Nhiều năm nay, người chăn nuôi vẫn áp dụng nuôi vịt theo truyền thống như nuôi nhốt, nuôi thả đồng theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, xây dựng chuồng trại tạm bợ ở những vị trí không an toàn, không đúng với yêu cầu kỹ thuật… hơn nữa, người dân chỉ biết độc canh về cây lúa chưa biết nuôi xen con vịt trên cùng đồng ruộng, họ thường chỉ chăn thả vịt trên đồng khi đã thu hoạch xong lúa nhằm tận thu lượng lúa rơi vãi và cua, ốc. Việc chăn thả như thế sẽ tốn nhiều công quản lý, chăm sóc và chỉ tận dụng được trong giai đoạn ngắn, năng suất thường đạt thấp, không hiệu quả, đặc biệt là dễ gây ô nhiễm môi trường, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cho đàn vịt và dịch bệnh dễ phát triển. <?xml:namespace prefix=”o” ns=”urn:schemas-microsoft-com:office:office” ? ?>
Nhằm hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi vịt kiểu nuôi nhốt, thả rông như trước đây, giải pháp chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học, thân thiện với môi trường là một trong những giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững hiện đang được ngành chăn nuôi khuyến cáo phổ biến áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt rất thích hợp với điều kiện sản xuất lúa tập trung như tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Với cách chăn nuôi này sẽ giúp cho người nông dân tận dụng được những phụ phẩm rơi vãi trong sản xuất nông nghiệp và cua ốc có sẵn trên kênh mương, trên đồng ruộng, đồng thời hạn chế tối đa dịch bệnh đảm bảo tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bạn đang xem: Lợi ích trong chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường
Những ưu thế vượt trội của giải pháp có thể tóm tắt như sau:
Ưu điểm:
– Dễ quản lý dịch bệnh, đặc biệt là cúm gia cầm H5N1. Đàn vịt phải được tiêm phòng đầy đủ, được quản lý trong phạm vi đồng ruộng.
Xem thêm : Gà Serama
– Đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp: Trên một diện tích đồng ruộng từ trước tới nay chỉ thu 1 sản phẩm độc canh là lúa thì nay thu thêm loại sản phẩm nữa là vịt. Đặc biệt, ở những vùng phèn, mặn chỉ trồng được 1 vụ lúa bấp bênh nay có thể thu hoạch thêm sản phẩm vịt tăng thêm thu nhập. Đồng thời cải tạo được đồng ruộng, tăng độ phì nhiêu cho đất để trồng lúa vụ sau.
– Tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân: Kết hợp chăn nuôi vịt trong ruộng lúa làm tăng hiệu quả kinh tế từ 3 – 5 lần so với độc canh cây lúa. Giảm sự hao hụt đầu con và chi phí nhân công so với nuôi vịt chạy đồng.
– Giảm được phân hóa học và thuốc trừ sâu: Do vịt chăn thả trên ruộng lúa, chúng thường xuyên thải ra lượng phân hữu cơ làm phân bón rất tốt cho lúa, đồng thời vịt còn ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa.
– Điều đáng quan tâm là khi chúng ta chăn thả vịt trên đồng ruộng nó sẽ ăn các loại côn trùng và sâu, rầy hại lúa. Khi vịt mò cua, ốc trên đồng ruộng chúng sẽ sục bùn làm cho bộ rễ thông thoáng và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng. Mặt khác, việc bơi lội, sục bùn trên đồng ruộng còn hạn chế tối đa dịch bệnh trên cây lúa, đặc biệt là bệnh vàng lùn và lùn xoán lá, bệnh ngộ độc hữu cơ do môi trường đất yếm khí…
Tuy nhiên, do vịt là loài thủy cầm có tính bơi lội dưới nước và tìm bắt mồi trong đồng, ruộng để làm thức ăn, và cũng do vịt có thói quen ăn xong là bơi lội và rỉa lông, vịt thường uống nước ngay nơi tắm và bơi lội, nên vấn đề được đặt ra là yêu cầu môi trường nước trên đồng ruộng đang chăn thả vịt phải sạch, không bị nhiễm bẩn, đặc biệt là không bị ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu.
Về hướng lâu dài:
Xem thêm : Sung hay Xung? Khi nào dùng từ nào? Bổ sung hay Bổ xung?
– Củng cố phát triển gia cầm theo hướng chăn nuôi bền vững.
– Khống chế dập tắt dịch bệnh xảy ra trên đàn gia cầm, thuỷ cầm, tạo môi trường chăn nuôi an toàn cho con người và gia súc gia cầm.
– Hạn chế sự lây lan dịch bệnh giữa gia cầm và con người.
– Tạo ra sản phẩm gia cầm sạch an toàn cho người tiêu dùng. Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
– Hướng tới môi trường sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững, mang lại cho cộng đồng môi trường sống lành mạnh.
Với những ưu thế vượt trội kể trên, hy vọng rằng mô hình “Chăn nuôi vịt trong ruộng lúa theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường” – một mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, góp phần tăng năng suất lúa, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, giúp hạn chế dịch bệnh, cải thiện môi trường – sẽ được các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh quan tâm áp dụng.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức