Tỏi không chỉ được nhắc đến là loại gia vị quen thuộc trong mỗi gia đình mà còn có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Vậy củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi sống hàng ngày có tác dụng gì? Bạn đọc hãy cùng VinID tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
- 250 nghìn một cặp gà đồng vài lạng, vẫn đắt khách đặt mua
- Nhiệt độ thích hợp cho heo thịt mau lớn là bao nhiêu?
- Trứng gà không trống là gì? Cách nhận biết trứng không có trống
- Khắc phục hiện tượng gà ăn ít lắc đầu
- Bạn đã biết cách dùng vitamin B1 cho gà chưa? Tham khảo ngay | viên uống vitamin c cinal
1. Củ tỏi trị bệnh gì?
Củ tỏi cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe. Công dụng của tỏi tươi mang đến vô vàn hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
Bạn đang xem: Củ tỏi trị bệnh gì? Ăn tỏi sống có tác dụng gì không?
1.1. Củ tỏi trị cảm cúm
Tỏi rất giàu Sulfur, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Ăn tỏi thường xuyên là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống cảm lạnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thói quen duy trì ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 70% thời gian bị cảm, 60% nguy cơ bị cảm cúm, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
1.2. Hỗ trợ lọc máu
Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết củ tỏi trị bệnh gì thì không thể bỏ qua được tác dụng thanh lọc, giải độc cho cơ thể hiệu quả. Trong tỏi có thành phần allicin giúp tăng các tế bào bạch cầu, loại bỏ được những chất độc. Nhờ đó, cơ thể luôn được khỏe mạnh, đặc biệt là gan.
1.3. Giúp giảm huyết áp
Các hoạt chất có sẵn trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như những loại thuốc chuyên dụng khác. Nhai tỏi sống mỗi ngày sẽ tiết ra Amylase, dẫn đến việc hình thành Allicin. Khi đó, hợp chất Allicin sẽ “chịu trách nhiệm” làm giảm huyết áp.
1.4. Ngừa bệnh tim
Ngoài tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ lọc máu, giảm huyết áp tỏi cũng được biết với công dụng ngăn ngừa bệnh tim hiệu quả. Cụ thể, tác dụng chính của loại gia vị này là loại bỏ đi các cholesterol xấu. Đồng thời, tỏi giúp tăng cường cholesterol tốt cho cơ thể. Với tác dụng “thần kỳ” này, những người có tiền sử về bệnh tim mạch nên thường xuyên bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày.
1.5. Giúp ngừa bệnh Alzheimer
Xem thêm : Tổng hợp các loại vịt thịt ngon, dễ nuôi phổ biến ở Việt Nam
Alzheimer hay còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ. Thành phần chất chống oxy hóa có trong củ tỏi vừa có tác dụng tăng enzyme chống oxy hóa vừa làm giảm stress hiệu quả đối với những người bị cao huyết áp. Bạn có thể ăn tỏi sống hoặc sử dụng tỏi để làm gia vị nước chấm, nấu ăn mỗi ngày cũng là cách nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thần kinh an toàn, lành mạnh.
1.6. Bổ trợ xương
Ăn tỏi sống trị bệnh gì? Với những bệnh nhân mắc các triệu chứng về xương khớp, đau nhức khớp, khi ăn tỏi sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Bởi, trong tỏi có nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho xương khớp như: vitamin B6, vitamin C, mangan, kẽm… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ thường có nguy cơ gặp các bệnh về xương khớp nhiều hơn nam giới. Vì thế, các chị em hãy duy trì thói quen ăn tỏi mỗi ngày để nâng cao sức khỏe nhé!
1.7. Phòng ngừa ung thư
Tìm hiểu tác dụng phòng ngừa ung thư sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc củ tỏi trị bệnh gì. Cụ thể, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỏi đóng góp vai trò quan trọng trong việc ức chế quá trình nitrat bị biến đổi thành nitrite. Đồng thời, đây cũng là thực phẩm ngăn cản sự hình thành nitrosamine (hợp chất gây ung thư cho cơ thể).
Bên cạnh đó, các hợp chất S-allystein, Ajoene, Diallyl Disulphide có trong củ tỏi sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u ung thư. Đặc biệt là kiểm soát sự phát triển của các bệnh ung thư vú, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư gan… Vì thế với những bệnh đang điều trị bệnh ung thư bằng xạ trị, hóa trị,… có thể kết hợp bổ sung thêm các thực phẩm ngăn ngừa ung thư này nhé!
1.8. Làm đẹp da
Các loại vitamin B, B1 và E có trong tỏi có tác dụng tăng sức đàn hồi, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa da, làm trắng da, chống rụng tóc, trị mụn… Bạn có thể kết hợp tỏi cùng các thành phần khác như giấm, muối, mật ong… để làm đẹp hàng ngày.
1.9. Giúp bà bầu có thai kỳ an toàn
Như đã nói ở trên, tỏi có tác dụng tăng sức đề kháng. Đây là yếu tố quan trọng, đặc biệt tốt cho sức khỏe của bà bầu. Bởi phụ nữ mang thai thường có sức đề kháng kém, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Chính vì thế để góp phần có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn mẹ bầu hãy thường xuyên bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày của mình nhé!
2. Hướng dẫn cách ăn tỏi sống
Xem thêm : Giá gà thịt gà lương phượng – Cung cấp gà
Để phát huy tối đa công dụng của củ tỏi, việc áp dụng đúng cách ăn tỏi sống rất quan trọng. Theo đó, cách ăn tỏi sống đúng cách như sau:
- Nên băm nhuyễn tỏi và để trong không khí từ 10 đến 15 phút mới được ăn. Nếu đem tỏi đi nấu luôn sẽ làm mất tác dụng của enzyme.
- Không ăn tỏi lúc đói vì dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là những người bị viêm loét dạ dày.
- Những người có thị lực yếu, mắt cận nên hạn chế ăn tỏi. Vì nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ dễ bị viêm kết mạc ở mắt.
- Những người thường xuyên bị tiêu chảy nên hạn chế ăn tỏi để tránh tình trạng bị phù nề, nghẽn mạch máu.
- Tuyệt đối không ăn tỏi cùng với các loại thực phẩm khác như: trứng, thịt chó, cá trắm, thịt gà…
- Những người đang điều trị bệnh bằng các loại thuốc chống đông máu không ăn tỏi dễ gây ra các tác dụng phụ.
- Sau khi ăn tỏi hãy sử dụng nước trà xanh, kẹo cao su, cà phê không đường hoặc uống sữa bò để loại bỏ mùi hôi trong miệng.
Tại các hệ thống siêu thị VinMart có cung cấp rất nhiều loại tỏi tươi sống tốt cho sức khỏe. Bạn có thể mua tỏi sống tại đây và trải nghiệm tính năng Scan & Go trên app VinID để mua hàng từ xa, thanh toán nhanh chóng với chi phí tiết kiệm nhất. Đừng quên tải ngay ứng dụng VinID về máy và khám phá bạn nhé!
Tải ngay app VinID thôi!
Với những thông tin hữu ích có trong bài viết hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc củ tỏi trị bệnh gì. Những thành phần dinh dưỡng có trong tỏi rất tốt cho sức khỏe, làn da. Vì thế, hãy thường xuyên ăn tỏi để bảo vệ và nâng cao sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết liên quan:
Công dụng của tỏi đen là gì? Hướng dẫn ăn tỏi đen đúng cách
Nước cam mật ong có tác dụng gì? Nên uống lúc nào để giảm cân phòng bệnh
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức