Cu gáy là loài chim được nuôi phổ biến hiện nay. Đa số người chơi chim đều tập trung nuôi cu gáy trống. Vì vậy, cách chọn cu gáy non đực, hay tiêu chuẩn chọn cu gáy bổi tốt luôn là mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây, thông tin nông nghiệp sẽ gợi ý đến bạn cách chọn cu gáy non đực và chọn cu gáy bổi chuẩn.
1. Cách chọn cu gáy non đực
Cu gáy còn non chưa phát triển toàn diện nên rất khó phân biệt được con giống tốt hay xấu, đực hay cái. Cách chọn cu gáy non đực không hề dễ. Đối với những người nuôi chim cu gáy, bí quyết đầu tiên trong cách nuôi chim là người chơi phải biết cách chọn chim giống và nuôi cu gáy từ khi nó còn nhỏ.
Bạn đang xem: Tìm hiểu cách chọn cu gáy non đực và tiêu chuẩn chọn cu gáy bổi
Chim cu gáy non chỉ mới mọc lông ống hoặc còn lông tơ và chưa biết bay. Cách chọn cu gáy non đực, bạn nên chọn chim chưa mọc cườm hoặc cườm chỉ mới bắt đầu mọc để nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Chim cu gáy vốn có bản tính nhút nhát và dễ bị hoảng sợ. Vì vậy, việc tách mẹ ở giai đoạn con non rất dễ khiến chim trở nên nhạy cảm. Bạn cần chú ý và chăm sóc chim cẩn thận.
Chim cu gáy non (Nguồn: Internet)
Theo tin nông nghiệp, để phân biệt cu gáy đực và cu gáy cái người ta thường dựa vào đặc điểm lông của chim. Tuy nhiên, ở giai đoạn con non, lông của cu gáy chưa phát triển nên trong cách chọn cu gáy non đực, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau để phân biệt:
-
Quan sát phần màu đen trong mắt của cu gáy, nếu phần này nhỏ và mờ thì đó là chim cu gáy trống, còn ngược lại to và đậm màu thì là chim mái.
-
Cu gáy trống thường có thân mình to lớn hơn cu gáy mái.
-
Con trống thường có phần đầu to và không được tròn trịa, đầu cu gáy mái thường nhỏ và tròn.
-
Mỏ và mũi của cu gáy trống thường to và cao hơn chim mái.
-
Chân của chim cu gáy trống thường dài và rắn hơn, khỏe hơn so với con mái.
-
Xem thêm : 2 Cách bảo quản trứng gà để ấp bạn nên biết
Trong cách chọn cu gáy non đực, người chơi chim chuyên nghiệp thường kiểm tra phần xương chậu của chim để nhận biết khoảng cách của vùng này. Nếu khoảng cách vùng xương chậu nhỏ thì đó là chim trống ngược lại nếu là chim mái vùng này sẽ có khoảng cách to hơn (do chim mái phải sinh sản).
2. Cách chọn chim cu gáy bổi
Ngoài cách chọn cu gáy non đực thì tiêu chuẩn để chọn lựa cu gáy bổi cũng là mối quan tâm của nhiều người chơi chim cu gáy. Để chọn chim cu gáy bổi chuẩn, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau:
Phần đầu:
Cu gáy có phần đầu nhỏ, tròn, cổ lãi phần lớn là chim hót hay, nhanh miệng. Tuy nhiên, nhược điểm của những con này là khó mồi, ít bền chim, nếu chăm sóc tốt thì chơi bẫy được khoảng 5 – 8 năm sau đó sẽ giảm nước. Những con cu gáy có phần đầu to, cổ rô thì nuôi thường khó nổi (căng lửa), nhưng khi đã nổi căng thì dễ ra mồi. Cu gáy loại này thường thúc chậm nhưng bền, rất thích hợp dùng đi bẫy xa và ở bất cú địa hình nào.
Phần mắt của chim:
-
Không chọn chim cu gáy có dạng mắt lồi hay mắt lửa bởi vì ít đứng chim, xào lồng. Giống chim này nhác, nóng chim và khó thuần.
-
Chim có mắt vàng là loại chim hiền, rất sát bổi. Chim có nhược điểm là nước gù đấu ít. Cu gáy có mắt vàng màu nghệ là loại ít xào lồng, gù đấu tốt. Giống chim này rất tỉnh khi thi đấu, rất thích hợp nuôi ra mồi.
Cu gáy có phần đầu nhỏ, tròn, cổ lãi phần lớn là chim hót hay, nhanh miệng (Nguồn: Internet)
Màu lông:
-
Chọn cu gáy đực có màu lông mịn, chỉ lông vừa, có màu đen rõ, phần lông càng bó sát càng tốt. Chim cu gáy có bộ lông đen quá thì rất khó mồi, nếu mồi được cũng rất khó để luyện cho thuần.
-
Cu gáy có lông màu đỏ thường nóng chim, xào lồng nên rất ít được chuộng.
-
Xem thêm : Gà bị sưng phù đầu (bệnh Coryza) – Nguyên nhân và cách điều trị
Chim cu gáy lông phao trắng thì nuôi dễ ra mồi, nhưng không bền
Đôi chân:
Người chơi chim thường thích chọn chim cu gáy có đôi chân khô, to, lùn, có vảy đóng chắc càng tốt. Không nên chọn nuôi chim phần chân có vảy ước, chim có đôi chân nhỏ, cao, vuông góc.
Theo quan niệm dân gian, thông thường, một chú chim cu gáy tốt sẽ có những đặc điểm sau:
-
Nhất huỳnh liên: Nghĩa là chim cu gáy phải có cườm màu vàng. Phần cườm này phải xuống tận vai, nhưng không được đóng ở trên lưng. Loại này rất hiếm khi gặp được nên có giá trị cao.
-
Nhì liên giáp: Hình dáng của chim cu gáy đẹp thường giống như một cái bắp chuối với hai đầu nhỏ, ở giữa phình ra trông rắn chắc, gọn gàng.
-
Tam quá khoé: Nghĩa là chim có cái chỉ màu đen nằm dưới khoé mắt. Phần chỉ này tốt nhất phải chạy dài quá khoé mắt một chút.
-
Tứ chân khô: Tức là chân chim phải vuông cạnh và khô. Phần vảy ở chân chim phải đóng hai hàng trơn, đóng chặt và nổi mốc lên.
-
Ngũ Liên hoàn: Nghĩa là cườm phải đóng giáp thành vòng hết cổ chim mới thật tốt. Thường thì chim cu gáy chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ không có ở phần ức.
-
Lục cườm rựng: là có cườm lót. Cu gáy có phần cườm rựng là chim gáy dai dẳng.
Nhìn chung, cách chọn cu gáy non đực và cu gáy bổi chỉ mang tính tương đối. Bởi những người chơ chim chuyên nghiệp lâu năm cũng chưa ai dám tự xưng mình chọn được chim trồng chuẩn, chim tốt nhất.
>>> Xem thêm: Cách nuôi chim cu gáy sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức