Vịt cỏ được xếp vào dạng hàng hiếm chiếm số lượng lớn tại Việt Nam. Bà con hay gọi giống vịt này bằng nhiều cái tên khác như vịt đàn, vịt tàu. Đây là giống vịt được nuôi đại trà và khá lâu đời ở mọi miền Tổ Quốc. Cùng Bác sĩ Nông nghiệp tìm hiểu giống vịt cỏ – nguồn gốc, đặc tính sinh học và các bệnh thường gặp trong bài viết này.
1. Xuất xứ của giống vịt cỏ
Nguồn gốc của giống vịt cỏ bắt nguồn từ giống vịt trời của Việt Nam, thuộc loại vịt nhà. Tỷ lệ phân bổ lên tới 85% và chủ yếu ở vùng lúa nước. Đồng bằng Bắc Bộ và ven biển các tỉnh miền Trung là nơi có số lượng vịt loại này lớn nhất. Con số này ở các tỉnh phía Nam dường như nhỏ hơn rất nhiều.
Bạn đang xem: Giống vịt cỏ-nguồn gốc, đặc tính sinh học và các bệnh thường gặp
Trải qua quá trình dài thuần hoá, giống vịt trời chuyển hóa thành vịt cỏ. Chúng ưu thích lối sống chăn thả tự nhiên hơn so với nhốt chuồng. Trong quá trình nuôi không chọn lọc nên vịt cỏ dần bị pha trộn thành nhiều giống tương tự.
Giống vịt cỏ có xuất xứ từ Việt Nam (Ảnh: Sưu tầm)
2. Đặc điểm sinh học của vịt cỏ
Giống vịt cỏ có đặc điểm sinh học khá dễ nhận biết với hình dáng thon gọn. Dưới đây là chia sẻ về một số những điểm nổi bật của loài vịt này.
Hình dáng bên ngoài nhỏ nhắn
Giống vịt cỏ rất đa dạng về màu sắc lông nhưng chủ yếu có màu vàng, xanh, đen nhạt. Chính sự lai tạo trong quá trình nuôi khiến màu lông có sự khác biệt. Đầu vịt thanh, đôi mắt sáng, nhanh nhẹn, mỏ màu vàng vừa dài vừa dẹt.
Xem thêm : Cách nhận biết trứng ấp hỏng đơn giản chuẩn xác nhất
Một đặc tính để nhận biết vịt cỏ nữa là cổ dài, ngực nhỏ, mình thon. Về chân thì có phần dài hơn tổng thể, màu vàng, nâu hoặc đen. Cách mà vịt đi nhanh nhẹn, giỏi tìm thức ăn nên khả năng sống sót và thích nghi cao. Tập tính sống bầy đàn nên thích hợp lối nuôi kiểu chăn thả tự nhiên.
Thớ thịt ngon, năng suất trứng cao
Khả năng sinh sản của vịt cỏ rất tốt (Ảnh: Sưu tầm)
Vịt con mới nở sẽ đạt trọng lượng khoảng 42g và nặng từ 1.5-1.6 kg khi trưởng thành. Cân nặng khá bé nhưng chất lượng thịt thuộc loại hảo hạng. Tỷ lệ thịt chiếm 50%, xương 15-16% trong giai đoạn chéo cánh.
Khả năng sinh sản của vịt được đánh giá ở mức cao. 20-21 tuần là giai đoạn sinh sản mạnh nhất với trung bình 150-250 quả/năm. Với môi trường chăm sóc ưu việt, trứng có thể đạt tới 70g và nhiều lòng đỏ, ít lòng trắng. Trứng của giống vịt cỏ này có hàm lượng chất dinh dưỡng cao với đủ đạm, chất béo, men.
Khả năng thích ứng tốt
Do thích ứng mọi điều kiện thời tiết nên vịt cỏ được nuôi ở khắp nơi. Sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới căn bản không làm khó được loại vịt này. Đặc điểm này khiến nhiều chuyên gia chọn vịt cỏ để lai giống có năng suất cao hơn bình thường.
Sống theo đàn, lưu động, giỏi kiếm mồi, chịu đựng được khó khăn nên vịt cỏ rất dễ nuôi. Bà con không cần lo bệnh tật vì khả năng chống chịu của chúng rất tốt. Hai hình thức nuôi được áp dụng phổ biến là nuôi cạn và thả đồng.
3. Bệnh lý phổ biến ở vịt cỏ
Xem thêm : Cách đánh tiết canh thỏ tiêu chuẩn vừa đông vừa ngon
Bệnh viêm gan virus ở vịt (Ảnh: Sưu tầm)
Dù cho giống vịt cỏ thích nghi cao thế nào thì cũng sẽ không tránh khỏi bị bệnh. Có rất nhiều bệnh hay gặp ở vịt trong quá trình chăn thả. Tên một số bệnh tiêu biểu có thể kể đến như: dịch tả, viêm gan virus, tụ cầu trùng, nấm phổi…
Để đảm bảo sức khỏe cho đàn vịt, điều cần thiết là phải đảm bảo chất lượng sống tiêu chuẩn. Thường xuyên quan sát để sớm phát hiện ổ bệnh nếu có để hạn chế lây lan. Nếu được thì bà con phun khử trùng cho vịt thường xuyên để phòng bệnh.
Lưu ý nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh trên bất kỳ cá thể nào, người nuôi cần cách ly ngay. Sau đó, tiến hành rà soát toàn bộ và lọc ra những con có dấu hiệu bị lây nhiễm. Xác chết vịt cỏ thì nên đốt tiêu huỷ thay vì chôn.
Nhìn chung, loại vịt này khá dễ để người nuôi chăm sóc và mang lại mức lợi nhuận mong muốn. Với những thông tin trên, có lẽ bà con đã hình dung cơ bản về giống vịt cỏ. Hy vọng những chia sẻ này là hành trang hữu ích cho người nông dân trước khi đưa ra quyết định nuôi.
>>> Xem thêm: Giống Gà Hồ – Nguồn gốc, đặc điểm và tập tính
Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp.
– Thông tin tham khảo được Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức