Chăn nuôi gà là một hình thức làm giàu phổ biến của nhà nông, gà có thể nuôi để lấy thịt hoặc lấy trứng. Vậy nuôi gà đẻ trứng như thế nào cho hiệu quả đang là vấn đề được bà con nông dân rất quan tâm hiện nay, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua hai bài viết.
Những lưu ý trong chăn nuôi gà đẻ trứng nhiều, năng suất cao
Để nuôi gà đẻ trứng nhiều và tạo năng suất cao cho bà con, bạn đừng quên từ những điều đơn giản nhất như chế độ dinh dưỡng, kích thích hocmon…
Bạn đang xem: Kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng – mang lại hiệu quả kinh tế cao
– Kích thích hocmon
Đây là biện pháp cách chuyên gia khuyên bà con nên áp dụng để giúp gà đẻ nhiều trứng hơn. Cách thức đơn giản và dễ thực hiện, đó chính là cho gà phơi nắng từ 12 – 14 giờ và thực hiện điều này liên tục trong 3 tuần sẽ giúp cho gà kích thích đẻ nhiều trứng hơn.
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý
Gà được bổ sung dinh dưỡng qua các loại thức ăn sẽ giúp cho gà phát triển tốt và đẻ nhiều hơn. Nếu gà quá ốm, chúng sẽ không có sức để để, còn đối với những chú gà quá mập thì lớp mỡ sẽ lất át buồng trứng, cũng khiến gà không thể đẻ nhiều được.
– Bổ sung canxi cho gà là việc làm cần thiết
Bạn cần quan sát thật chi tiết, nếu trứng mỏng chúng sẽ đẻ non, điều này làm giảm chất lượng của trứng và năng suất chung, do vậy cần bổ sung thêm canxi cho gà qua thức ăn cho gà.
I. Chuẩn bị chuồng trại và dụng cụ nuôi.
1. Chuồng gà :
Chuồng nuôi gà đẻ trứng công nghiệp được thiết kế rất đặc biệt gồm các lồng sắt kích thước khoảng 1,2 x 0,65 x 0,38 mét tương ứng với chiều dài, rộng, cao.
Một lồng như thế này có thể nuôi 12 con hoặc từ lồng đó bạn ngăn ra làm các lồng đơn chỉ để cho chúng ăn ngủ nghỉ vệ sinh một chỗ, như vậy sẽ kiểm soát được năng suất từng con một, lồng được thiết kế đặc biệt có ngăn để trứng rơi ra riêng và ngăn hứng phân riêng.
Chuồng à phải được che kín bằng rèm che. Khi làm chuồng gà phải phải tham khảo các mẫu chuồng phổ biến hiện nay để dễ dàng trong công việc vệ sinh và lấy trứng.
2. Dụng cụ ăn uống:
Mỗi lồng gà có một máng ăn và máng nước riêng, mỗi ngăn gà một máng nước ở trên và mỗi lồng một máng thức ăn dài bằng với chiều dài lồng đặt phía dưới và đều ở bên ngoài lồng khi ăn gà sẽ thò cổ ra ngoài để ăn.
3. Vệ sinh chuồng và dụng cụi nuôi:
Xem thêm : Thức ăn của tắc kè – Cách nuôi tắc kè đầy đủ nhất từ A-Z
Bỏ rèm che cũ, hoặc mang ra ngoài giặt bằng xà phòng cho sạch và phơi dưới nắng to cho khô hẳn rồi đem lắp lại.
Rửa toàn bộ chuồng và máng ăn bằng nước sạch để khô ráo rồi phun thuốc sát trùng toàn bộ tường của chuồng, lồng, máng ăn, máng uống, diện tích xung quanh chuồng bằng thuốc sát trùng Con Cò, hoặc formol 2% liều lượng 1lít/m2. Để chuồng trong khoảng 1-2 tuần sau khi sát khuẩn mới được nuôi.
II. Con Giống
1. Hướng dẫn chọn giống.
Đây là bước đầu tiên trong kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng công nghiệp và là bước quan trọng tiên quyết khi chăn nuôi. Việc chọn giống tốt sẽ khiến cho công việc chăn nuôi của bạn trở nên dễ dàng và gặp nhiều thuận lợi hơn.
Nếu chọn giống không tốt sẽ khiến cho việc chăn nuôi của bạn khó khăn hơn và có thể dẫn đến thất bại.
+ Cách thứ nhất khi chọn giống có thể chọn mua gà từ nhỏ, nuôi úm để ít tốn chi phí hơn một chút, mặc dù phải đối mặt khả năng gà chết sớm vì sức đề kháng của con non sẽ yếu.
+ Cách thứ hai là mua gà phân phối. Nên chọn con trên 1kg, vì đây là thời điểm gà có sức đề kháng mạnh, tăng cân nhanh và cho trứng nhanh. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các nhà phân phối giống gà siêu trứng uy tín sẽ tốn ít thời gian cho các bạn hơn khi lựa chọn.
Bởi vì những nhà phân phối uy tín đã được nhiều bà con tin tưởng và đánh giá cao nên giống gà của họ sẽ đạt tiêu chuẩn hơn và khỏe mạnh hơn.
2. Các chú ý khi cho ăn, uống
Cho gà uống nước phải chú ý quy tắc đặc biệt. Ngày đầu thả gà vào úm phải đảm bảo gà uống đủ lượng nước có hoà tan đường glucoza liều 10g/lít kèm vitamin C 1g/lít, sau đó mới cho gà ăn.
Cho gà ăn đầy đủ, giai đoạn đẻ trứng cần chú ý tập trung rải thức ăn đều và mật độ dày hơn. Có thể dùng thức ăn đậm đặc hoặc tìm trên các web mua bán những loại thức ăn hỗn hợp bán ngoài thị trường.
– Những quy định về chăm sóc khác: Tùy vào giai đoạn phát triển của gà, bạn phải chú ý từ việc sưởi ấm, úm gà, chăm sóc gà đẻ, và cả việc cắt mỏ gà…..
– Nguyên tắc trong chăn nuôi gà: Khi thay lứa gà mới bạn cần phải thay theo nguyên tắc không để gà cũ vào đàn gà mới. Đó là cách bảo đảm cho dịch bệnh không lây từ đàn nọ sang đàn kia, khi thay gà cũng cần phải vệ sinh hoàn toàn sạch sẽ cách đồ dùng hay công cụ chăn nuôi của đàn cũ.
Hạn chế người vào thăm gà đặc biệt là người ốm để tránh lây các dịch bệnh hay vi khuẩn vào trang trại. Chú ý theo dõi quy trình phòng bệnh cho gà để tránh những dịch bệnh đáng tiếc xảy ra trong trang trại.
III. Nuôi gà hậu bị (nuôi gà con cho đến trước khi đẻ)
Giai đoạn gà hậu bị là giai đoạn từ 1 tuần tuổi đến 20 tuần tuổi hay đến khi gà bắt đầu đẻ. Giai đoạn này cần chăm sóc đúng kỹ thuật để gà đẻ nhiều và chất lượng trứng tốt. Chế độ ăn khu nuôi phải đạt theo tỉ trọng quy định, chế dộ chiếu sáng phù hợp để gà đẻ đúng thời điểm.
1. Chế độ ăn:
Xem thêm : Thời gian nuôi 1 lứa lợn thịt bao lâu thì xuất chuồng?
Khẩu phần ăn nên dùng là cám Con Cò C25 hoặc thức ăn hỗn hợp Con Cò C26 + C27 dùng cho gà hậu bị. Cách thức cho ăn như sau:
+ Gà dưới 9 tuần tuổi: dùng cám con cò C26 hoặc đậm đặc C25. Đối với cám đậm đặc C25, pha 30 kg C25, 55kg ngô xay, 10 kg tấm, 5kg cám gạo trộn với nhau làm thức ăn cho gà con, sau giai đoạn này gà phải đjat 0..7-0.75kg 1 con.
+ Gà 10-20 tuần tuổi: Chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo sự đồng đều thể trọng gà. Nên việc cho ăn cần chú ý rải đều thức ăn trên máng ăn để con nào cũng được ăn như nhau.
Thức ăn dùng cho gà giai đoạn này là cấm hỗn hợp Con Cò C27 hoặc cám đậm đặc Con Cò C25. Trường hợp dùng cám đậm đặc C25 nên pha theo tỉ lệ sau: 26 kg C25 , 34Kg ngô, 25Kg thóc xay, 15kg cám gạo trộn đều được 100kg thức ăn.
Sau mỗi tuần nuôi cần tiếng hành kiểm tra sự tăng trưởng của gà, phải đạt 85g/con/ ngày.
2. Đầu tư chuồng trại và trang thiết bị.
Khi chăn nuôi theo mô hình trang trại thì cách làm chuồng gà phải được nắm rõ và phải sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để chăn nuôi. Trong mô hình nuôi gà đẻ trứng công nghiệp thì chuồng trại phải đảm bảo đủ các trang thiết bị chuyên dụng cho chăn nuôi như sau:
Trang thiết bị cơ sở: nguyên liệu, vật dụng làm nhà, mái che, chuồng gà…Trang thiết bị ăn uống, lấy trứng: gồm khay ăn, khay uống và khay đẻ trứng:
Hệ thống đèn chiếu sáng chuyên dụng, cân nặng kiểm tra trọng lượng gà, hệ thống làm phòng úm gà bảo đảm nhiệt độ cao lên tới 300 độ C…
Bên cạnh việc đầu tư thiết bị, bạn cũng nên đồng thời hỏi nhà cung cấp một số kinh nghiệm sử dụng máy móc cũng như kinh nghiệm áp dụng vào từng công việc cụ thể.
3. Nắm rõ kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng công nghiệp.
Việc phải nắm rõ kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng công nghiệp là quan trọng hàng đầu trong kinh doanh mô hình trang trại nuôi gà nói chung và nuôi gà đẻ trứng nói riêng. Chỉ cần bỏ sót một vài chi tiết, hiệu quả sẽ không thể đạt như mong muốn.
Việc nắm bắt kỹ thuật nuôi bạn cần phải học hỏi từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và tích lũy lâu dài mới có thể có đủ kinh nghiệm cho việc chăn nuôi của mình.
Dễ nhất là các bạn lên các bài báo, bài viết trên internet để tìm hiểu cách chăn nuôi và những lưu ý để tránh được những thiệt hại cho bản thân.
Nguồn: traigiongthuha ; happyviet.vn
Bạn có thể tham khảo thêm phần mềm chăm sóc khách hàng NextX CRM trong nền tảng NextX giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa trong kinh doanh.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức