Dê là một trong những loài gia súc dễ nuôi, đem lại hiệu quả kinh thế cao. Tuy nhiên, dê lại rất dễ mắc bệnh. Vì thế, người chăn nuôi cần biết thêm thông tin các bệnh thường gặp ở dê nuôi để sớm nhận biết và có cách điều trị kịp thời.
Các bệnh thường gặp ở dê nuôi
#1. Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là một trong các bệnh thường gặp ở dê nuôi. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa như từ mùa thu sang động hoặc vào đầu mùa xuân. Các yếu tố bất thường của thời tiết làm tăng tỷ lệ dê mắc bệnh là:
Bạn đang xem: Các Bệnh Thường Gặp Ở Dê Nuôi | Cách Phòng Tránh và Điều Trị
- Nhiệt độ thấp, có gió mùa
- Chuồng trại ẩm ướt, chật chội, mất vệ sinh
- Trời mưa nhiều và dễ bị dính nước mưa
Khi bị viêm phổi, dê bệnh có biểu hiện sốt cao, kém ăn, mệt mỏi, ủ rũ, nằm một chỗ. Triệu chứng rõ rệt hơn là dê có thể chảy nước dãi, nước mũi, ho và khó thở. Trường hợp bệnh chuyển diễn biến nặng, không điều trị kịp thời, dê dễ bị chết. Bệnh có thể chuyển sang dạng mãn tính, dê ốm yếu, gầy còm và rất khó hồi phục lại.
Cách phòng bệnh:
- Giữ chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Tẩy uế, tẩy trùng chuồng nuôi định kỳ bằng nước vôi 10% hoặc axit phenic 2%.
- Đảm bảo thức ăn cho dê sạch sẽ, đầy đủ dinh dưỡng. Cho dê ăn uống tốt, đều đặn.
- Chú ý quan sát và phát hiện sơn những con dê bị bệnh, nuôi cách ly và điều trị kịp thời.
Cách điều trị nhiễm khuẩn: Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau đây trong 4 – 5 ngày liên tục:
- Tylosin, liều 11mg/kg khối lượng /ngày;
- Gentamycin, liều 15mg/kg khối lượng /ngày;
- Streptomycin, liều 30mg/kg khối lượng/ ngày;
Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các loại vitamin trợ sức và hộ lý như vitamin B1, vitamin C; Đừng quên chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, giữ vệ sinh sạch sẽ.
#2. Hội chứng tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở dê non. Nguyên nhân gây bệnh có thể do vi khuẩn, virus; cũng có thể là do giun đũa, sán dây, cầu trùng,… Bệnh thường xảy ra khi thời tiết quá nắng nóng hoặc quá lạnh, thời tiết mưa nhiều khiến chuồng trại ẩm ướt. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh của dê càng cao khi điều kiện chuồng nuôi chật chội, vệ sinh kém, thức ăn kém chất lượng, bị bẩn, bị ướt hoặc thối mốc.
Dê bị tiêu chảy với nhiều triệu chứng và mức độ nặng nhẹ khác nhau. Biểu hiện thấy rõ là phân rất loãng, có mùi hôi thối, hậu môn dính bê bết phân. Tiêu chảy khiến dê bị mất nước, mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, gầy sút nhanh, tai lạnh, mắt nhợt nhạt.
Cách phòng bệnh:
- Đối với dê non mới sinh cần cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt,chú y giữ ấm cho dê. Thức ăn đảm bảo chất lượng tốt không bị ôi mốc, đủ dinh dưỡng; nước uống sạch.
- Vệ sinh chuồng trại, giữ khô ráo, sạch sẽ, ấm áp về mùa đông thoáng mát về mùa hè.
- Tập trung phân ủ để diệt trứng giun sán.
Xem thêm: Quy Trình Kỹ Thuật Chăn Nuôi Dê Khoa Học Đạt Năng Suất Cao mới nhất 2021
Cách điều trị trong trường hợp bệnh nặng:
- Đối với dê non, có thể sử dụng enrofloxacin.
- Đối với dê trưởng thành, nên tiêm gentatylan hoặc colistin. Ngoài ra cho dê uống thêm các dung dịch điện giải, liều 0,3 – 1,5 lít/ ngày hoặc truyền tĩnh bổ sung chất điện giả như Ringerlactat, nước muối sinh lý 0,9% hoặc đường Gluco 5%.
- Với các trường hợp bệnh ở thể nhẹ phát hiện sớm có thể sử dụng một số các loại lá có chất chát cho dê ăn như: lá ổi, lá sim, lá chè xanh…
#3. Bệnh Chướng hơi dạ cỏ
Chướng hơi dạ cỏ cũng là một trong các bệnh thường gặp ở dê nuôi. Đây là hiện tượng sinh hơi quá mức trong dạ cỏ, làm căng hõm hộng phía bên trái. Nguyên nhân gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ có thể là do thức ăn bị thiu, mốc hoặc quá giàu đạm hoặc thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của dê. Bệnh thường xảy ra vào mùa khô thiếu nguồn thức ăn thô xanh, cho dê ăn nhiều thức ăn ủ chua hoặc cám gạo cám ngô để thay thế.
Triệu chứng bệnh là dê khó thở, kêu la, không nhai lại thức ăn, có hiện tượng sùi bọt mép. Đối với trường hợp chướng hơi nặng, không cấp cứu kịp thời thì dễ sẽ bị chết.
Cách phòng bệnh:
- Không cho dê ăn thức ăn mốc, không đảm bảo vệ sinh.
- Cỏ thu về cắt rửa sạch, phơi tái. Đặc biệt là cỏ non sau khi mưa.
- Không đột ngột thay đổi thức ăn cho dê.
- Không cho ăn quá nhiều thức ăn tinh như cám gạo hoặc cám ngô
Cách điều trị:
- Giã nhỏ 50g tỏi, 30g gừng và trộn lẫn 2 thứ này với 50g muối, sau đó hòa với 2 lít nước, cho dê uống 2 lần trong ngày.
- Pha 100g sunphat magiê và 2g thuốc tím vào 2 lít nước và cho dê uống 2 lần/ ngày.
- Dùng bọc giẻ bên trong có muối rang hoặc gừng, rượu, trộn lẫn với nhau, chà xát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái để kích thích nhu động dạ cỏ.
- Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu: Tympanol, bloatinol.
- Trong trường hợp cấp tính có thể dùng Troca hoặc kim dài phóng thẳng vào dạ cỏ để xả khí trong dạ cỏ ra ngoài. Chú y khi xả khí phải xả từ từ tránh xả khí quá nhanh sẽ gây sốc và trụy hô hấp cho dê.
#4. Bệnh sốt sữa ở dê
Khẩu phần ăn của dê thiếu dinh dưỡng hoặc mất bằng canxi và photpho trong thời gian dài. Là nguyên nhân chính gây nên hội chứng rối loạn thần kinh và gây ra bệnh sốt sữa. Bệnh này thường xảy ra trong giai đoạn dê đang tiết sữa hoặc cạn sữa. Đây là thời điểm mà dê cần rất nhiều canxi và photpho so với bình thường. Song không được đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Do đó dê phải sử dụng nguồn canxi từ máu. Dê sẽ bị rối loạn thần kinh khi lượng canxi trong máu giảm dưới 6mg/100ml.
Xem thêm : Những dấu hiệu gà bị tụ huyết trùng
Bệnh thường xảy ra ở dê sữa cao sản. Triệu chứng là:
- Ban đầu, dê giảm sức ăn, cơ thể bị suy nhược, đi đứng khó khăn.
- Dần dần dê không thể đứng vững, dựa vào tường, nghiêng một bên.
- Cơ thể có hiện tượng co giật, tê liệt, không thể đứng dậy được.
- Thân nhiệt hạ thấp, xuống còn khoảng 38 độ C
- Mạch đập nhanh hơn bình thường
Dê có biểu hiện bệnh nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Cách phòng bệnh:
- Treo tảng đá khoáng, muối trên vách chuồng để dê liếm. Công thức: trộn 70% bột khoáng canxi, photpho; 15% muối và 15% xi măng.
- Cần bổ sung canxi, photpho vào khẩu phần của dê cái có chửa.
- Đáp ứng đủ chất dinh dưỡng cho chúng.
Cách điều trị bệnh mới tái phát:
- Tiêm vào ven chậm 15-30ml/ngày.
- Sử dụng dung dịch canxi clorua CaCl2 10% hoặc 50 – 100ml/ngày dùng dung dịch Calcium gluconate 30%.
- Tiến hành tiêm trong 3 ngày liền.
#5. Các bệnh thường gặp ở dê do ký sinh trùng
Dê nuôi rất dễ mắc các bệnh nội ký sinh (bệnh cầu trùng, bệnh giun đũa, bệnh sán dây, bệnh sán lá gan, bệnh giun phổi…) và các loại bệnh ký sinh (ve, ghẻ, rận…). Trong đó bệnh nội ký sinh thường mắc phải qua đường tiêu hoá.
Một số triệu chứng với bệnh lý cụ thể:
- Bệnh giun sán: Bệnh khiến dê thể lực yếu kém, thiếu máu nên dê xù lông, còi cọc, uể oải, biếng ăn, đau vùng bụng.
- Bệnh do ghẻ: Do mất máu nên dê ốm còm, xù lông, ngứa ngáy.
Cách phòng tránh:
- Vệ sinh chuồng trại định kỳ, đảm bảo chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo.
- Tẩy uế, khử trùng bằng vôi bột, quét dọn phân trên nền chuồng hàng tuần.
- Cung cấp thức ăn đầy đủ, chất lượng tốt, nước uống sạch sẽ.
- Tránh dùng các loại thức ăn ôi thiu, ẩm, mốc.
Cách điều trị:
- Đối với bệnh giun sán: Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần. Có thể dùng levamisol, niclosamide, tetrasol, benzomidazole để tẩy giun đũa cho đàn dê. Trong trường hợp dê bị sán dây, có thể sử dụng niclo-samide để diệt sán.
- Đối với bệnh do ghẻ: cần tách những con bị bệnh ra khỏi đàn, cắt lông chỗ bị ghẻ, cạo sạch vẩy mụn và bôi Cythion 5% hoặc Ivermectin.
- Đối với ve, rận: Dùng credin hoặc dầu thông bôi vào chỗ ve, rận đốt; có thể sử dụng Chlorfenvinphos 0,5% để diệt trứng.
Trên đây là các bệnh thường gặp ở dê nuôi mà bà con nên chú ý phòng tránh và phát hiện kịp thời. Hy vọng bài viết đã giúp bà con có thêm thông tin và kiến thức cần thiết trong chăn nuôi dê. Nếu bạn đọc quan tâm kiến thức chăn nuôi, đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của VET24h nhé!
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức