Trong những bài viết trước Mebipha đã chỉ cho bà con chăn nuôi biết về dấu hiệu heo nái lên giống và thời gian phối giống hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Mebipha sẽ tiếp tục chỉ cho bà con biết những dấu hiệu heo nái mang thai. Hãy theo bài viết đến cùng nhé!
Dấu hiệu nhận biết heo nái đậu thai hay không
Để biết heo của bà con có đậu thai hay không thì cần chú ý những yếu tố dưới đây để nhận biết:
Bạn đang xem: Dấu hiệu heo mang thai
– Đầu tiên bà con cần phải xác định được thời điểm lần cuối heo nái phối giống.
– Sau khi phối giống cần theo dõi heo có dấu hiệu động dục tiếp hay không. Kể từ lúc phối giống khoảng 21 ngày nếu heo nái không có biểu hiện động dục lại thì khả năng rất cao là heo đã mang thai.
– Dấu hiệu heo nái mang thai dễ nhận biết là heo nằm sấp, các chân có dấu hiệu phù nề, vú sưng to lên do tuyến sữa bắt đầu hoạt động, phát triển.
– Một biểu hiện nữa là heo thay đổi tính, trầm tính hơn, ăn uống và ngủ tốt hơn, phần bụng phát triển, to ra rõ ràng.
Heo nái mang thai bao lâu?
Heo nái mang thai trung bình khoảng từ 114 – 115 ngày, nhưng tùy theo từng con heo khác nhau mà sẽ có thời gian khác nhau. Bà con nên dựa theo thời gian trung bình mà chuẩn bị đỡ đẻ cho heo nái. Dựa vào thời gian trung bình, có heo mẹ sẽ sinh sớm và có heo mẹ sẽ sinh trễ hơn. Trong thực tế chăn nuôi thì heo nái đẻ sớm trên 8 ngày thì tỷ lệ heo con sống sót thường thấp hơn còn nếu đẻ muộn hơn khoảng 2 – 7 ngày thì heo con vẫn có khả năng sống sót. Vì thế bà con hết sức chú ý đến thời gian heo nái đẻ con.
Chăm sóc heo nái trong quá trình mang thai
Chuồng nuôi cho heo nái mang thai
Chuồng cho heo nái phải ở nơi thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chuồng. Chuồng có diện tích rộng rãi và tránh ồn ào. Vệ sinh chuồng sạch sẽ để đảm bảo không cho vi khuẩn, virus phát triển gây bệnh cho heo mẹ. Lót thêm rơm, rạ, lá khô vào chuồng để giữ ấm cho heo nái.
Chế độ và cách cho ăn
Xem thêm : Xu Hướng 9/2023 # Cách Vô Nghệ Cho Gà Đá Cựa Sắt # Top 11 Xem Nhiều
Bà con cần có chế độ ăn hợp lý để heo mẹ khỏe mạnh, đủ sữa cho con bú, heo con khỏe mạnh, heo mẹ nhanh động dục trở lại sau sinh, tăng số lần đẻ một năm. Nếu không có chế độ ăn uống và thức ăn hợp lý thì heo mẹ sẽ dễ hao mòn, heo con dễ mắc bệnh và có thể chết non.
Chế độ cho ăn:
– Heo mẹ trong thai kì 1: lượng thức ăn cho ăn khoảng 2kg/ngày
– Heo mẹ trong thai kì 2: lượng thức ăn cho ăn 2.3-2.5 kg/ngày
– Trước khi đẻ 3-5 ngày: cho ăn ít, 1,0 – 1,5 kg/ngày để phòng viêm vú cho nái sau khi sanh và tránh chèn ép thai.
- Bổ sung Vitamin, Acid Amin cho heo mẹ để hạn chế tình trạng thai bị khô, giúp bào thai phát triển tốt hơn. Tăng sức đề kháng cho heo mẹ giúp quá trình vượt cạn suôn sẻ hơn.
- Bổ sung thêm Canxi để giúp xương và răng của heo con phát triển toàn diện.
– Cần cho heo ăn đúng giờ, hợp lý và không cho ăn thức ăn ôi mốc, hư hỏng. Khi thay đổi khẩu phần ăn phải thay đổi từ từ nếu không quen thức ăn có thể heo nái mang thai bỏ ăn.
- Nếu heo nái có thai vào mùa đông thì bà con cần tăng lượng thức ăn lên do heo cần lấy năng lượng để chống lạnh. Không cho heo ăn bã rượu hoặc thức ăn có chứa cồn vì có thể gây sảy thai.
Cho heo vận động
Bà con cần cho heo vận động hợp lý trong quá trình heo nái mang thai. Sau đây là thời gian vận động định kỳ mà bà con cần nắm:
– Sau khi đã phối giống đến khi đậu thai được 90 ngày, người nuôi nên cho heo đi dạo 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều mát, đi dạo trong khoảng từ 1 – 2 giờ.
Xem thêm : Chân Gà Đông Tảo – từ 360k/kg
– Trong giai đoạn mang thai từ 91 đến ngày 110 nên hạn chế vận động, chỉ nên cho heo đi dạo khoảng 1 lần/ngày vào buổi sáng hoặc chiều.
– Trước khi sinh từ 2-3 ngày cần cho heo nái ngừng vận động, hạn chế di chuyển để không bị động thai.
Chế độ tắm rửa cho heo nái mang thai
Trong thời kỳ mang thai, khi gặp thời tiết nắng nóng, bà con có thể tắm thường xuyên để giúp heo mát mẻ hơn.
Thực hiện tiêm phòng cho heo nái
Trong quá trình mang thai bà con cần thực hiện việc tiêm phòng để đảm bảo sức khỏe cho cả heo mẹ lẫn heo con. Các loại vacxin mà bà con cần tiêm cho heo nái là thương hàn, tả hay tụ trùng huyết,… Cần bám sát thời gian điểm tiêm phòng cho heo. Chú ý tránh tiêm phòng vào tháng thai kỳ đầu tiên và tháng thứ 4 bởi đây là thời điểm nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe heo, có thể gây sảy thai hoặc chết thai. Nên thực hiện tiêm cho heo nái trước ngày phối giống khoảng nửa tháng và heo con thì tiêm sau khi cai sữa.
Phía trên là những thông tin mà Mebipha cung cấp đến bà con chăn nuôi heo trên toàn quốc. Mong những thông tin này sẽ bổ ích và giúp bà con đạt kết quả chăn nuôi mong muốn. Chúc bà con luôn thành công trong lĩnh vực chăn nuôi.
Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948 810 808.
Bộ phận nghiên cứu phát triển.
Công ty TNHH SX TM Mebipha.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức