Với nhu cầu hiện tại của thị trường về lượng tiêu thụ thịt heo, người chăn nuôi cũng nắm bắt xu hướng. Chính vì thế, việc chăn nuôi heo cũng được nuôi trên diện rộng. Cùng với đó thì việc chăm sóc và nuôi dưỡng heo cũng đòi hỏi người nuôi phải nắm rõ những kiến thức cũng như kinh nghiệm. Một trong những căn bệnh thường gặp là heo bị đau chân. Vậy đâu là nguyên nhân lợn bị đau chân và cách chữa heo bị đau chân hiệu quả 100% như thế nào? Mời bà con tham khảo chia sẻ sau đây nhé.
Xem thêm: Triệu chứng và cách phòng chống bệnh hô hấp ở lợn
Bạn đang xem: Cách chữa heo bị đau chân hiệu quả 100%
Nguyên nhân lợn bị đau chân là gì?
Xem thêm : KÍCH THÍCH NÁI ĐẺ NHANH KHÔNG CẦN TIÊM THUỐC DỤC ĐẺ OXITOXIN – Kỹ Thuật KNKN
Có nhiều nguyên nhân lợn bị đau chân, nhưng sẽ có một số nguyên nhân chủ yếu để người nuôi dễ nhận biết là:
- Có thể do chăm sóc nuôi dưỡng kém, chế độ cho ăn, dinh dưỡng không đầy đủ. Thức ăn cung cấp cho nái thiếu Calci, Phospho hoặc có cung cấp nhưng tỷ lệ Ca/P không cân đối.
- Do thiếu vitamin D sẽ gây rối loạn trong việc trao đổi và hấp thụ Calci, Phospho trong máu, làm xương biến dạng, chân cong, khớp xương bị sưng làm cho nái không đi được.
- Do nhiễm trùng chỗ tiếp giáp giữa móng và bàn chân.
Triệu chứng lợn bị đau chân
- Nếu bệnh nhẹ thì lợn đứng run rẫy, khi nằm đứng lên rất khó khăn. Nếu bị bại liệt thì lợn chỉ nằm không đứng dậy được nên dễ bị viêm loét da vùng thân.
- Trên móng chân có những vết nứt thâm đen. Lợn sẽ đi khập khiễng vì móng và đế chân sưng lên gây đau đớn. Lợn có thể chỉ bị yếu chân hoặc đau mỏng hoặc kết hợp cả hai.
- Lợn nái ít sữa, bị táo bón, giảm ăn, lợn con còi cọc. Lợn đực bị đau chân lúc phối giống gây xuất tinh kém và thời gian giao phối ngắn hơn.
Cách điều trị heo bị đau chân
Để điều trị heo bị đau chân thì bạn nên hỏi ý kiến của các bác sỹ, chuyên gia hoặc người cung cấp thuốc thú y. Tuy nhiên, nếu không có điều kiện thì bạn cũng có thể tham khảo 02 cách điều trị heo bị đau chân mà người nuôi thường áp dụng
Cách 1: Điều trị lợn bị đau chân
- Tiêm Anagin-C cho lợn để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng. Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Gentamycin, Genta-tylo.
- Sử dụng dịch truyền Calcium gluconate truyền tĩnh mạch cho lợn.
- Tiêm bổ sung vitamin A, D, E cho lợn, bổ sung B-comlex trộn vào thức ăn cho lợn.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hàng ngày, loại bỏ dị vật sắc cạnh trong khu vực chuồng nuôi, lồng nhốt lợn.
- Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
- Chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn đúng khẩu phần.
Cách 2: Điều trị lợn bị đau chân
- Tiêm Dexamethasone hoặc Diclofenac cho lợn để giảm viêm.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Gentamycin, Genta-tylo.
- Sử dụng dịch truyền Calcium gluconate truyền tĩnh mạch cho lợn.
- Bổ sung vitamin A, D, E cho lợn. Bổ sung B-comlex trộn vào thức ăn cho lợn.
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hàng ngày, loại bỏ dị vật sắc cạnh trong khu vực chuồng nuôi, lồng nhốt lợn.
- Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
- Chú ý cung cấp đầy đủ thức ăn đúng khẩu phần.
Xem thêm : Các nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng tránh bệnh
Trên đây là các cách điều trị heo bị đau chân giúp người chăn nuôi có thêm kiến thức và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Hi vọng sẽ giúp bà con chữa trị thành công. Chúc bà con tăng năng suất và mang nhiều lợn nhuận chăn nuôi.
Xem thêm: Heo bỏ ăn rồi chết: Nguyên nhân và cách chữa?
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức