nào nuôi con bằng… sữa? – Đài Phát Thanh và Truyền Hình Vĩnh Long
Rối loạn tiêu hoá: ban đầu phân táo sau chuyển sang tiêu chảy
Toàn thần xuất hiện các vùng tím đỏ hoặc tím bầm
Lợn có thể chết sau 1-2 tháng nếu không điều trị kịp thời
Ảnh 2: Triệu chứng lợn bị tụ huyết trùng
Bệnh tích bệnh tụ huyết trùng ở lợn
– Phổi bị viêm nặng, xuất huyết
– Xoang ngực và xoang bao tim tích nước có chứa lẫn máu
– Thận, lá lách sưng to, tụ huyết ở nhiều cơ quan bên trong
Ảnh 3: Phổi của lợn sưng to và xuất huyết
Các biện pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở lợn
– Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học
– Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại
– Lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở chuồng riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn
– Hạn chế phương tiện, người và vật lạ vào chuồng nuôi
– Định kỳ phun thuốc sát trùng bằng POVIDINE-10% CAO CẤP (10ml/3 lít nước) để tiêu độc, khử trùng
– Thực hiện phòng bệnh bằng vacxin: Tiêm khi lợn được 45-50 ngày tuổi, sau đó tiêm nhắc lại 6 tháng 1 lần
Xem thêm : Gà Đông Tảo – gà quý của Việt Nam có xuất xứ ở đâu?
– Nâng cao sức đề kháng đàn heo: Bổ sung định kỳ ĐIỆN GIẢI THẢO DƯỢC GLUCO K+C (1g/1kg thức ăn) kết hợp LACTO-ENZYME CHỊU KHÁNG SINH (1g/4-5kg thể trọng).
– Phòng bệnh bằng kháng sinh, trộn vào thức ăn FLOR S40 (1g/4kg thể trọng), dùng trong 5-7 ngày.
Phác đồ điều trị bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Tiêu độc khử trùng: Phun thuốc sát trùng G-OMNICIDE (2-3ml/1 lít nước) hoặc G-ALDEKOL DES FF (15ml/1 lít nước), phun ngày 1 lần, phun liên tục trong quá trình điều trị bệnh.
Bước 1: Xử lý triệu chứng
Giảm ho, long đờm: Tiêm BROM MAX (1ml/10kg thể trọng)
Bước 2: Dùng kháng sinh điều trị bệnh, nâng cao sức đề kháng
Phác đồ 1:
+ Dùng kháng sinh: Tiêm G-STREPTOMYCIN + PENICILLIN G, trong 3-5 ngày.
+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Phác đồ 2:
+ Dùng kháng sinh: Tiêm AMOXIN (1ml/10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm GLUCO K-C đặc biệt (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Phác đồ 3:
+ Dùng kháng sinh: Tiêm FLODOXY (1ml/12kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
+ Nâng cao sức đề kháng: Tiêm B.COMPLEX (1ml/7-10 kg thể trọng) kết hợp GATOSAL@100 (1ml/5-10kg thể trọng), trong 3-5 ngày.
Bệnh tụ huyết trùng ở lợn vô cùng nguy hiểm có thể gây ra những thiệt hại lớn cho việc chăn nuôi của bà con. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi mang tới sẽ giúp bà con phòng bệnh và điều trị dứt điểm căn bệnh này. Chúc bà con thành công.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức