Khi tiến hành nuôi tắc kè, việc chuẩn bị thức ăn là vô cùng cần thiết. Vậy tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn như thế nào là hiệu quả? Cùng Trang Trại Côn Trùng tìm hiểu trong bài viết này nhé:
Tắc kè ăn gì?
Tắc kè rất thích ăn các loại côn trùng còn sống như: dế mèn Thái, châu chấu, gián, trùn quế, mối, sâu, nhện… hoặc thằn lằn loại nhỏ, chúng có thể ăn thêm cá biển, tôm nõn khô…
Bạn đang xem: Tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn hiệu quả
Cách cho tắc kè ăn hiệu quả
Việc lựa chọn thức ăn cho tắc kè rất quan trọng, mặc dù tắc kè có thể ăn hầu hết các loài côn trùng kể trên, nhưng người nuôi không nên cho một số loại côn trùng như sâu, nhện, bươm bướm, gián, bọ xít… vì các loại côn trùng này thường mang nhiều mầm bệnh dễ lây cho tắc kè, đặc biệt là bệnh nhiễm sán ở tắc kè.
Xem thêm : Bảng báo giá vịt trời giá rẻ nhất hiện nay
Nên cho các loại côn trùng nhiều dinh dưỡng và sạch. Chúng tôi khuyến khích bà con cho ăn dế mèn, đó là côn trùng sạch nhất và dễ nuôi, dễ tìm. Tiếp đến là thằn lằn nhỏ.
Nên cho ăn côn trùng còn sống sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn. Chúng có thể nhịn đói lên đến 2 tuần, nên ít khi chết do thiếu thức ăn, nhưng chúng sẽ ốm đi và kém phát triển.
Thời điểm tắc kè ăn mạnh nhất là vào buổi tối, do đó tầm 6 giờ chiều thì bà con có thể thả dế vào chuồng cho chúng ăn.
Tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ nên nuôi một chuồng riêng giúp người nuôi định lượng số thức ăn cho chúng, tránh sự cạnh tranh mồi giữa tắc kè to và tắc kè nhỏ giúp chúng phát triển tốt nhất, nhanh thu thương phẩm.
Xem thêm : Nuôi gà Đông Tảo la liệt trong vườn, trai làng Hưng Yên bán dịp Tết đắt xắt ra miếng
Do thể trạng nhỏ. Khi nhiễm bệnh thường bỏ ăn, thể trạng suy nhược rất nhanh do mất nước và thiếu dinh dưỡng. Lây lan nhanh qua đường hô hấp và gây chết hàng loạt. Cần theo dõi thường xuyên và bắt buộc phân loại và tách đàn để có biện pháp điều trị thích hợp.
Thảm khảo: Đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của tắc kè
Một số mẹo nuôi tắc kè hiệu quả
- Luôn vệ sinh giữ môi trường nuôi và nước uống sạch
- Khu vực đặt chuồng nuôi kín đáo tránh người qua lại và tiếng ồn
- Đặc tính không chịu nổi khi nhiệt độ xuống thấp. Che chắn cuồng nuôi bằng vải tối màu cho kịp thời giữ ấm tắc kè nhằm tránh dịch bệnh bùng phát
- Thả giống với mật độ thưa
- Tắc kè bố mẹ: 30 đến 50 con/1m2 nền.
- Tắc kè con: 50 đến 100 con/1m2 nền
- Chọn nguồn giống sạch, khỏe nguồn gốc rõ ràng, kích cỡ tương đồng nhau.
Mô hình nuôi tắc kè tại Cần Thơ
Hiện nay Trang Trại Côn Trùng đang thực hiện mô hình nuôi 2000 con tắc kè tại chi nhánh 2. Bà con có thể đến tham quan và được tư vấn miễn phí kỹ thuật nuôi tắc kè.
Liên hệ 09382 09381 gặp anh Thuận để được tư vấn kỹ thuật nếu bà con ở xa không tiện đến trang trại.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức