Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy lâu ngày sẽ giúp bạn nhận diện được là trống hay mái. Nhưng với những ai mới bước vào nghề, thì họ sẽ khó lòng nhận diện được đâu là “đực”, đâu là “cái”. Do vậy, nuoichim.com sẽ tiết lộ bí quyết giúp cho các bạn nhận diện ngay con trống, và mái.
Dựa vào đặc điểm ngoại hình
Theo Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy của nhiều người, thì họ sẽ có cách nhận ra ngay từ ngoại hình. Thoạt đầu, chim cu gáy trống, và mái nhìn tương đối giống nhau, nhưng thật ra bề ngoài chúng có nhiều điểm khác nhau.
Bạn đang xem: Bí quyết hay nhất nhận diện chim cu gáy là trống hay mái
1/ Vòng tròn của tròng mắt đen: Thông thường, vòng tròn của tròng đen con trống nhỏ và sáng hơn con mái.
2/ Màu lông trên thân: Bạn nên nhìn vào phần lông trên trán của con trống, và để ý thì nó sẽ sáng hơn con mái.
Xem thêm : Phòng và trị bệnh đầu đen trên gà
3/ Kích thước cơ thể: Vẫn như thường lệ thì chim trống sẽ to hơn phần nào so với con mái. Bạn sẽ dễ nhận ra tướng tá “bệ vệ” của con trống, và cái đầu cua con trống thì to và cục mịch hơn.
4/ Chân: Đa phần chân của chim trống thì to và dài hơn rõ rệt so với chim mái.
5/ Phần xương dưới bụng: Chỗ hai xương ghim gần phao của chim mái này thì rộng hơn chim trống. Ngoài ra, điểm này cũng là đặc trưng của hầu hết loài chim vì chim mái phải có khoảng trống để nằm ấp trứng.
Dựa vào hành động, thói quen
Ngoài dựa vào ngoại hình, Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy cũng dựa vào thói quen hành động của hai giới.
Xem thêm : Bệnh nấm ở thỏ | Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị
1/ Giọng: Thường thì giọng gáy của con trống sẽ to tiếng hơn con mái. Con mái thường hay im lặng và khi gù sẽ phát ra âm sắt cao hơn con trống.
2/ Gù đấu (gù chào): Con trống sẽ gù đấu khi “bạn tình” xuất hiện. Con trống sẽ gù sát đất (gù cái đầu thấp) với con mái nhiều lần. Riêng con mái thì rất ít gù đấu, và chỉ trong trường hợp ở trong đàn toàn mái ở khoảng thời gian dài.
3/ Con trống ngực rộng nên thường muốn đậu trên những cành chắc chắn. Con mái thì đậu cành nào cũng được. Ngoài ra, giữa những con chim trống thường rất chủ động hung hăng với nhau.
4/ Khi ghe gù đấu: chim mái ở trong lồng chạy ầm ầm nhưng gặp chim mồi lại im lặng. Chim mái khi lên nhánh nằm rõ thế, không bao giờ gù, và tự nhảy. Khi chim mái cất tiếng gáy thì hầu các chim trống sẽ gáy rất xôn xao.
Hy vọng qua Kinh nghiệm nuôi chim cu gáy thì bạn sẽ phân biệt đâu là chim trống, mái nhé!
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức