Nuôi ếch không cần đầu tư chi phí quá lớn, kỹ thuật không quá phức tạp và nhiều nông dân đã thành công làm giàu từ mô hình nuôi ếch bên cạnh các vật nuôi khác. Nắm rõ các kiến thức sẽ giúp chúng ta không bỡ ngỡ khi bắt đầu nuôi và có khởi đầu thuận lợi. Ngoài chi phí đầu tư xây dựng bể nuôi, con giống, kỹ thuật chăm sóc… bà con đang có ý định nuôi ếch cũng cần hiểu rõ về nguồn thức ăn và chi phí thức ăn cho ếch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý bà con nội dung này. Mời bà con theo dõi!
Chúng ta có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có cho ếch như giun, tép, ốc tôm, cá con, cua, châu chấu, cào cào… và các loại cám gạo, bột ngô, bột ngũ cốc trộn với cá, tôm, tép, lươn, chạch…
Hiện tại, các mô hình nuôi ếch dù là trong bể xi măng, trong bể lót bạt hay nuôi trong vèo lưới, nuôi bán tự nhiên đều áp dụng 2 loại thức ăn chính:
Cám công nghiệp cho ếch
Để nuôi quy mô lớn, việc cho ăn cám công nghiệp có sẵn sẽ giúp người nông dân tiện lợi và dễ dàng hơn trong khâu cho ăn.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại cám công nghiệp với giá thành và chất lượng khác nhau. Chất lượng cám có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng thịt ếch.
Thức ăn cho ếch cũng được chia theo từng giai đoạn sinh trưởng, mỗi giai đoạn sẽ cho ăn cám có kích thước và hàm lượng đạm khác nhau. Cụ thể:
– Ếch 1 tháng ( kể từ khi bắt giống về) sử dụng cám có hàm lược đạm từ 30-35% với kích thước 2,2-2,5mm.
– Ếch từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 (kể từ khi mua giống về) sử dụng cám có độ đạm từ 25-30% với kích thước cám là 3-4mm.
– Ếch từ tháng thứ 3 đến khi xuất chuồng (kể từ khi mua giống về) sử dụng cám có độ đạm từ 22-25% với kích thước cám là 5-6mm.
Thức ăn tươi cho ếch
Bà con có thể cho ếch ăn cá tạp giá rẻ. Nguồn thức ăn này giúp ếch sinh trưởng tốt và sức đề kháng trước các bệnh tật cũng rất tốt. Ngoài cá tạp, bà con cũng có thể cho ăn các loại thức ăn tươi khác như giun hoặc các loại côn trùng khác.
Dù là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho ếch nhưng việc chế biến thức ăn bằng cá tạp khá mất thời gian hơn và có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra có thể làm ếch bị các bệnh về đường ruột nếu không biết cách.
Thực tế, cho ăn bằng cám cũng có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới sức khỏe và dễ khiến ếch bị bệnh.
Vậy, cho ếch ăn như thế nào để hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường nước?
Với thức ăn cám
Vì mỗi giai đoạn tùy theo độ tuổi ếch ăn với số lượng cám khác nhau nên bà con cần hết sức lưu ý điều này để cho ăn một cách hợp lí nhất. Cách cho ăn như sau:
Rải đều thức ăn cho ếch để tất cả các ếch trong bể đều được ăn vì nếu đói chúng sẽ ăn nhau. Nếu sau 20 phút, bể nào hoặc chỗ ếch nào ăn hết lượng thức ăn vừa cho, bà con cho thêm vào để ếch ăn vừa đủ.
Nếu sau 20 phút mà ếch ăn chưa hết, hôm sau hãy giảm lượng tức ăn xuống để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường nước.
Với thức ăn là cá tạp
Bà con lưu ý tránh cho ếch ăn cá đã bị ôi thiu.
Cần cho ếch ăn cá tạp có kích thước tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng của ếch.
Xem thêm : Chim Bách Thanh (Chàng Làng): Đặc điểm, Cách nuôi – Ăn gì, Giá
Nếu sau 2 tiếng cá vẫn còn trong bể, bạt… cần lấy cá ra ngoài không cho ếch ăn tiếp để phòng các bệnh về đường ruột.
Thức ăn cá tạp nên để trên các tấm xốp mỏng để ếch trèo lên ăn.
Ngoài ra, bà con có thể cho ếch ăn thêm tỏi để phòng ngừa bệnh hoặc trị bệnh về đường tiêu hóa. Tỏi chứa nhiều kháng sinh an toàn, kết hợp tỏi trong khẩu phần của ếch giúp ếch tăng đề kháng, tiêu hóa tốt, nhanh lớn. Trong khi sử dụng thuốc kháng sinh nhiều ếch dễ bị lờn thuốc và giảm đề kháng.
– Cách làm: Tỏi tươi xay nhỏ, trộn với nước và rải đều vào thức ăn của ếch. Cách 15 ngày lại cho ăn một lần và đảm bảo trong thời gian 2 tháng rưỡi nuôi ếch thịt phải cho ăn 5 lần.
Tùy theo nguồn thức ăn mà bà con lựa chọn sẽ có mức giá khác nhau. Hiện nay, trên thị trường các loại thức ăn chuyên biệt dành cho ếch chưa nhiều mà phần lớn người nuôi sử dụng các sản phẩm thức ăn khác để thay thế như thức ăn dành cho cá da trơn, thức ăn dành cho cá có vảy…
Dù vậy một số hãng đã sản xuất ra các sản phẩm thức ăn riêng cho ếch, giúp ếch hấp thu và tăng trưởng tốt.
Mức giá cám tùy thuộc vào lượng đạm có trong cám. Chẳng hạn, cám có độ đạm 18% có giá 11.000 đồng/kg; cám có độ đạm từ 26 – 28% có giá 12.000 – 12.500 đồng/kg; cám có độ đạm 30% giá 15.000 đồng/kg…
Theo kinh nghiệm của một số người nuôi, để nuôi được 1 kg ếch, bà con phải bỏ ra 1,5 kg cám.
Chi phí cám/kg ếch: 1,5×11.000đ (giá cám) = 16,5000 đồng. Mức giá tăng lên khi bà con chọn giá cám cao hơn.
>> Tham khảo thêm các bài viết khác:
- Kỹ thuật nuôi ếch thịt. Mô hình nuôi ếch thịt trong bể xi măng
- Kỹ thuật nuôi ếch sinh sản. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ếch giống năng suất
- Nuôi ếch không thay nước là gì? Kỹ thuật nuôi ếch không cần thay nước
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức