CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH NEWCASTLE
(Niu-cat-xơn hay còn gọi là bệnh gà rù)
Bạn đang xem: CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH NEWCASTLE (Niu-cat-xơn hay còn gọi là bệnh gà rù)
1. Đặc điểm chung
Do virút gây ra.
Là bệnh đặc biệt nguy hiểm ở gà.
Lây lan nhanh, mạnh.
Gây ốm và chết nhiều gà ở mọi lứa tuổi.
Bệnh xảy ra quanh năm, khắp mọi vùng.
Không thể chữa bằng kháng sinh.
Chỉ có thể phòng bệnh bằng vắcxin.
2. Đường lây lan
Qua đường hô hấp và tiêu hoá.
Do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe.
Do bụi, gió và không khí có mầm bệnh.
Do phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
Do dụng cụ chăn nuôi thú y nhiễm mầm bệnh.
Do người chăn nuôi, khách thăm quan đến từ vùng có bệnh.
Do tiếp xúc với động vật, chim hoang dã mang mầm bệnh.
3. Triệu chứng (biểu hiện bên ngoài)
Thời gian ủ bệnh từ 2 – 14 ngày, trên 90% tỷ lệ gà sẽ chết khi mắc bệnh.
Gà ủ rũ, mào thâm, bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, sốt cao, chân lạnh.
Diều trướng, đầy hơi, khó thở, chảy nước mũi, nước dãi.
Tiêu chảy phân loãng, có màu trắng xanh (phân cứt cò).
Gà sống sót để lại di chứng thần kinh, nghẹo cổ, đi vòng quanh, mổ thức ăn không chính xác.
4. Bệnh tích (biểu hiện bên trong)
Xuất huyết ở lỗ huyệt.
Xuất huyết và dịch nhầy ở thanh khí quản (họng).
Xuất huyết và loét ở dạ dày tuyến.
Xuất huyết và loét trên thành ruột.
Xuất huyết ở van hồi manh tràng (ruột thừa, ruột tịt).
Xuất huyết và loét ở dạ dày tuyến (cuống mề)
Xuất huyết và loét trên thành ruột
5. Biện pháp phòng bệnh
Không nên nuôi chung gà các lứa tuổi. Đảm bảo chuồng luôn sạch, thoáng và khô ráo. Thức ăn đủ chất, đủ lượng; nước uống sạch sẽ. Không nhốt chung gà mới mua về với gà khoẻ đang nuôi, cần cách ly nuôi riêng trong vòng 14 ngày.
Thường xuyên quét dọn chuồng trại, thu gom phân rác ủ vào nơi qui định. Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, máng ăn, máng uống, môi trường chăn nuôi 01 -02 lần/tuần bằng các hóa chất như: Benkocid, Han- Iodine, ViA- Iodine…
Biện pháp phòng hữu hiệu nhất là sử dụng vắcxin phòng bệnh cho gà ở các độ tuổi khác nhau:
Vắcxin
Lịch dùng
Cách dùng
Lưu ý
Lasota
Lần đầu: Gà 7 ngày tuổi
Lần hai: Sau lần đầu 3 tuần
– Lọ vắcxin 50 liều pha thêm 5 ml nước cất.
– Nhỏ vào mắt và mũi mỗi con gà 2 giọt.
– Tránh ánh nắng.
– Vắcxin luôn bảo quản lạnh 20C – 80C, khi vận chuyển để trong hộp xốp hoặc phích lạnh có đá.
Xem thêm : Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa thì phải làm sao?
– Vắcxin pha xong phải dùng ngay.
Vắcxin Niucatxơn chịu nhiệt
Lịch dùng như vắcxin Lasota.
Nhỏ vào mắt và mũi mỗi con gà 2 giọt.
– Tránh ánh nắng.
– Bảo quản được ở nhiệt độ trong phòng 1 tuần.
– Vắcxin không cần pha.
Vắcxin Niucátxơn hệ I
Lần 1: Gà 2 tháng tuổi
Cứ sau 4 tháng tiêm nhắc lại
– Lọ vắcxin 20 liều pha thêm 8 ml nước cất.
– Tiêm dưới da sau gáy hoặc dưới da màng cánh mỗi con 0,4ml.
– Tránh ánh nắng.
– Vắcxin luôn bảo quản lạnh 20C – 80C, khi vận chuyển để trong hộp xốp hoặc phích lạnh có đá.
Xem thêm : Cai sữa cho bé mẹ bị căng sữa thì phải làm sao?
– Vắcxin pha xong phải dùng ngay.
– Tiêm cho gà đã được dùng ít nhất 2 lần vắcxin Lasota
Vắcxin vô hoạt nhũ dầu
20 tuần tuổi (gà đẻ trứng)
Tiêm dưới da sau gáy mỗi con 0,5 ml
Tiêm dưới da cổ, ở khoảng cách 1/3 cổ kể từ đầu trử xuống để tránh gà bị sưng đầu sau tiêm.
Khi có bệnh xảy ra:
– Báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở; người nuôi gà ốm không tiếp xúc với đàn gà khác.
– Cách ly đàn gà ốm, không bán chạy gà ốm, không ăn thịt gà ốm, không vứt xác gà chết ra khu vực xung quanh mà phải đốt xác gà chết rồi chôn và rắc vôi bột; thu dọn chất thải, phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và khu vực xung quanh hàng ngày; pha thuốc sát trùng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Rắc vôi bột để cách ly chuồng nuôi với khu vực xung quanh và rắc ở lối ra vào chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức