Từ khâu sản xuất, lưu trữ, vận chuyển cho đến khi sử dụng, từng loại vắc-xin cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Cách bảo quản và vận chuyển vắc-xin không đúng thì chất lượng vắc-xin sẽ không đảm bảo, dẫn đến khả năng sinh kháng thể để phòng bệnh sẽ bị giảm, thậm chí gây tai biến. Chính vì vậy, các cơ sở y tế cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về bảo quản vắc xin như : nhiệt độ, cách bảo quản và sử dụng, tủ lạnh bảo quản.
- Lông công phong thủy: Ý nghĩa và 5 tác dụng nổi bật
- Khác nhau giưa Con ngan và con ngỗng
- “Bật mí” 8 điều thú vị về sư tử – chúa tể rừng xanh đứng đầu muôn loài
- Cách đơn giản chọn mua trứng vịt lộn ngon và bổ dưỡng nhất, tránh mua phải trứng già và ung
- Nguyên Nhân Gà Bị Sưng Mắt – Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả Chỉ Sau 7 Ngày
Theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hàng ngày tại TT KSBT tỉnh Lạng Sơn.
Trong quá trình vận chuyển, bảo quản vắc-xin luôn được sắp xếp, bảo quản trong các thiết bị chuyên dụng như trong thùng lạnh của xe tải lạnh chuyên dụng, phích vắc-xin, hòm lạnh, tủ lạnh, kho lạnh… được gọi là dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin. Tủ lạnh, kho lạnh bảo quản vắc-xin đều được kiểm tra nhiệt độ lần đầu vào buổi sáng và lần 2 vào buổi chiều trước khi về. Việc kiểm tra nhiệt độ bảo quản vắc-xin 2 lần mỗi ngày được thực hiện liên tục cả ngày làm việc cũng như ngày nghỉ để đảm bảo vắc-xin luôn được bảo quản ở dải nhiệt độ từ + 2 đến +8 độ C.
Xem thêm : Kinh nghiệm nhận biết thịt lợn bị tụ huyết trùng
Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin quá thấp (dưới +2 độ C) thì cần điều chỉnh nhiệt độ để tăng nhiệt độ tủ lạnh. Một số vắc-xin nhạy cảm với nhiệt độ thấp (nhiệt độ đông băng) như bạch hầu-ho gà-uốn ván: DPT, DT, Td, uốn ván, viêm gan B, vắc-xin 6 trong 1: DPT-VGB-Hib…. Nếu nhiệt độ thấp dưới +2 độ C, cần kiểm tra xem vắc-xin có bị hỏng bởi bị đông băng hay không. Trường hợp nếu chỉ thị đông băng báo vắc-xin có thể bị hỏng bởi đông băng, thực hiện “nghiệm pháp lắc” để nhận biết những vắc-xin này có phải hủy bỏ hay không. Sau khi đông băng, vắc-xin xuất hiện hiện tượng vẩn đục dung dịch hoặc có xu hướng lắng cặn ở dưới đáy lọ sau khi lắc thì thông thường vắc-xin sẽ bị hủy bỏ vì không đảm bảo chất lượng.
Nếu nhiệt độ bảo quản vắc-xin quá cao (trên +8 độ C), cần điều chỉnh nhiệt độ cho tủ lạnh lạnh hơn. Nếu nhiệt độ không duy trì ổn định ở +2 độ C đến +8 độ C thì cần bảo quản vắc-xin ở nơi khác cho đến khi tủ lạnh bảo quản vắc-xin được sửa chữa.
Vắc-xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc-xin theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như: Nhiệt độ thích hợp là từ +2 đến +8 độ C. Kho bảo quản vắc-xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc. Việc vận chuyển vắc-xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc-xin. Bảo quản vắc-xin tại các điểm tiêm chủng bằng tủ lạnh, phích vắc-xin hoặc hòm lạnh từ khi bắt đầu tiêm chủng đến lúc kết thúc buổi tiêm chủng. Trường hợp phải lưu trữ vắc-xin thì phải kiểm tra nhiệt độ bảo quản và ghi chép tối thiểu 2 lần mỗi ngày; có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc-xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng.
Khi tiếp nhận vắc-xin, nhân viên y tế có trách nhiệm kiểm tra tình trạng bảo quản và các thông tin khác theo quy định. Vắc-xin phải được bảo quản riêng trong thiết bị dây chuyền lạnh, không bảo quản chung với các sản phẩm khác; sắp xếp vắc-xin đúng vị trí, tránh làm đông băng vắc-xin. Bảo đảm vệ sinh khi thực hiện thao tác với hộp, lọ vắc-xin. Thực hiện việc theo dõi nhiệt độ dây chuyền lạnh bảo quản vắc-xin hàng ngày, kể cả ngày lễ, ngày nghỉ và ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ tối thiểu 2 lần mỗi ngày ở buổi sáng bắt đầu ngày làm việc và buổi chiều trước khi kết thúc ngày làm việc. Có nhiệt kế và chỉ thị đông băng điện tử đối với kho hoặc tủ lạnh bảo quản vắc-xin của tuyến tỉnh và tuyến quận, huyện, thị xã, thành phố; có nhiệt kế đối với tủ lạnh, hòm lạnh hoặc phích vắc-xin của tuyến xã, phường, thị trấn.
Xem thêm : Cách bảo quản tinh heo tại nhà
Bảo quản dung môi : Trường hợp dung môi không đóng gói cùng với vắc-xin, dung môi có thể được bảo quản ngoài thiết bị dây chuyền lạnh như bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng phải tuân thủ các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất và đáp ứng các yêu cầu như không được để đông băng dung môi và dung môi phải được làm lạnh từ +2 độ C đến +8 độ C trước khi sử dụng tối thiểu 24 giờ để pha hồi chỉnh vắc-xin. Sử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định
Bảo quản vắc-xin trong buổi tiêm chủng: Sử dụng phích vắc-xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc-xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định đã được nêu trên và phải bảo đảm nhiệt độ bảo quản vắc-xin từ +2 độ C đến +8 độ C. Những lọ vắc-xin chưa mở sau buổi tiêm chủng cần được tiếp tục bảo quản trong thiết bị dây chuyền lạnh và sử dụng trước vào buổi tiêm chủng kế tiếp.
Hiện nay tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang sử dụng 10 tủ lạnh bảo quản vắc-xin chuyên dụng để bảo quản vắc-xin. Tủ lạnh bảo quản vắc-xin được kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình trạng hoạt động, bảo dưỡng định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, được sửa chữa hoặc thay thế phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất bảo đảm vắc-xin luôn được lưu giữ ở đúng nhiệt độ trong suốt quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc tờ hướng dẫn sử dụng vắc-xin. Thực hiện bảo dưỡng định kỳ và hiệu chuẩn định kỳ thiết bị dây chuyền lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc-xin theo quy định về quản lý trang thiết bị y tế.
Minh Anh – TT KSBT
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức