Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc
Bạn đang xem: Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi vụ xuân hè –
Thời tiết giai đoạn chuyển mùa vụ từ xuân sang hè có nhiều thay đổi: nắng, nóng xen kẽ mưa ẩm làm giảm sức đề kháng của gia súc, gia cầm (GSGC), đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển và lây lan. Mặt khác, do quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, xen kẽ trong khu dân cư dễ dẫn tới phát sinh, lây lan dịch bệnh, đặc biệt các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp. Đối với trâu, bò một số dịch bệnh dễ nhiễm như bệnh tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê, nghé, bệnh lở mồm long móng, Viêm da nổi cục. Đối với lợn là các bệnh tai xanh, tụ huyết trùng, dịch tả; lợn con hay mắc hội chứng tiêu chảy, viêm phổi, E.coli… Đối với gia cầm một số bệnh hay gặp như bệnh Gumboro, Newcastle, bệnh cúm…. Vì vậy để hạn chế dịch bệnh xảy ra, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Quảng Xương hướng dẫn người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Về chuồng trại:
Thực hiện tốt các biện pháp kiểm soát người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi.
Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi và khu vực xung quanh. Che chắn cửa chuồng, tránh gió lùa nhất là về đêm và sáng sớm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo độ thông thoáng. Chất thải chăn nuôi xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường như bể Biogas, hố ủ phân, đệm lót sinh học…
Xem thêm : Nguyên nhân nào dẫn đến heo bị viêm da tiết dịch và cách phòng trị hiệu quả
Phát quang bụi rậm xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, nền chuồng tránh lầy lội, ẩm ướt để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.
Đối với GSGC non chưa có khả năng tự điều tiết thân nhiệt, cần phải nuôi trong chuồng úm hoặc quây úm có bóng sưởi để giữ thân nhiệt.
Phun hóa chất vệ sinh chuồng trại
Con giống
Nhập gia súc, gia cầm về nuôi từ các cơ sở an toàn dịch bệnh, rõ nguồn gốc, có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y. Trường hợp nuôi nhiều đàn, nhiều lứa trong một trại, những đàn mới nhập trại phải được nuôi cách ly ít nhất trong 2 tuần đầu, trong thời gian này, nếu thấy đàn gia súc, gia cầm vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không có biểu hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại. Đối với chăn nuôi gia cầm tốt nhất thực hiện chế độ nuôi khép kín, tức là trong trại nuôi cùng một loại gia cầm, cùng lứa tuổi để cùng nhập cùng xuất một lần; sau khi xuất xong thực hiện tổng vệ sinh tiêu độc và để trống trại 10 – 15 ngày mới nhập đàn mới.
Chăm sóc nuôi dưỡng:
Xem thêm : CÁCH DIỆT MẠT GÀ DỨT ĐIỂM, HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG
Cho vật nuôi ăn thức ăn sạch, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Lưu ý không nên thay đổi đột ngột thức ăn cho vật nuôi ăn; nếu thay thức ăn thì phải thay từ từ tránh vật nuôi bị bệnh đường tiêu hoá. Thức ăn phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.
Cho vật nuôi uống nước sạch, đủ nước, hạn chế nước vương vãi ra nền chuồng. Có thể bổ sung vào nước uống các loại Vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng cho vật nuôi vào những ngày thời tiết thay đổi.
Nuôi nhốt vật nuôi với mật độ vừa phải, nên chăn thả khi trời đã tan sương, có nắng ấm.
Phòng bệnh:
Thực hiện việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, đặc biệt vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan nhanh và có tỷ lệ chết cao như: Tụ huyết trùng, lở mồm long móng gia súc, Viêm da nổi cục Trâu, dịch tả lợn; vắc xin Newcastle, cúm gia cầm…Việc tiêm phòng cần thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật như bảo quản vắc xin, liều lượng, thời gian tiêm…để có hiệu quả cao sau khi tiêm phòng.
Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan. Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hoá cần chủ động cho GSGC uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi.
Chủ động khai báo khi có dịch với chính quyền địa phương, không dấu dịch, không bán chạy, giết mổ gia súc, gia cầm bệnh, ném xác gia súc gia cầm bệnh ra môi trường làm dịch lây lan. Khai báo với ban thú y xã để được kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp chăm sóc điều trị và hỗ trợ thuốc sát trùng khi cần thiết.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức