Đà điểu ăn gì – Tổng hợp kiến thức chăn nuôi đà điểu mới nhất
- "Một người nuôi 30 con vịt, vừa rồi người đó bán đi một số vịt. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu con vịt?" Đố các mẹ giải được
- Hướng dẫn cách chọn gà mái tre làm giống chuẩn xác nhất
- KHÁM PHÁ 5 CÔNG THỨC VỚI ỨC GÀ SIÊU NGON
- Cách Nhận Biết Gà Sao Trống Mái / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend
- Siêu Tăng Trọng Vỗ Béo Cho Heo – EVO
Đà điểu ăn gì?
Chim đà điểu có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau miễn là nuốt được vào bụng. Ngay cả khi nuôi nhốt, chúng vẫn ăn cả bu lông, đinh ốc, con tán, chìa khóa, các vật dụng bằng da, nhựa có trong khu chuồng nuôi. Những “thức ăn lạ” này không thể tiêu hóa nên sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đường ruột, dẫn đến mắc nghẹn cấp tính. Do đó khi nuôi thâm canh, quy mô trang trại thì bà con phải kiểm soát chặt chẽ nguồn thức ăn để tránh làm ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.
Bạn đang xem: Đà điểu ăn gì – Các loại thức ăn cho đà điểu giúp phát triển tốt nhất
Vậy khi nuôi thương phẩm thì đà điểu ăn gì? Nguồn thức ăn cần cung cấp cho đà điểu được phân chia như sau:
-
Thức ăn thô xanh:
Bao gồm tất cả các loại cỏ dùng để nuôi trâu, bò như cỏ voi ( Cỏ Voi Đài loan, Cỏ Va06, Cỏ Voi Tím, Cỏ Voi Đuôi Sói, Cỏ Packong 1, Cỏ Voi Lùn…), cỏ Ghine, cỏ Mulato 2, Cỏ ruzi, cỏ linh lăng, cỏ chân chim, cỏ lúa mạch, chân vịt… Thức ăn tươi xanh còn có các loại rau, lá cây, các loại cây họ đậu, thân cây ngô, lá mía, rơm rạ… Đây là nguồn thức ăn cần cung cấp chính cho đà điểu. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ bị tiêu chảy, do đó phải kết hợp với thức ăn dạng hạt, tinh bột, đạm động vật.
-
Thức ăn dạng hạt:
Bao gồm tất cả các loại hạt ngũ cốc như thóc, ngô, các loại hạt đậu, đỗ, yến mạch, lúa mạch
- Cát sỏi:
Cát sỏi là một trong những thành phần thức ăn vô vi nhất, không có chất dinh dưỡng, mùi vị hấp dẫn nhưng đà điểu lại rất thích ăn. Cát sỏi giúp bộ máy tiêu hóa của đà điểu hoạt động tốt hơn, hỗ trợ chúng nghiền nhỏ thức ăn trong bao tử. nhưng chỉ nên cho ăn một lượng vừa phải.
-
Thức ăn bổ sung:
Bao gồm các loại vitamin A – D – E và B l, B2, B6, premix khoáng, thức ăn từ động vật như trùn quế, dế, giun… Nguồn thức ăn bổ sung vô cùng quan trọng trong nuôi đà điểu thương phẩm. Bởi vì con đà điểu khi nuôi nhốt chuồng lâu ngày, môi trường nuôi nhốt chật hẹp dễ khiến chân bị yếu ớt, đi vòng kiềng, chậm lớn, còi cọc, mất đi sự linh hoạt vốn có, thậm chí đi đứng không vững, gần như tê liệt… Lúc đó, các loại vitamin, thức ăn bổ sung là vô cùng quan trọng.
NHẬN THÔNG TIN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA NGAY!!!
Yêu cầu nguồn thức ăn cho đà điểu
Các loại thức ăn cho đà điểu giúp phát triển tốt nhất cần đảm bảo an toàn, có nguồn gốc rõ ràng. Bà con cũng có thể thu mua trực tiếp tại địa phương hoặc kết hợp diện tích ruộng vườn để tự trồng cỏ, các loại hạt họ đậu cung cấp cho vật nuôi vừa sạch lại tiết kiệm tối đa chi phí chăn nuôi.
Yêu cầu nguồn thức ăn của đà điểu phải tươi ngon, không bị ôi thiu, ẩm mốc, không chứa thành phần độc hại…
Các loại cỏ trồng nên băm nhỏ bằng máy băm cỏ voi cho đà điểu dễ ăn, không bỏ thừa lại phần gốc. Ngoài ra, cỏ sau khi băm nhỏ cũng có thể đem ủ chua làm thức ăn dự trữ, giúp hệ tiêu hóa của chúng hoạt động tốt hơn.
Thay vì sử dụng cám tăng trọng trong chăn nuôi, các chủ trang trại nên tự sản xuất cám viên bằng cách nghiền nhuyễn cỏ, hạt ngũ cốc, đem phối trộn với nhau và với các thành phần bổ sung theo khẩu phần ăn của từng giai đoạn rồi cho vào máy ép cám viên. Những viên cám như vậy sẽ vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng lại an toàn, tiết kiệm.
Chế độ dinh dưỡng của đà điểu theo từng giai đoạn phát triển
Thức ăn cho đà điểu yêu cầu phải đủ chất dinh dưỡng để duy trì sự sống, giúp cơ thể tăng trưởng nhanh, cân đối, khả năng đẻ trứng đạt mức độ tối đa. Theo đó, dinh dưỡng của đà điểu bao gồm: nước, protein (chất đạm), Lipit (chất béo), khoáng chất và vitamin.
Yêu cầu thức ăn hàng ngày phải có sự hài hòa và cân đối giữa các chất. Thiếu một trong số đó thì đà điểu sẽ bị giảm tốc độ phát triển, tỷ lệ đẻ trứng thấp, giảm khả năng nở của trứng và những tiêu chí đánh giá năng suất có liên quan.
Dưới đây là yêu cầu về dinh dưỡng trong thức ăn và cách cho ăn đối với các mô hình chăn nuôi đà điểu để bà con áp dụng cho từng giai đoạn phát triển của chúng:
Thức ăn cho đà điểu non từ khi mới nở đến 5 tuần tuổi
Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng:
Thành phần Tỉ lệ (%)
- Dầu
- Đạm
- Chất xơ
- Canxi
- Photpho
- Muối
- Lyrin
- Methionin
- Tryptophan
- Threonin
- Tinh bột
- Vitamin A
- Vitamin D3
- Vitamin E
- Selen
- Đồng
- 3,25
- 23,5
- 5,0
- 1,35
- 1,02
- 0,4
- 0,28
- 0,46
- 0,26
- 0,79
- 27,5
- 12.000 IU/kg
- 5.000 IU/kg
- 300 IU/kg
- 30 IU/kg
- 10 mg/kg
Hướng dẫn cho đà điểu con ăn
- Ngày đầu tiên sau khi nở không nên cho đà điểu ăn.
- Sang ngày thứ 2 đến ngày 7 sau khi nở: cho ăn thức ăn dạng ướt bằng cách trộn thức ăn với một ít nước trộn đều, để nguyên 5 phút rồi cho chúng ăn.
- Từ 8 ngày tuổi đến 5 tuần tuổi sau khi nở, cho ăn cám viên tự ép theo khẩu phần ăn uống của đà điểu con.
Thức ăn chăn nuôi đà điểu giai đoạn từ 5 tuần tuổi đến 5 tháng tuổi
Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng:
Thành phần Tỉ lệ (%)
- Dầu
- Đạm
- Chất xơ
- Canxi
- Photpho
- Muối
- Lyrin
- Methionin
- Tryptophan
- Threonin
- Tinh bột
- Vitamin A
- Vitamin D3
- Vitamin E
- Selen
- Đồng
- 3,0
- 18,0
- 3,0
- 1,05
- 0,9
- 0,4
- 0,97
- 0,35
- 0,2
- 0,56
- 34
- 12.000 IU/kg
- 5.000 IU/kg
- 300 IU/kg
- 30 IU/kg
- 10 mg/kg
Hướng dẫn cho ăn:
- Tuần đầu tiên: Áp dụng quy tắc thay đổi khẩu phần thức ăn từ từ: trộn thức ăn giai đoạn trước với giai đoạn này những sẽ tăng dần khẩu phần thức ăn mới. Đến cuối tuần, đà điểu con hoàn toàn làm quen được với thức ăn mới.
- Từ 5 – 9 tuần tuổi: Cho ăn 300 – 450gr thức ăn/con/ngày.
- Từ 10 – 16 tuần tuổi: Cho ăn 700 – 1000gr thức ăn/con/ngày.
- Từ 16 – 20 tuần tuổi: CHo ăn từ 1,2 – 1,4kg thức ăn/con/ngày.
Thức ăn cho đà điểu đang tăng trường từ 5 tháng tuổi đến 1 năm tuổi
Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng:
Xem thêm : Gà Chín Cựa
Thành phần Tỉ lệ (%)
- Dầu
- Đạm
- Chất xơ
- Canxi
- Photpho
- Muối
- Lyrin
- Methionin
- Tryptophan
- Threonin
- Tinh bột
- Vitamin A
- Vitamin D3
- Vitamin E
- Selen
- Đồng
- 5,00
- 16,0
- 10,5
- 0,95
- 0,77
- 0,32
- 0,88
- 0,32
- 0,18
- 0,5
- 32,25
- 1200 IU/kg
- 5.000 IU/kg
- 300 IU/kg
- 30 IU/kg
- 10 mg/kg
Hướng dẫn cho ăn:
- Tuần nuôi đầu tiên: Kết hợp cho ăn thức ăn của giai đoạn trước với thức ăn viên của giai đoạn này nhưng sẽ tăng dần loại thức ăn của giai đoạn này cho đến cuối tuần, đà điểu bắt đầu thích nghi tốt với thức ăn mới thì cho ăn hoàn toàn thức ăn mới.
- Từ 5 – 6 tháng tuổi: Khối lượng thức ăn hàng ngày từ 1,4 – 1,6kg thức ăn/ngày/con.
- Tư 6 – 9 tháng tuổi: Khối lượng thức ăn hàng ngày từ 1,8 – 2kg thức ăn/ngày/con.
- Từ 9 tháng tuổi đến 1 năm tuổi: Khối lượng thức ăn hàng ngày là 2kg thức ăn/ngày/con.
Thức ăn cho đà điểu duy trì sự phát triển từ trên 1 năm tuổi và ngoài thời kỳ sinh sản
Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng:
Xem thêm : Gà Chín Cựa
Thành phần Tỉ lệ (%)
- Dầu
- Đạm
- Chất xơ
- Canxi
- Photpho
- Muối
- Lyrin
- Methionin
- Tryptophan
- Threonin
- Tinh bột
- Vitamin A
- Vitamin D3
- Vitamin E
- Selen
- Đồng
- 3,0
- 16,0
- 14,5
- 0,7
- 0,58
- 0,3
- 0,58
- 0,26
- 0,18
- 0,52
- 21,95
- 1.200 IU/kg
- 5.000 IU/kg
- 300 IU/kg
- 30 IU/kg
- 10 mg/kg
Hướng dẫn cho ăn:
- Tuần đầu tiên: Cho ăn 2 khẩu phần thức ăn cũ và mới. Tuy nhiên, giảm dần lượng thức ăn cũ, tăng thức ăn mới. Đến cuối tuần, cho đà điểu ăn hoàn toàn nguồn thức ăn duy trì. Tuy nhiên, với những con sau thời kỳ sinh sản thì không cần phải thay đổi từ từ như vậy.
- Đà điểu từ trên 1 năm tuổi: Cho ăn khối lượng 2kg thức ăn/con/ngày.
- Đến 18 tháng tuổi: Bắt đầu cho chuyển sang ăn thức ăn sinh sản.
- Đà điểu sau thời kỳ sinh sản cũng cho ăn 2kg thức ăn/con/ngày để duy trì.
Thức ăn cho đà điểu từ trên 18 tháng tuổi và trong thời kỳ sinh sản
Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng:
Xem thêm : Gà Chín Cựa
Thành phần Tỉ lệ (%)
- Dầu
- Đạm
- Chất xơ
- Photpho
- Muối
- Lyrin
- Methionin
- Tryptophan
- Threonin
- Tinh bột
- Vitamin A
- Vitamin D3
- Vitamin E
- Selen
- Đồng
- 6,0
- 16,5
- 7,0
- 4,5
- 0,38
- 0,64
- 0,28
- 0,18
- 0,51
- 31,61
- 1.200 IU/kg
- 5.000 IU/kg
- 300 IU/kg
- 30 IU/kg
- 10 mg/kg
Hướng dẫn cho ăn:
- Giai đoạn từ trên 18 tháng tuổi và trong thời kỳ sinh sản: cho ăn với khối lượng 2,5 – 3kg thức ăn/con/ngày.
- Giai đoạn này không cần áp dụng nguyên tắc thay đổi thức ăn từ từ như ở trên vì hệ tiêu hóa của chúng đã hoạt động ổn định, có thể thích nghi tốt với thức ăn mới.
- Tuy nhiên, giai đoạn sinh sản, cần đảm bảo không gian yên tĩnh, tránh tiếng động lớn và các mối nguy hại.
Thức ăn có vai trò duy trì sự sống, tốc độ sinh trưởng, khả năng sinh sản và chất lượng thịt trong chăn nuôi đà điểu thâm canh. Đà điểu ăn gì? Câu hỏi đã được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Nhìn chung khi phát triển mô hình chăn nuôi đà điểu thâm canh, bà con cần lựa chọn và tính toán kỹ càng, cân nhắc lựa chọn thức ăn giàu dinh dưỡng, phù hợp với sự phát triển của chúng. Chúc bà con chăn nuôi đà điểu thành công.
Công ty CPĐT Tuấn Tú
– Địa chỉ: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
– Hotline : 02422050505 – 0945796556 – 0984930099
– Email: [email protected]
– Website: https://khomay3a.com
– Fanpage: https://web.facebook.com/Congtycpdaututuantu
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức