Bồ câu sống với nhau thành từng cặp: một trống với một mái. Một cặp chim như vậy sẽ sống bên nhau trọn đời, tức là từ tháng tuổi thứ ba, thứ tư… chúng bắt đầu bắt cặp cho đến khi già lão chúng vẫn sống bên nhau, lúc nào cũng âu yếm nhau, rỉa lông tỉa cánh cho nhau… Chỉ trong trường hợp một con bị chết hay bị lạc đàn thì con kia mới “chắp nối” với một chim khác để tiếp tục “ăn đời ở kiếp” với nhau.
Với chúng, chỉ cần khác giới tính là “ráp cặp”, chứ không hề biết kén chọn cùng dòng giống, cùng một sắc lông, hoặc cùng có thể trạng bằng nhau… Ngay tuổi tác chúng cũng không hề biết phân biệt: cứ ráp cặp một chim tơ với một chim già chúng cũng tỏ ra hòa hợp chung sốngvới nhau.
Bạn đang xem: Phân biệt giới tính chim bồ câu trống mái
Có điều tự chúng tìm đến nhau ráp cặp thì không sao, còn tự mình ráp cặp cho chúng ít khi đôi chim cảnh thuận thảo ngay, thường thì trống cắn mổ mái. Đôi ba ngày sau chúng mới bắt đầu thuận thảo.
Với tính “thủy chung như nhứt” này của Bồ câu, người đời khen chúng là giống chim có đức tính tốt… như người, nên các bậc cha mẹ thường khuyên bảo các đôi vợ chồng trẻ nên nhìn vào đó mà bắt chước…
Thật ra, ai nghĩ rằng Bồ câu chỉ biết sống chung thủy bên nhau là người đó lầm to. Chúng sống “có đôi có đũa” thật, nhưng cả “anh” lẫn “chị” đều là “chúa” ngoại tình! Quý vị nào đã từng nuôi Bồ câu theo cách tập thể mới biêt rõ điều đó.
Trong thời gian chim mái chưa nằm ổ thì đôi chim lúc nào cũng quấn quít bên nhau, khi rỉa lông, khi mớm mồi ra vẻ yêu thương nhau lắm. Nếu một con từ trên cao bay xuống hoặc chuyền từ nơi này sang nơi khác, thì tức khắc con kia sẽ sải cánh theo sau, như… hình với bóng vậy. Thỉnh thoảng chim trống đi sau chim mái, đầu cứ gục lên gục xuống trong khi bờm lông cổ xù ra, trông như con chim đang chơi trò… múa lân! Đó là lúc trống gù mái, tỏ tình với chim mái.
Thế nhưng, khi chim mái nằm ổ ấp thì lúc này trò ngoại tình của chúng mới lộ diện ra.
Trong khi chị mái nằm lì trong ổ để ấp trứng thì anh trống có quyền nhởn nha đi đây đi đó khắp trại, và thế là gặp chị mái nào đi ngang mặt anh ta cũng “ve”, bằng cách lì lợm xáp lại gật gù tán tỉnh. Nếu chị mái đó chưa tới kỳ sinh sản thì… chị cắm đầu cắm cổ chạy te. Còn ngược lại, nếu trùng với thời kỳ “chịu trống” của chị thì chị… sẵn sàng nằm mẹp xuống để anh chàng kia, và cả những anh chàng khác lên “phủ”!
Xin lưu ý chim mái chịu trống trước khi đẻ độ mười ngày, và trong tuần đầu ấp trứng chim mái vẫn còn… chịu trống, chứ không phải bắt đầu nằm ấp là… thôi đâu!
Xem thêm : Tìm hiểu về giống gà H’Mông đen quý hiếm
Đến giờ đổi ca ấp, chim trống nằm ấp thì chị mái có quyền nhởn nha đây đó để kiếm ăn. Và nếu, thời gian chịu trống vẫn còn đòi hỏi thì chị ta cũng sẵn sàng nằm xuống để cho các trống khác “phủ” mình.
Như vậy thì làm sao nói chim Bồ câu là giống chung tình, sống chung thủy trước sau như nhứt với nhau được!
Thế nhờ vào cách nuôi tập thể này, nhờ vào tính Bồ câu không chung thủy này mà ổ nào trứng cũng đủ cồ, nở đủ hai con, vì chim mái được nhiều chim trống thay phiên nhau “phủ giống” nên thừa cồ. Nếu nuôi lẻ từng cặp trong lồng, gặp chim trống đang ở vào thời kỳ thay lông yếu sức, hoặc bản thân nó “yếu sinh lý” thì ổ trứng thường thiếu cồ: có khi hai trứng hỏng cả, có khi hai trứng chỉ nở một con, còn trứng kia ung thúi. Trường hợp này cũng rất thường gặp ở những cặp chim nuôi lồng riêng lẻ.
Nói đến sự phân biệt giới tính của Bồ câu thì xưa nay trong giới nuôi chim mỗi người có cách coiriêng, nhưng chắc chắn chẳng được mấy ai dám đoánchắc là cách phân định của mình được đúng cảtrăm phần trăm. Thậm chí có nhiều người đã nuôiBồ câu lâu năm, mọi việc đều rành rẽ, nhưng nóiđến việc xác định con nào là trống, con nào là máithì vẫn còn lúng túng.
Do giống Bồ câu cũng như giống Cu Gáy, con trống con mái mới nhìn qua ai cùng thấy chúng giống nhau như khuôn đúc. Chúng giống nhau từ hình dáng, từ sắc lông đến tính nết, và cùng cả cách phát âm cùngtừa tựa như nhau cả. Phải chi Bồ câu trống biết gáy lên như gà trống, hoặc dưới chân lú chút cựa thì cũng dễ phân biệt!
Chỉ khi nhốt riêng một cặp Bồ câu trống mái, nhìn vào ta mới dễ phân biệt hơn:
– Bồ câu trống thường có thân mình to hơn Bồ câu mái. Đầu nó to hơn và thân mình cũng dài đòn hơn chim mái. Lông cổ Bồ câu trông tươi tắn hơn và có ánh sắc hơn. Đặc biệt, con trống đứng cạnh con mái, thường siêng gù…
– Trong khi đó Bồ câu mái thân mình nhỏ hơn và bầu bĩnh hơn Bồcâu trống. Bồ câu mái ức nhỏ, vai hẹp, đầu nhỏ mà chân cũng nhỏ, nên trông Bồ câu gọn gàng hơn, nhỏ thó hơn. Bộ lông Bồ câu mái hơi tối tăm hơn Bồ câu trống.
– Nhiều người còn căn cứ vào hai ghim ở cạnh hậu môn chim Bồ câu để xác định trống mái. Nhưng, điều này không đáng được tin tưởng. Với Bồ câu già, đã qua vài mùa sinh sản thì tất nhiên hai ghim cạnh hậu môn có khoảng cách xa, mà ngay lỗ hậu môn của chim mái đẻ cũng rộng vì… nó đã đẻ trứng nhiều lần. Còn với chim mái tơ, chưa sinh đẻ lần nào, nhất là chim chưa đến thời kỳphát triển đồng bộ thì hai ghim chim trống và chị mái cũng “khít” như nhau. Mà dù có sự cách biệt giữa độ hở của hai ghim ở hậu môn Bồ câu, thì với mắt thường ta cũng khó lòng phán đoán chính xác được.
Nhốt chung cặp vào một chuồng thì ai cũng dễ dàng phân biệt được những điểm khác nhau giữa Bồ câu trống, mái như vậy, nhưng nếu bắt riêng lẻ từngcon ra xem thì ta cũng khó lòng biết được một cách tinh tường về những điểm dị đồng ở chúng.
Xem thêm : Giá gà tây giống, gà tây thịt. Trang trại bán gà tây giống ở Hà Nội, TPHCM
Kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, muốn phân biệt giới tính của chim Bồ câu, quí vị nên quan sát hai múi thịt nổi lên trên mũi của chúng là biết rõ :
– Bồ câu trống, hai múi thịt trên mũi vừa ngắn vừa nở ngang, vừa to, vừa dày.
– Bồ câu mái, hai múi thịt trên mũi vừa dài, vừa nhỏ, hẹp và xẹp.
Chỉ cần bắt một cặp chim trống mái ra nhốt riêng để quan sát kỹ, quí vị sẽ thấy rõ ngay những điều chúng tôi vừa trình bày không mấy khó khăn.
Nếu gặp một đôi chim có điểm nào đó còn nghi ngờ thì lúc đó quý vị mới quan sát tiếp đến phần đầu, phần ức, vai, đòn… của chúng.
Quan sát giới tính Bồ câu qua hai múi thịt trên mũi rõ nét nhất là ở những cặp đã trưởng thành. Với Bồ câu còn non tháng tuổi thì chỉ những người có kinh nghiệm, do ngày nào cũng được nhìn quen mắt nên họ mới có khả năng xác định đúng được ngay.
Tất nhiên với đồng loại với nhau thì chúng có nhiều cách để nhận ra nhau. Bồ câu trống mái bao giờ cũng có những dấu hiệu riêng, có thể có những mùi riêng để chúng dễ dàng nhận ra nhau và tìm đến với nhau. Mặc dầu trên thực tế, ta vẫn thường bắt gặp cảnh một con Bồ câu trống cứ lẻo đẻo theo sau một con trống đồng loại để gù lên gù xuống tán tỉnh theo kiểu… ve gái của chúng.
Đó là chưa nói đến điều mà chắc quí vị cũng từng tận mắt chứng kiến là hai Bồ câu mái cứ thay phiên nhau đạp mái lẫn nhau, giống như cách trống mái “phủ” nhau vậy. Chúng tôi đã gặp trường hợp này khi nuôi hai mái King chung một lồng. Thấy chúng cứ đạp mái nhau nên cứ tưởng đúng cặp, vì vậy không để ý đến núi thịt trên mũi của chúng. May thay một ngày nọ hai con cùng đẻ chung một lượt, tất nhiên cùng một ổ. Lúc đó, tôi mới biết đó là hai chị mái chứ không phải một cặp đúng đôi!
Thật ra, Bồ câu cũng giống như nhiều giống chim khác, mỗi con trống mái đều có chất giọng khác nhau mà tai thường chúng ta không thể phân biệt được. Chất giọng đó là loại âm đặc trưng của chim trống mái, chúng khác nhau ở trường độ và khoảng cách các âm với nhau. Có thể giọng chim trống cao hơn, to hơn, trong khi giọng chim mái nhỏ và chúng xuống. Chính chúng mới có khả năng hiểu biết được những âm thanh đặc biệt đó để nhận ra nhau là vợ chồng, hay bạn bè cùng đàn hoặc khác đàn. Người nuôi chim cảnh thì ít có ai có khả năng nhận biết tinh tế được như chúng.
Chúng ta chỉ biết căn cứ vào sự khác biệt ở múi thịt mũi và sự khác biệt ở vài bộ phận trên người chúng để xác định được đâu là Bồ câu trống và đâu là Bồ câu mái mà thôi. Và, thiết nghĩ chỉ cần biết bao nhiêu điều đó thôi cũng đủ rồi, phải không quí vị?
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức