Thú nuôi Két (còn gọi là Vẹt) là cái thú vô cùng say mê với hầu hết các nghệ nhân nuôi chim của nước ngoài, vì bộ lông quá sặc sỡ muôn màu muôn vẻ của nó, và cũng vì một số giống biết bắt chước nói giọng người.
- Gà Mới Nở Cho Uống Thuốc Gì? Các Loại Thuốc Úm Gà Tốt Nhất Hiện Nay
- Sự thật gây choáng về gà chín cựa nổi tiếng
- Cách kích lửa chim chào mào sau khi thay lông
- Điểm danh các loại chim cảnh dễ nuôi được yêu thích nhất hiện nay
- Gà Vảy Rồng Đá Tốt Không? Giống Gà Vảy Rồng Huyền Thoại Nổi Tiếng Tại Việt Nam
Với người mình thì trước đây ít người chịu nuôi Két, có lẽ do con Két của ta không được đẹp, hơn nữa nuôi nó có nhiều điều bất tiện, như cắn trẻ con (do trẻ chọc phá), cắn phá hư lồng, rồi lại vung vãi thức ăn dơ bẩn… Thế nhưng, ngày nay số người nuôi Két lại rất đông. Nuôi để tập cho Két nói và cũng để làm cảnh. Còn việc ngăn ngừa Két làm bẩn lồng cũng không còn là điều đáng ngại, vì các nghệ nhân ngày nay đã nghĩ đến việc chế ra khay đựng phân để hứng tất cả những gì mà con chim làm vung vãi ra và cho ăn thức ăn khô.
Bạn đang xem: Cách nuôi chim Két (Vẹt) biết nói
Khái quát về chim Két
Được biết bộ Két (Prittaciformes) có đến 339 loài, phân bổ trong 80 giống. Giống Két sống rất thọ, ít nhất là hai mươi năm, và có con thọ đến năm sáu mươi năm.
Tùy theo từng giống mà thân mình to nhỏ khác nhau, và trên mình khoác sắc lông khác nhau. Nhưng, tựu trung thì bộ lông con Két nào cũng đẹp cả. Người ta nuôi Két cũng để tập cho chúng nói, nhưng không phải giống Két nào cũng có khả năng biết bắt chước nói tiếng người cả đâu. Ở nước ta, có hai giống Két tiêu biểu: một loại lớn con, mỏ đỏ, ngực hồng, lưng phủ màu xanh Két, và loại Két mỏ đen, mình tương đối nhỏ, ngực và bụng màu xám phớt hồng, cánh màu xanh pha vàng lục. Cả hai giống Két này đều có khả năng biết “nói” cả.
Trong đời sống hoang dã, Két sống thành bầy đàn, từ vài chục con đến vài trăm con, có đàn cả ngàn con, mỗi lần chúng đi ăn là kéo che đến ngịt một khoảng trời, và đi đến đâu là phá hoại cây trái đến đó.
Chúng thích ăn trái cây, dù chua hay ngọt, phá hại hoa màu, lúa má và nhất là các ruộng bắp. Chúng ăn ít nhưng gặm phá thì nhiều, vì vậy nơi nào mà Két đặt chân đến thì kể như hoa màu nơi đó tan hoang!
Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí, chúng tôi thấy có chép một đoạn nói về Két như sau:
“Bạch Anh Vũ sản ở các gò thuộc Hạ Châu Tân Gia Ba), có người mang về dâng. Giống chim này lông trắng toát. Cũng có một loại lông đủ năm sắc, gọi là Ngũ sắc Anh Vũ. Con lớn gọi là Anh mẫu, con nhỏ gọi là Anh ca. An Nam chí chép rằng, đời Hán Vũ Đế, quận Giao Chi đem dâng chim Anh Vũ biết nói. Đời Đường Trinh quán, Lâm ấp đem dâng chim Anh Vũ năm sắc. Kính xét lời chú bài “Vịnh ngũ sắc Anh vũ” của Minh Mệnh thánh chế, nói đầu đời Trung Hưng Gia Định đem dâng mấy con nuôi ở trong cung. Có một con rất tinh khôn, đêm nằm trong lồng, thấy chuột bò đến thì giả làm tiếng mèo kêu để dọa. Lúc mèo bò đến thì lại giẻ làm tiếng người giận giữ mắng chửi. Mèo liền lẩn tránh không dám đến gần. Khi thấy chó ngủ thì bay lẻn xuống để mổ, chó giựt mình tỉnh dậy chạy cuống cuồng, chim liền nhảy lên bàn, dở trò cười ngặt nghèo. Thiên Khúc lễ sách Lễ Ký chép rằng: Chim Anh Vũ liền nói, tức là chim này. Năm Minh Mệnh thứ 17, khắc hình tượng vào Tuyên đỉnh. Lại có một loại Lục anh vũ, tục gọi chim Vẹt mỏ đỏ, lông xanh biếc, cắt bớt ngọn lưỡi đi cũng có thể nói được tiếng người. Sơn phận các tỉnh đều có.
Đoạn văn trên chúng tôi chép lại từ sách Đại Nam Nhất Thông Chí. Sách xưa chép vậy thì ta đọc như vậy nhưng thực tế không hiểu có loại Két khôn đến mức giả được tiếng mèo để hù chuột, giả được tiếng người để hù mèo không? Thực tế thì Két có khả năng nói được tiếng người (một số loài), nhưng chúng chỉ nói được câu ngắn giọng nói vừa đủ nghe, và cũng nói được năm bảy câu như Sáo hay Cưỡng vậy thôi. Giống Két lớn con của Úc Châu như Két mào trắng (Cacatua Alba), hay Két Ara (Ara Ararauna) thì nó có khả năng nói được nhiều câu hơn, giọng to hơn và nói rõ hơn. Tuy nhiên, cách nói của Két dù hay cũng không tài tình bằng Nhồng.
Hình dáng:
Két tuy là chim nhưng nó mang hình dáng khác lạ. Thường thì đầu to, mắt lớn, mỏ ngắn nhưng to khỏe. Mỏ trên to hơn mỏ dưới và cong trùm hẳn lên mỏ dưới. Thân mình to, chắc, ngực nở, vai rộng, tương đối ngắn đòn. Đôi cánh của Két rất khỏe, chân cũng ngắn có vuốt nhọn bám đâu chắc đó. Có thể nói đôi chân và mỏ Két là vũ khí lợi hại của nó. Tùy theo mỗi giống mà bộ lông chim Két khác nhau. Có con trắng toát, có con mình phủ toàn lông xanh, có giống lông lại đỏ thắm hoặc nhiều màu khác nhau… Ngay màu mỏ cũng tùy giống mà thay đổi khác nhau.
Tất nhiên mỗi giống như vậy đều mang một tên riêng. Nhưng, người mình có thói quen kêu chim này là Két (miền Nam), và các tỉnh ở miền Bắc và Trung thì lại kêu là con Vẹt. Cái tên Anh Vũ sau này không còn được ai dùng đến nữa.
Xuất xứ:
Thú thật chúng tôi chưa tìm ra được tài liệu nào chứng minh được là giống Két có xuất xứ từ đâu. Chí biết rằng hiện nay châu Úc là xứ sở của rất nhiều giống Két qui tụ sinh sống.
Tại nước ta, như phần trên chúng tôi vừa trình bày, có giống Két mỏ đỏ, ngực đỏ và giống Két mỏ đen, ngực xám. Chúng thích sống vùng có rừng núi, làm tổ trong hốc cây, mỗi lứa đẻ từ hai đến năm sáu trứng. Giống này kiếm ăn thật xa, kéo nhau đi ăn trọn bầy và tìm đến các nương rẫy hoặc các vườn cây trái để phá hoại. Với nhà nông thì Két không mang lại lợi ích gì cả, nên hễ gặp là có đuổi đánh cho khiếp sợ không dám léo hánh đến phá hoại hoa màu cây trái nữa.
Hiện nay, nghệ nhân nuôi chim của ta cũng lai rai nhập về những giống Két nổi tiếng của thế giới để vừa làm cánh vừa tập luyện học nói. Thường có các giống:
- Két Mào Trắng: Két Mào Trắng (Cacatua Alba) là giống Két lớn con, có chiều dài từ mỏ đến chót đuôi là 35 phân, có con dài đến 40 phân. Thân mình phủ bộ lông màu trắng toát, trừ bên dưới cánh và dưới đuôi có lòng màu vàng lợt.
- Trên chỏm đầu của giống Két này có một chùm lông trắng trông như một cái mào rất đẹp. Chùm lông này vừa rộng vừa dài, lông nọ xếp sau chiếc lông kia và có thể dựng cao lên hay hạ thấp xuống được. Giống Két này hiện sinh sống đông đảo trong rừng rậm của đảo ở miền đông Indonesia.
- Két Ara: Két Ara (Ara Ararauna) được đánh giá là giống Két lớn nhất, vì đó từ mỏ đến chót đuôi dài đến 90 phán, và có thể sống thọ đến 50 năm.
Đây là giống Két vừa đẹp vừa có khả năng nói giỏi nên được nhiều người ưa thích và chọn nuôi. Két Ara có bộ lông ở lưng màu lam, bụng lông màu vàng sẫm, hai bên má có lông màu trắng và những vệt vằn vện với lông đen nhỏ, trông hình thù vừa quái dị vừa tạo nên được vẻ đẹp dộc đáo riêng.
Giống Két này sống trong rừng rậm Châu Mỹ, tuy lớn nhưng lại dễ thuần hóa sau một thời gian tập luyện, chim con nuôi lớn rất khôn và có khả năng “nói” giỏi hơn các giống đồng loại khác.
- Két Úc: Két Úc (Calopsitta Novaohollandiea) là giống Két có bộ lông màu xám nâu lợt, trên đầu có mào lông màu vàng lợt, và sau mắt có tí da màu cam. Giống Két này tuy dài đòn, khoảng 10 phân, nhưng thân mình lại thon nhỏ.
Trong đời sống hoang dã thì chúng sống thành bầy đàn lớn hàng mấy trăm con, và làm tổ trong các hốc cây ở châu Úc.
Giống này nếu bắt nuôi từ nhỏ thì lớn lên có khả năng bắt chước nói được giọng người, nhưng chỉ nói được ít câu mà thôi.
Phương pháp nuôi dưỡng Két con:
Xem thêm : Hướng dẫn cách nhận biết gà Đông Tảo thuần chủng
Muốn nuôi dễ sau này tập nói thì phải chọn Két từ lúc còn nằm trong ổ mà nuôi.
Két con bắt về thường được nuôi bằng gạo sống. Gạo này người ta phải ngâm nước trong vài giờ cho mềm rồi vớt ra đút vào miệng cho Két ăn. Cách cho Két con ăn là để con Két nằm sấp hay ngứa cũng được, sau đỏ một tay cố banh mỏ Két ra, và tay kia vốc gạo đút dần vào miệng cho đến khi bầu diều Két no thì thôi.
Nếu Két còn quá non ngày tuổi, ta có thể tạm thay gạo bằng tấm.
Nếu mỗi lần đều đút mồi no, thì khoảng cách giữa hai bữa ăn của Két con có thể là hai giờ cũng được.
Mỏ Két con tuy cứng nhưng chúng chỉ nghiến nhẹ không đau lắm. Nếu cho ăn theo cách này nhiều lần thì chim con cũng quen dần, và không còn gây cho chủ nuôi đau đớn nữa.
Việc cho ăn này, với người chưa kinh nghiệm thì có chút khó khăn, nhưng với những tay buôn bán Két con chuyên nghiệp thì chỉ cần một phút người ta đã đút mồi đến no cho một vài con rồi!
Mỗi lần cho Két con ăn xong, ta nên đùng vải khô và sạch lau mình cho chúng được sạch sẽ, sau đó là ủ ấm cho chim ngủ.
Nếu chỉ nuôi một vài con thì có thể lắm cho nó một cái tổ nhân tạo, như tổ dành cho Sáo hay Cưỡng. Còn nếu nuôi nhiều thì dùng một cái thùng gỗ hay cạc tông, bên trong lót vải sạch, hoặc rơm rạ khô, cỏ khô để cho chim nằm được êm và âm áp.
Điều cần là cố giữ cho tổ ấm chim lúc nào cũng khô ráo và sạch sẽ. Muốn vậy, mỗi ngày ta phải phơi ổ ra ngoài nắng cho khô ráo, và nêu cần thì thay ngay mớ rơm rạ bẩn và ướt bên trong.
Chim càng được ăn no, ngủ ấm thì rất chóng lớn.
Được cái đỡ lo là Két con rất mau biết ăn. Khoảng hăm ba, hăm bốn ngày tuổi, chúng đã có thể tìm đến máng đựng thức ăn để học cách nhấm nhá, và tỏ ra chúng rất thích đứng ăn theo cách này. Và thường thì chỉ cần một tuần lễ sau đó, chúng có thể tự ăn no bụng.
Với Két một tháng tuổi, ngoài gạo ngâm ra, ta có thể cho chúng gặm them những trái bắp non, và ít loại trái cây như nho, táo, đu đủ…
Lồng nuôi Két:
Két có thể nuòi bằng lồng, nhưng là loại lồng đặc biệt mới được. Nếu lồng làm bằng tre hay gỗ dù cứng cáp cũng không thể dùng được bao lâu, vì Két thường dùng cái mỏ cực khỏe và bén như dao cạo của mình để gặm nhấm… Và như vậy thì chỉ có chất cứng như sắt thép mới chịu đựng được với nó mà thôi.
Vì vậy nếu nuôi lồng thì phải làm lồng bằng sắt, vách lồng cũng là những thanh sắt nhỏ hàn dọc hay hàn nghiêng, như vậy mới gây trở ngại cho trò leo trèo cơ hồ như không biết mỏi mệt của Két.
Khi leo lên, Két phải dùng cái mỏ cứng ngậm chặt vào thanh sắt để làm điểm tựa, sau đó đôi chân khỏe của nó mới bám vào vách mà đu người lên. Nó cứ nhích người lên dần dần bằng từng bước một như vậy, và cứ thích diễn đi diễn lại trò này cơ hồ như suốt cả ngày. Việc này có thể gọi là ý thích hay tật xấu của Két cũng được.
Một phần sợ Két phá hư hỏng, một phần nuôi Két bằng lồng nhìn không sướng mắt do con chim lúc nào cũng trèo chứ ít khi chịu đứng nguyên một chỗ như các giống chim khác, nên nhiều nghệ nhân liền nghĩ ra việc nuôi Két bằng một loại ‘‘lồng” đặc biệt: cứ cho Két đứng trên một khúc cây đặt ngang cần đậu. Cầu đậu này có thể bằng tre, bằng gỗ hay bằng kim loại cho chắc chắn cũng được, và chỉ cần có độ dài từ 25 đến 30 phân mà thôi. Trên cần đậu đó là một vòng cung bằng cật tre (hay bằng loại kẽm lớn để tạo sự cân bằng cho Két đứng, và treo lên một nơi nào đó trong nhà hoặc ngoài vườn rất tiện lợi. Tất nhiên, Két phải bị xiềng một chân vào cần đậu bằng một đoạn xích nhỏ và ngắn độ gang tay, đủ cho nó xê dịch qua lại trên cầu mà ăn uống. Hai đầu cầu là cóng thức ăn và nước uống. Tất nhiên, thời gian đầu Két cũng bay lên bay xuống, nhiều khi phải chịu cánh treo mình tòn ten, nhưng rồi nó cũng biết cách gượng đứng lên cầu như cũ.
Lâu dần, Két sẽ quen với cách sống này và chịu đứng yên chứ không leo trèo như trước nữa!
Một kiểu “lồng” khác, thay vì làm vòng cung thì người ta chế thành một cái khung bằng loại gỗ cứng hay bằng thanh nhôm.
Nhiều nghệ nhân còn có sáng kiến độc đáo, tìm những khúc rễ cày có hình dáng đẹp, hình chữ L, rồi về gọt đẽo làm nơi nuôi Két, tạo dáng tự nhiên hơn.
Xem thêm : LỊCH TIÊM VACXIN CHO GÀ THẢ VƯỜN
Giống Két rất mạnh, chịu được sương nắng khá giỏi, có lẽ nhờ thế mà chúng sống rất thọ. Tuy vậy, tối lại, hoặc khi thời tiết thay đổi, ta nên đem Két vào treo ở nơi ấm áp để bảo vệ sức khỏe cho nó được tốt hơn.
Tài nghề của Két:
Cũng như các giống chim biết nói khác, muôn nuôi Két biết nhái được giọng người thì ta phải nuôi Két con. Két con dưới năm tháng tuổi gần như lúc nào cũng lầm lì, ít khi chịu há mỏ ra kêu một tiếng. Cả ngày gần như nó chỉ đứng yên trên cần đậu, chỉ những lúc đói hay khát mới lê chân đến bên cóng để ăn uống chốc lát rồi thôi.
Chính vì thấy bộ dạng lù khù này của Két mà nhiều người thấy nản không muốn nuôi Két nữa.
Thế nhưng, qua tháng tuổi thứ sáu thứ bảy trở đi, miệng mồm con Két trở nên mau mắn hẳn lên. Lúc đầu nó kêu ít. sau đó nó kêu siêng dần lên, và tiếng kêu thường là kéc… kéc… Cứ kêu hai tiếng một hoặc vài ba tiếng một. Cũng có khi hứng lên, Két vung cánh bay lên và miệng càng kêu to hơn.
Đây là lúc trẻ con bắt đầu chú ý đến Két, chúng thường tụ tập lại gần để tìm cách chọc phá và cười đùa ầm ĩ. Két thì lầm lì, không nhặm lẹ, đứng xa mà chọc phá thì được, nhưng lại gần mà nó dùng chân quặp lấy được thì thể nào đứa nhỏ đó cũng bị cắn.
Két cắn thì ai cũng biết, chẳng khác gì cua kẹp, thịt như bị rứt ra, đau nhức đến mấy ngày! Người lớn bị Két cắn còn gáng chịu được nhưng trẻ con mà bị Két cắn, thì dù rắn mắt lắm nó cũng hét toáng lên. Đôi khi chuyện do trẻ con gây ra mà có thể mếch lòng đến người lớn. Vì vậy, nhà nào nuôi Két cũng thường tìm cách xua đuổi bọn trẻ chung quanh vùng đến phá phách vật nuôi. Viết đến đây chúng tôi nhớ lại có nhiều độc giẻ viết thư về hỏi chúng tôi là tại sao mười con Két biết nói thì đã có đến chín con nói câu: “Chọc Két Két cắn! Chọc Két Két cắn!”. Bây giờ thì câu trả lời ra sao chắc quí vị đã biết rồi!
Để ngăn ngừa xua đuổi trẻ con đến chọc phá, chủ nuôi tất nhiên là phải rầy la câu: “Chọc Két Két căn nha! Chọc Két Két cắn nha!”. Két thì đang thời kỳ học nói, nghe mãi câu nạt nộ đó, tất nhiên nó phải thuộc nằm lòng, và sau này cứ nhắc đi nhắc lại mãi!
Tập cho Két nói, cũng như cách tập các giống chim biết nói khác. Nghĩa là nên đem chim vào một nơi thật sự vắng lặng để chim không “lo ra” mà tập trung ý nghĩ để “học bài”. Do khả năng của Két chỉ nói được ít câu, mà lại là câu ngắn, nên ta phải lựa những câu độ hai ba từ để dạy.
Bài học phải được phát âm to tiếng, phải nói chậm rãi và lặp đi lặp lại nhiều lần thì chim mới dễ dàng nhập tâm được.
Chỉ những câu nào Két nhái được thành thạo thì ta mới dạy sang câu khác. Tuy nhiên thỉnh thoảng vào đầu giờ dạy buổi học, ta cũng nên ôn lại vài lần câu cũ để Két khỏi quên.
Phương pháp dạy Két nói cũng chẳng khác gì cách dạy các cháu Mẫu giáo, hễ dục tốc sẽ bất đạt, không nên cố tính “nhồi nhét” bài học quá đáng, Két không có khả năng nhớ nổi.
Xin nhắc lại, khả năng nói của Két có mức hạn chế, chứ không giỏi được như chim Nhồng. Tuy Két sông lâu, tuổi thọ cúa nó có thể ngang ngửa với người, nhưng nó cũng chỉ học nói được vài câu đầu mà thôi. Những năm sau, dù ta có cố tình tập luyện Két học cũng… không có nữa! Trong chuỗi ngày già lão, Két nhớ câu được câu mất, hễ nhớ được câu gì thì “nói” câu nấy.
Chính vì vậy ta nên siêng tập luyện cho chim trong vài ba năm đầu, kể từ khi chim bắt đầu học nói.
Một điều lý thú nữa liên quan đến tài “nói” của con Két là rất nhanh và rõ, ai nghe cũng thích. Có thể nói Két phát âm còn rõ hơn cả Cưỡng và Sáo nữa!
Thức ăn:
Két rất dễ nuôi vì thức ăn của nó dễ tìm. Nhiều người còn nói đùa rằng “mình ăn gì nó ăn nấy” xét ra cũng có phần đúng.
Thức ăn chính của Két thường là gạo, lúa, hột kê, bắp trái, khoai cũ… Nó cũng thích ăn trái cây như cam, táo, mận, nho tươi, nho khô, sơ ri, đu đủ… Thỉnh thoảng ta cũng nên cho Két ăn cà rốt, cà chua hoặc vài lá rau xà lách…
Những thức kể trên không nhssdt thiết phải cho ăn hằng ngày. Mỗi tuần nên cho ăn vài bữa trái cây và rau tươi cũng được. Còn mỗi ngày thì nên cho Két ăn lúa, thêm trái bắp nữa càng hay. Nếu tập Két ăn thịt, nó cũng không chê.
Có điều chúng tôi khuyên quí vị là nên tập cho Két ăn thức ăn sống, đừng nấu chín, vì thức ăn nấu chín tỏ ra không hợp với bộ tiêu hóa của nó.
Tóm lại, nuôi Két cũng gây cho ta một sự hứng thú như nuôi các giống chim cảnh biết nói khác. Tuy ai cũng biết “chọc Két Két cắn”, nhưng đó là đối với người ngoài, còn với chủ nuôi thì Két đâu bao giờ cắn! Do từ lúc Két còn nhỏ, chủ nuôi đã bắt nó lên tay và vuốt ve nựng nịu nó mỗi ngày nên nó cũng… quen hơi. Sau này lớn lên, dù có bắt trên tay Két cũng há mỏ nhá nhá nhè nhẹ như giả đò cắn vậy thôi…
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức