Loài gà quý hiếm
Giống gà mặt quỷ (hay còn được gọi là Ayam Cemani) đã từng “làm mưa làm gió” tại nhiều thị trường vì có mức giá đắt đỏ, từng có thời kì được rao bán ở Mỹ với giá 4.999 USD (khoảng hơn 100 triệu đồng) 1 cặp vì mức độ quý hiếm. Đầu gà nhỏ, mắt dẹt, đen tuyền trông dữ dằn nên được gọi là mặt quỷ. Truyền thông Mỹ từng gọi gà mặt quỷ là “Lamborghini của nhóm gia cầm” vì giá quá đắt.
Bạn đang xem: Cơn sốt gà đen mặt quỷ trong giới đại gia: Từng có giá 100 triệu/cặp, thuần hóa khó khăn – Nông dân Việt "cứ nuôi là chết"
Đây là giống gà có nguồn gốc tại Indonesia, nổi tiếng vì ngoại hình như quái vật trong phim kinh dị với màu đen phủ kín toàn thân, từ nội tạng, thịt cho tới lưỡi lẫn mào gà. Dù có vẻ ngoài đáng sợ và giá đắt như vậy nhưng không ít người muốn mua gà về để làm cảnh hoặc để thưởng thức hương vị lạ lùng của chúng.
Theo Business Insider, giống gà này được đặt tên theo ngôi làng Cemani ở miền trung Java. Có một cách lí giải khác là Ayam nghĩa là gà còn Cemani nghĩa là đen hoàn toàn. Màu đen của gà là đặc điểm di truyền được gọi là “đột biến fibromelanosis”, tức là đột biến khiến sinh vật phát triển mạnh các sắc tố đen, thường xuất hiện ở một số giống chim và gia cầm.
Xem thêm : Hướng dẫn kỹ thuật tập lực cho gà chọi tốt nhất
Những nhà sưu tập động vật tại Mỹ thường muốn “săn” gà mặt quỷ bởi họ cho rằng đây là loài có vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo và nhất là khó kiếm. Tại châu Á, gà mặt quỷ được nhiều nơi sử dụng vì “thịt đen của gà có ma thuật”, bổ dưỡng và được dùng trong nhiều nghi lễ tâm linh. Các tài liệu ghi lại cho thấy gà mặt quỷ đã được nuôi trên đảo Java từ thế kỷ 12, chúng thường được coi là “gà thượng lưu” vì màu đen của gà được cho là sẽ mang lại sức mạnh và sự giàu có.
Nhân giống gà tại Việt Nam
Giống gà này đã được nông dân Việt Nam nhập về thuần hóa trong những năm gần đây. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, giá gà mặt quỷ đã “mềm” hơn rất nhiều so với trước đây. Theo báo Nông nghiệp Việt Nam, thời điểm ban đầu, một số hộ dân ở Quảng Ninh đã nhập gà mặt quỷ về nuôi nhưng thường thất bại do không có kinh nghiệm.
Cụ thể, gà mặt quỷ có xuất xứ từ khí hậu nóng ở Indonesia, khi mang về Việt Nam không hợp thời tiết nên dễ bệnh chết. Sau mỗi lần như vậy, các hộ dân lại phải nhập thêm gà để nuôi từ đầu. Chưa kể, quá trình nhân giống rất khó, số lượng trứng nở chỉ đạt từ 30-40%, còn đâu trứng đều bị hỏng. Chính vì tỉ lệ hao hụt cao nên ít người “liều” nuôi và nhân giống gà mặt quỷ.
Dù vậy, nhờ kiên trì tìm hiểu, giống gà này hiện đã thuần hơn, quen với khí hậu nên gà rất khỏe. Theo chia sẻ của các hộ dân, gà sau khi nuôi từ 7 đến 8 tháng là có thể xuất bán thương phẩm, trọng lượng từ 1,7kg đến 2kg/con. Gà nuôi khoảng 6 tháng đã bắt đầu sinh sản, trứng cũng được bán với giá cao.
Xem thêm : Cách nhận biết gà ri chuẩn cho các mẹ khi đi chợ
Được biết, để sở hữu gà mặt quỷ tại Việt Nam, người mua sẽ phải bỏ ra khoản tiền cao hơn giống gà bình thường. Giá gà thương phẩm ở mức 2 triệu đồng/con, gà giống thì vài trăm nghìn đồng tùy loại. Do giá gà vẫn cao nên chúng thường được tiêu thụ tại các nhà hàng sang trọng, được mua về biếu hoặc làm quà tặng.
Gà mái đẻ khoảng 60 đến 80 quả trứng màu kem trong năm đầu tiên, sau đó có thể tăng lên 60-120 quả. Kích thước trứng khác nhau tùy theo giống và sắc thái của màu gà. Một chu kỳ đẻ thông thường kéo dài khoảng 20 đến 30 quả trứng, sau đó gà mái sẽ ngừng đẻ từ 3 đến 6 tháng, chúng không đẻ liên tục.
Do độc đáo và có lợi về mặt kinh tế nên mô hình nuôi gà mặt quỷ được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển. Tuy nhiên, các cơ quan chuyên môn vẫn cần thêm đánh giá về tính hiệu quả bởi đây là mô hình còn rất mới, ít người làm được. Gà có thể chịu được nhiều loại thời tiết, tuy nhiên phù hợp nhất vẫn là môi trường nóng. Nếu nuôi gà ở vùng lạnh thì cần chuồng trại giữ nhiệt để bảo vệ sức khỏe của đàn gà.
Những người đã từng ăn gà mặt quỷ cho biết thịt gà săn chắc, thơm ngon, ít chất béo, chứa hàm lượng sắt cao và chống oxi hóa, giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh.
Theo Tất Đạt
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức