Khướu được xem là một trong những loại chim cảnh hót hay bậc nhất được nhiều người nuôi chim cảnh yêu thích. Những chú khướu có giọng hót trong trẻo, vang xa luôn khiến người yêu chim trầm trồ. Nuôi chim khướu để thi đấu, ngoài hình dáng, điệu bộ chim thì giọng hót của chim được nhiều người nuôi quan tâm hơn cả.
Hình dáng bên ngoài và điệu bộ của chim được xem là những yếu tố bẩm sinh mà người nuôi chim không quyết định được. Riêng đối với giọng hót của chim, để chim hót hay, siêng hót, người nuôi hoàn toàn có thể luyện cho chim. Kiến thức nông nghiệp xin chia sẻ đến bà con một số phương pháp luyện khướu hót hay, siêng hót được cập nhật trong bài viết sau:
Bạn đang xem: Phương pháp luyện khướu hót hay, siêng hót cho người mới bắt đầu
1. Các cách luyện chim khướu hót
Ngoài việc được mệnh danh là một trong những loài chim hót hay nhất, chim khướu còn có thể nhại lại giọng các giống chim khác như chào mào, chim khuyên, chim họa mi,… Để khướu có được giọng hót hay, ngoài năng khiếu bẩm sinh, còn cần đến rất nhiều công huấn luyện từ chủ. Một phương pháp huấn luyện đúng cách, bài bản sẽ giúp khướu của bạn có được giọng hót hay, hót khỏe.
Để luyện khướu hót, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
-
Cho Khướu mái thúc:
Vào thời kỳ căng lửa của khướu trống, bạn có thể dùng khướu mái để thúc chim trống, nhằm giúp chim trống hót sung và hót hay hơn. Thông thường, khi nghe tiếng chim mái từ xa, khướu trống đã tỏ ra bồn chồn và cất tiếng hót liên tục, không ngừng nghỉ. Tuy nhiên, đối với cách này, bạn nên áp dụng đúng cách, đúng mức, không nên lạm dụng.
Xem thêm : Trứng gà ấp máy bao nhiêu ngày thì nở, làm sao để trứng nở chuẩn ngày
Áp dụng cách cho khướu mái thúc, bạn tiến hành treo lồng khướu mái ở một nơi khuất tầm nhìn của khướu trống. Khi nghe giọng khướu mái, khướu trống sẽ đáp trả lại. Biện pháp này chỉ nên áp dụng mỗi ngày tầm 15- 20 phút, mỗi tuần từ 1 – 2 lần. Dùng cách này để “nhử” khướu trống sẽ giúp khướu yêu đời hơn, hót sung hơn, siêng hót và hót hay hơn.
-
Năng tập dượt chim:
Có nhiều con khướu khi hót ở nhà thì rất hăng, siêng hót nhưng đến những hội thi thì tỏ ra nhút nhát, sợ sệt. Điều này có thể là do chim chưa quen với môi trường thi đấu. Vì vậy, tập dượt chim thường xuyên ở các tụ điểm để chim quen với không khí ồn ào, náo nhiệt là cách giúp chim sung hơn, luyện chim hót hay và hót tốt hơn.
Những ngày đầu khi mang chim ra tập dượt, bạn nên treo lồng cách xa với những chú chim khác để khướu làm quen với môi trường xung quanh. Sau đó, bạn treo lồng chim đến gần hơn với những chú khướu yếu lửa hơn nó. Việc này sẽ giúp chim hăng hơn, muốn hót hơn.
Khi nhận thấy chim của bạn đã có vẻ tự tin, bình tĩnh cất giọng hót giữa chốn đông đúc thì bạn có thể treo lồng chim đến cạnh những chú chim sừng sỏ, hót hay, múa giỏi để chúng luyện giọng. Tuy nhiên, những chú chim chưa đủ “trình”, thường sẽ “hăng” lúc đầu sao đó sẽ ngừng hót. Vì vậy, bạn cần quan sát xem phản ứng của chim. Nếu thấy chim tỏ ra sợ hãi thì bạn phải mang lồng chim đi nơi khác. Tránh trường hợp để chim quá sợ, không hót được và phải tập luyện lại từ đầu.
Việc tập dượt cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Tập dượt cần có giờ giấc hợp lý, đúng giờ để chim làm quen, thích nghi. Trong thời kỳ tập luyện, cần có khoảng thời gian cho chim nghỉ ngơi lấy sức.
>>> Xem thêm: Khướu bạc má: nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính cách
Đặt lồng chim mái ở nơi khướu có thể nghe được giọng hót nhưng không nhìn thấy nhằm thúc chim luyện giọng (Ảnh: Sưu tầm)
2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến giọng hót của khướu
Ngoài việc tập luyện cho chim, để chim khướu hót hay, siêng hót, người nuôi cần quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến giọng hót của chim khướu như:
Cách nuôi dưỡng: Muốn cho khướu hót hay, người nuôi cần có cách nuôi dưỡng đúng cách để chim luôn được căng lửa. Chim căng lửa là lúc sung sức nhất. Lúc này, chim thường rất hăng hái, chúng thường cắn mổ lông và hót không ngơi nghỉ. Để chim hót hay, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng cách, cho chim tắm nắng, nghỉ ngơi và tập luyện đầy đủ để chim luôn khỏe mạnh, sung sức. Nghiên cứu và áp dụng thời gian biểu chính xác cho chim về: giờ phơi nắng, giờ tắm nước, giờ đi dượt, giờ cho chim ngủ…
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Cho khướu ăn đầy đủ chất bổ dưỡng. Chế độ ăn hằng ngày ngoài cám, trái cây không thể thiếu sâu tươi, cào cào. Chế độ ăn cần được cân bằng các chất. Vào từng thời kỳ phát triển của chim, bạn cũng nên có sự thay đổi thực đơn cho phù hợp.
Theo những nghệ nhân nuôi chim lâu năng, việc tập dượt cho chim khướu không hề khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải kiên trì, cẩn thận và có phương pháp đúng. Nếu bạn muốn chim mình hót hay, siêng hót thì có thể áp dụng các cách luyện khướu hót hay được chia sẻ trong bài viết.
>>> Xem thêm: Khướu bị khàn giọng: triệu chứng, nguyên nhân và cách khắc phục
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức