Gà Đông tảo hiện đang là một trong những giống gà nổi tiếng nhất hiện nay trong giới chăn nuôi gia cầm bởi giá trị kinh tế rất lớn. Với trang trại 1.000 gà mỗi năm đưa về thu nhập lên đến trên 700 triệu đồng. Tuy nhiên, khi phát triển mô hình nuôi gà Đông tảo, bên cạnh những quy trình kĩ thuật nuôi gà bà con cần chú ý đến nguồn thức ăn cho gà Đông tảo, cũng như cách cho gà Đông tảo ăn theo từng giai đoạn được đề cập ngay dưới đây.
I. Thức ăn cho gà Đông Tảo theo độ tuổi
Thức ăn chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến sự phát triển của gà Đông tảo. Tùy theo từng giai đoạn cụ thể mà gà cần những nguồn thức ăn khác nhau, cụ thể:
1. Gà con 1 ngày – 2 tháng tuổi
Giai đoạn này gà còn rất nhỏ, hệ tiêu hóa còn yếu, cũng là lúc gà cần nhiều tinh bột nhất để phát triển cơ thể. Vì thế bà con nên chọn nguồn thức ăn giàu tinh bột, dễ sơ chế của ngành nông nghiệp cho gà ăn. Những thức ăn như cám trộn với cơm, gạo tấm hoặc bắp nghiền, lúa xay nhỏ,…sẽ cung cấp đủ khoáng và dưỡng chất cần thiết cho gà.
Giai đoạn này gà con nhỏ nên mỗi ngày bà con chỉ cho gà ăn trung bình mỗi con 20 – 40gr thức ăn, để thức ăn vào máng ăn cho gà. Cứ mỗi ngày thay thức ăn một lần.
Xem thêm : BỆNH ĐẬU GÀ
Mặt khác, bà con cần phải luôn đảm bảo đủ nước uống cho gà. Trong nước cần pha thêm đường Glucozo và Vitamin theo tỉ lệ 10ml/lít.
2. Từ 2 – 6 tháng tuổi
Gà ở giai đoạn này phát triển rất mạnh về hệ xương, lông tơ và các bắp cơ của cơ thể, đặc biệt là đôi chân cho nên cần rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là Canxi và chất xơ để phát triển hệ xương. Bà con có thể xắt và băm nhỏ thân cây chuối, trộn cùng với thóc, bột ngô hoặc trộn thân cây bèo tây băm nhỏ với thóc nguyên hạt cho gà ăn.
Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung dần dần các loại cám, bột dạng viên của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, khi sử dụng cám viên bà con chỉ nên trộn cùng rau, chuối rồi cho gà ăn đan xen để giúp gà tăng cân nhanh, phát triển đều, cân bằng dinh dưỡng.
Bà con cần lưu ý, giai đoạn này gà ăn rất khỏe, mỗi con trung bình mỗi ngày cần 50 – 55gr thức ăn. Bà con cho thức ăn vào đầy máng ăn hình trụ của gà (bình quân 20 – 25 con/máng). Mỗi ngày kiểm tra hai lần sáng, chiều nếu thức ăn hết thì bổ sung thêm thức ăn.
3. Từ 6 – 10 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, bà con cần dựa vào mục đích chăn nuôi của mình để lựa chọn thức ăn phù hợp cho gà.
Xem thêm : Tại sao gà đẻ trứng hàng ngày? Tổ tiên của loài gà có thực sự là khủng long?
Đối với gà nuôi lấy thịt: cần tăng cường tinh bột và bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau băm nhỏ để thịt gà săn, chắc, ngon. Tuy nhiên, do gà đã lớn nên bà con có thể ngâm thóc hoặc ngô trong nước để hạt nở ra, mềm hơn cho gà dễ tiêu hóa.
Đối với gà nuôi đẻ trứng: cần tăng cường các thức ăn giàu chất xơ, Canxi, đặc biệt là rau mầm (giá đỗ) để thúc đẩy cơ quan sinh sản phát triển. Ngoài ra, bà con nên ủ sâu canxi (còn gọi là nhộng hoặc ruồi lính đen) cho gà ăn để bổ sung nguồn dinh dưỡng tự nhiên thay vì nguồn thức ăn từ công nghiệp. Đồng thời giúp gà đẻ trứng có chất lượng cao hơn trong tương lai.
Còn nếu bà con quá lạm dụng thức ăn công nghiệp gà sẽ dễ mắc bệnh trĩ, không thể sinh sản được, hoặc nếu được thì sản lượng cũng vô cùng thấp.
4. Trên 10 tháng tuổi
Với gà Đông tảo trên 10 tháng tuổi, bà con sẽ thoải mái hơn trong khâu chăm sóc gà, bởi lẽ lúc này gà đã phát triển mạnh toàn bộ cơ thể. Bà con có thể cho gà ăn đan xen gạo, thóc, lúa, bột ngô, chuối, rau,…hoặc cám viên, sâu canxi, rau mầm,…tùy từng ngày mà không cần lo sẽ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi. Nếu được chăm sóc tốt mỗi gà Đông tảo có thể nặng từ 5 – 6 kg.
Mặt khác, dù ở độ tuổi nào bà con cũng cần cung cấ đủ nước cho gà, hòa thêm đường và vitamin vào nước để tăng sức đề kháng cho gà.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức