Thỏ cắn bạn vì nhiều lý do. Đây không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng nó cần được giải quyết. Nếu không, thỏ có thể trở nên phòng thủ hơn hoặc gặp căng thẳng không cần thiết. Vậy tại sao thỏ cắn bạn và bị thỏ cắn có sao không?
- Giá Ngỗng Con, Thịt, Sư Tử hôm nay bao nhiêu 2023? Mua ở đâu ngon rẻ?
- Bồ Câu Sư Tử – Giống Bồ Câu Quý Tộc Hàng Hiếm Tại Việt Nam
- “Choáng” với 5 giống gà quý tộc, giá ngàn đô của đại gia Việt
- Bí quyết chăm sóc và tẩm bổ dinh dưỡng cho gà chọi, gà nòi !
- Khám phá top 10 trại gà đá lớn và uy tín tại Việt Nam
1. Tại sao thỏ cắn bạn?
Thỏ cắn là có vấn đề và bất thường. Nếu không được kiểm soát, hành vi này có thể trở nên nhiều hơn và có tính phá hoại hơn. Con thỏ ngọt ngào và dễ thương của bạn sẽ bị thay thế bởi một con vật hung dữ, xa lánh tình cảm và không muốn làm gì với bạn. Trước hết bạn cần tìm được lý do thỏ cắn bạn đã.
Bạn đang xem: 4 lý do thỏ cắn bạn và cách xử lý khi bị thỏ cắn
a. Thỏ bị giật mình
Sự hung dữ ở thỏ hầu như luôn là một phản ứng sợ hãi và thỏ cắn như một hành động tự vệ. Bạn có thể vô tình khiến thỏ sợ hãi đến mức nó cảm thấy nó phải tự vệ. Các hành vi khác mà bạn có thể thấy khi thỏ sợ hãi, ngoài hành vi cắn là:
- Thỏ nhào tới tấn công
- Càu nhàu, lầm bầm
- Mở miệng ra chuẩn bị cắn
Đương nhiên, một con thỏ cảm thấy bị dồn vào chân tường sẽ lo lắng hơn, đặc biệt là nếu bị nhốt. Nếu nó không thể rút lui, thỏ cắn để phòng thủ. Điều này cũng xảy ra tương tự khi một con thỏ bị nhốt trong lồng hoặc chuồng mà không có lối ra phụ.
Nếu bị bạn làm cho giật mình, thỏ sẹ hành động tự vệ theo phản xạ thuần túy. Là con mồi, thỏ rất dễ bị kích động. Nếu thỏ không nhận biết được sự hiện diện của bạn và bị giật mình khi bạn chạm vào, nó có thể quay lại và cắn bạn theo phản xạ.
b. Bảo vệ lãnh thổ hoặc thỏ con
Ngay cả khi thỏ của bạn cảm thấy an toàn, nó có thể biểu hiện hành vi lãnh thổ. Khi bảo vệ khu vực của mình, thỏ cắn bất cứ thứ gì mà chúng cảm thấy nguy hiểm. Điều đó đặc biệt đúng đối với một con thỏ mẹ với đàn con của chúng nếu bạn đến quá gần tổ của nó.
Thỏ có thể lãnh thổ của mình từ thức ăn, nơi ở đến đồ chơi của chúng. Ngay cả một con thỏ được cho là gắn bó thân thiết với bạn cũng có thể cắn chủ nhân của nó nếu họ chạm vào thứ mà con thỏ đó cho là của mình. Đưa tay vào bên trong chuồng hoặc lồng thỏ có thể sẽ khiến thỏ cắn bạn để cảnh báo. Điều này tương tự khi bạn dọn chuồng hoặc thay khay vệ sinh. Chuồng trại hoặc chuồng quây là nơi an toàn của thỏ và nó sẽ bảo vệ nó một cách cẩn thận.
Thỏ mang thai hoặc thỏ cho con bú sẽ bảo vệ tổ và con non của chúng rất khắt khe. Một con thỏ mang thai sẽ xây tổ trong những ngày cuối cùng của chu kỳ mang thai. Trong thời điểm xây tổ của mình, con thỏ cắn bạn như một hành động tự vệ. Bạn có thể tham khảo các dấu hiệu nhận biết thỏ mang thai để biết thỏ của bạn có rơi vào trường hợp này hay không.
c. Thỏ muốn thống trị
Nếu thỏ cắn bạn đột ngột, đây có thể là dấu hiệu thỏ đã đến tuổi trưởng thành về mặt sinh dục. Điều này tạo ra những thay đổi trong cơ thể của chúng, đồng thời tạo ra những thói quen và hành vi mới. Khi cơ thể của thỏ tràn đầy hormone, nó có năng lượng và sự thôi thúc không ngừng nghỉ. Nếu nó không thể tiêu hao năng lượng này, nó sẽ chuyển nó qua các hành động phá hoại và có khả năng gây hấn. Chúng bao gồm việc thỏ cắn bạn.
Tương tự như vậy, giờ đây thỏ có thể tin rằng mình là cá thể thống trị trong gia đình. Thỏ cắn bạn đột ngột mà không có lý do. Hành vi lãnh thổ của thỏ có thể sẽ tăng lên trong thời gian này. Nó có thể phát triển cơ chế phòng thủ đối với lồng hoặc đồ chơi của nó.
Để ngăn chặn hành động này, bạn có thể triệt sản cho thỏ khi chúng đến tuổi dậy thì. Hầu như tất cả các giống thỏ sẽ đạt đến độ tuổi trường thành về mặt tình dục từ 3-6 tháng tuổi. Bạn có thể triệt sản khi thỏ được 4 tháng tuổi.
d. Thỏ chán
Sự nhàm chán gây ra một số vấn đề và hành vi phá hoại, một trong số đó là hành vi thỏ cắn. Một con thỏ cảm thấy không được thỏa mãn sẽ trở nên buồn bã và chán nản. Nó sẽ chuyển năng lượng chưa sử dụng này thành những kích thích và dẫn đến hành động. Điều này có thể dẫn đến việc thỏ cắn bạn, phun nước tiểu khắp nơi, nhai đồ đạc và các hành vi hung hăng khác.
2. Làm gì khi thỏ cắn bạn?
Thỏ không phải là loài động vật hung dữ bẩm sinh. Đây là những loài động vật thích chạy trốn hơn là chiến đấu. Thỏ cắn là biện pháp cuối cùng trong hầu hết các trường hợp. Ở cấp độ cơ bản nhất, thỏ cắn bạn vì chúng đang muốn giao tiếp với bạn và bạn cần phải lắng nghe. Nếu không, nó có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi tồi tệ hơn và mối quan hệ của bạn với thỏ trờ nên khó chịu và xa cách hơn.
3. Cách để thỏ bỏ thói quen cắn
Điều quan trọng là bạn cần phải tìm ra lý do cho sự thay đổi hành vi của thỏ. Nó có thể cho bạn biết những thay đổi cần thiết trong cuộc sống của thỏ, và tiết lộ những thay đổi bạn cần thực hiện trong cách tương tác với thỏ.
a. Tiếp cận thỏ một cách cởi mở
Luôn đảm bảo rằng thỏ nhận biết được sự hiện diện của bạn trước khi bạn đến quá gần chúng. Làm như vậy sẽ cho phép nó nhận biết sự hiện diện của bạn không phải là một mối đe dọa. Nếu thỏ không nhìn thấy bạn, hãy thông báo sự hiện diện của bạn bằng cách nhẹ nhàng gọi tên nó.
Khi thỏ nhận ra bạn, bạn có thể tiến lại gần. Tuy nhiên, nếu thỏ ở trong lồng hoặc chuồng, hãy để thỏ đến gần bạn. Bằng cách này, bạn đang để thỏ quyết định điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều này vừa khiến thỏ không nghĩ rằng bạn đang xâm nhập lãnh thổ của chúng, vừa báo hiệu rằng nó có thể nhận được những hành động âu yếm.
b. Ngăn chặn thỏ khẳng định chủ quyền lãnh thổ
Nếu thỏ của bạn bảo vệ lãnh thổ quá mức, thỏ cắn bạn trong khi bạn đang dọn dẹp chuồng trại của nó, cho nó ăn hoặc thay nước. Với trường hợp này, bạn có thể:
- Di chuyển khay cát vệ sinh ra khỏi bán kính lãnh thổ của nó
- Di chuyển đĩa thức ăn và nước uống của nó đến các vị trí khác nhau trong chuồng quây
Điều này sẽ ngăn thỏ cố định những chỗ này như là của riêng nó và chỉ của riêng nó. Bạn cũng có thể chuyển thỏ sang khu riêng khi dọn dẹp.
c. Không đụng vào tổ của thỏ mang thai hoặc thỏ đẻ
Đối với thỏ mang bầu và cho con bú, tốt nhất bạn nên để yên tổ của chúng nếu thỏ cái tỏ ra căng thẳng khi bạn ở gần. Bạn chỉ nên đến gần và đụng vào ổ của chúng nếu có vấn đề với thỏ con và thỏ mẹ. Trong trường hợp đó, bạn cần mang găng tay để hạn chế vết thương khi thỏ cắn. Hãy nói chuyện với thỏ bằng giọng bình tĩnh và cố gắng di chuyển chậm rãi, có phương pháp.
Nếu bạn đang nuôi thỏ bầu hoặc thỏ đẻ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn nuôi thỏ đẻ để chăm sóc chúng tốt hơn.
d. Triệt sản thỏ
Điều này có thể ngăn chặn nhiều hành vi không mong muốn, bao gồm cả hành vi thỏ cắn bạn. Sau khi phẫu thuật được thực hiện, bạn sẽ thấy thỏ cưng của mìnhngày càng ngoan ngoãn hơn và ít cắn hơn. Hãy lưu ý rằng các giống thỏ lùn đôi khi sẽ được triệt sản ở độ tuổi muộn hơn một chút. Điều này cho phép thỏ phát triển hơn nữa và tăng trọng lượng hơn. Do đó, nó làm giảm nguy cơ biến chứng trong quá trình phẫu thuật và phục hồi.
Lưu ý rằng thỏ vẫn có thể có biểu hiện cắn và các hành vi khó chịu khác trong một thời gian ngắn sau khi được triệt sản. Tình hình cũng có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ thú y về vấn đề này nếu bạn lo lắng.
e. Cho thỏ vận động
Xem thêm : Kỹ thuật nuôi chim yến phụng sinh sản một cách hiệu quả nhất
Là loài động vật thông minh với nguồn năng lượng không hề nhỏ, thỏ cần được vui chơi và vận động nhiều. Một số giống chó có rất nhiều năng lượng và thích chơi đùa. Những con khác thì dễ chịu hơn, nhưng vẫn bạn vẫn cần cho chúng vui đùa và vận động. Hãy nghiên cứu nhu cầu cụ thể về giống thỏ của bạn càng nhiều càng tốt.
Bạn có thể điều chỉnh môi trường và thời gian chơi của chúng bằng cách:
- Đầu tư vào đồ chơi, đường hầm cho thỏ, sân chơi thân thiện với thỏ.
- Chơi với thỏ của bạn.
- Cho phép thỏ tự do dạo chơi.
Mục đích là để đảm bảo thỏ của bạn có thể sử dụng năng lượng một cách hiệu quả.
4. Các vấn đề khi thỏ cắn bạn
– Thỏ cắn chân bạn
Thỏ cắn vào chân bạn vì đó thường là nơi dễ tiếp cận nhất để chúng làm vậy. Khi bạn di chuyển xung quanh khu vực xung quanh lãnh thổ của thỏ, thỏ cắn vào gót chân và ngón chân của bạn. Nếu bạn phớt lờ nó, nó có thể cắn mạnh hơn. Lúc này, bạn nên đưa thỏ ra khỏi chuồng và đặt nó vào một khu vực khác. Điều này cho phép bạn làm sạch chuồng thỏ mà không bị thỏ cắn.
Thỏ đã đến tuổi trưởng thành cũng có thể chạy vòng quanh chân của bạn. Đây là một dấu hiệu của sự tán tỉnh. Con thỏ có thể gặm gót bạn như một dấu hiệu của tình cảm. Triệt sản thỏ sẽ giải quyết được vấn đề.
– Thỏ cắn tay bạn: Một con thỏ sẽ cắn tay bạn tùy thuộc vào tình huống:
Khi bạn chuẩn bị bế thỏ lên
Khi bạn cúi xuống và với tay để bồng thỏ, thỏ cắn bạn vì
- Thỏ giật mình
- Bạn lấn chiếm trên lãnh thổ của nó
- Thỏ đã đạt đến giới hạn về thời gian giao lưu
Hãy nhớ rằng, thỏ rất dễ bị giật mình. Vì vậy, nếu bạn khiến thỏ sợ hãi bằng cách chạm vào nó hoặc cố gắng nhấc nó lên, rõ ràng là tay bạn đang ở trong tầm với. Nó sẽ cắn vào lòng bàn tay, ngón tay của bạn hoặc bất cứ nơi nào nó có thể tiếp cận. Điều này cũng tương tự như việc bạn xâm phạm lãnh thổ của thỏ bằng cách đặt một bàn tay vào trong chuồng của nó.
Khi bạn ôm thỏ
Thỏ thích dành thời gian cho những người mà chúng gắn bó. Nhưng chúng cũng thích tận hưởng thời gian một mình. Khi thỏ đã quyết định “âu yếm thế là đủ rồi”, nó sẽ báo hiệu cho bạn rằng nó muốn được tự do. Nếu bạn cố giữ nó lại, thỏ cắn bạn.
Bị giữ lại là điều khá căng thẳng đối với thỏ. Điều này giống như việc bị bẫy hoặc bị bắt bởi một con vật săn mồi. Hãy để thỏ tự thiết lập ranh giới về thời gian giao lưu với con người và thời gian ở một mình.
Không có lý do
Nếu lý do thỏ cắn tay bạn không rơi vào 2 trường hợp ở trên, đó có thể là do thỏ không tin tưởng bạn. Thỏ cần tin tưởng người chủ của chúng. Nếu không có sự tin tưởng này, thỏ sẽ không thể hình thành mối liên hệ chặt chẽ với bạn. Nó sẽ không sẵn sàng giao du với bạn hoặc cho và nhận tình cảm từ bạn.
– Thỏ cắn quần áo của bạn
Thỏ có thể cắn hoặc gặm quần áo của bạn như một cách để nói “hãy chơi với tôi.” Tương tự như vậy, một con thỏ sẽ gặm và kéo các nếp gấp lỏng lẻo của quần áo của bạn hoặc làm hành động đào bới trong lòng bạn. Trong trường hợp này, theo nghĩa đen, chú thỏ đang yêu cầu bạn lấy đồ chơi ra và chơi với chúng. Nếu bạn không thể chơi ngay lúc đóm hãy nhìn nhận thỏ một cách trìu mến để nó không cảm thấy bị từ chối.
5. Bị thỏ cắn có sao không?
Thỏ cắn có bị gì không? Nếu bạn bị thỏ cắn, bạn sẽ có nguy cơ:
a. Lây nhiễm bệnh
Thỏ có thể mắc nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, không phải loại bệnh nào cũng có thể truyền sang con người. Một số loại vi khuẩn và vi rút không thể tồn tại trong cơ thể con người. Ví dụ, bệnh myxomatosis là một bệnh phổ biến gây biến dạng ở thỏ và gây chết. Nó không thể ảnh hưởng đến con người, vì vậy sẽ không có gì nguy hiểm nếu bạn bị một con thỏ mắc bệnh myxomatosis cắn.
Thỏ cắn có nguy hiểm không? Các bệnh ở thỏ có thể ảnh hưởng đến con người bao gồm:
- Tụ huyết trùng: Vi khuẩn Pasteurella được tìm thấy trong miệng và đường hô hấp của nhiều loài động vật, bao gồm cả thỏ. Nếu Pasteurella bị thỏ cắn, bạn có thể bị nhiễm trùng.
- Bệnh sốt gan: Đây là một bệnh không phổ biến nhưng nghiêm trọng, do vi khuẩn mà thỏ có thể mang theo. Nó có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh.
- Bệnh dại: Mặc dù hiếm gặp ở thỏ nhà, nhưng nếu bị thỏ cắn có thể bị bệnh dại, gây tử vong cho thỏ và người mắc bệnh.
- Uốn ván: Đây là một căn bệnh gây ra khi một loại độc tố vi khuẩn cụ thể xâm nhập vào vết thương.
Nhiễm nấm và ký sinh trùng bên ngoài cũng có thể bị lây nhiễm từ thỏ. Tuy nhiên, chúng không truyền qua vết cắn mà do tiếp xúc với da.
b. Gây nhiễm trùng
Bất kỳ vết thương nào, bất kể nguồn gốc, đều có thể bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn tìm đường vào vết thương. Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, và không phải tất cả đều gây nhiễm trùng, nhưng hầu hết đều khiến bạn bị nhiễm trùng. Răng thỏ không được vô trùng nên vết cắn của thỏ có thể bị nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách. May mắn là việc chăm sóc vết thương do thỏ cắn rất dễ dàng và ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng.
c. Đau đớn
Nếu thỏ gặm bạn, nó sẽ không đau và không làm tổn thương hoặc gây thương tích. Đó chỉ chỉ đơn thuần là để thỏ giao tiếp với con người. Tuy nhiên, nếu thỏ cắn bạn thực sự, bạn có thể bị thương. Khi thỏ cắn, chúng sẽ há to miệng và kẹp chặt. Đôi khi, chúng bám rất chặt và không muốn buông ra. Đó là tín hiệu cho thấy thỏ cảm thấy bị đe dọa hoặc tức giận.
Vết cắn của thỏ có thể khiến bạn bị đau, mức độ đau phụ thuộc vào độ nhạy cảm của bạn với cơn đau. Răng của thỏ đủ dài và sắc để cắt xuyên qua các loại lá xanh và chúng có thể cắt xuyên qua da một cách dễ dàng. Vết cắn của thỏ thường chảy rất nhiều máu và mất nhiều ngày để chữa lành.
Thỏ con cắn sẽ nhẹ hơn so vết vất cắn của thỏ trưởng thành do răng của chúng nhỏ hơn. Điều này cũng đúng đối với thỏ lùn so với các giống lớn hơn. Nó cũng phụ thuộc vào lý do mà thỏ cắn. Nếu thỏ sợ hãi, chúng có thể cắn mạnh hơn là khi chúng cắn do giật mình.
6. Cách xử lý vết cắn của thỏ
Xem thêm : 4 cách phân biệt bồ câu trống mái đơn giản, chính xác 100%
Hầu hết mọi chủ sở hữu thỏ đều sẽ bị thỏ của họ cắn vào một lúc nào đó. Cho dù thỏ của bạn ngoan ngoãn đến đâu, chúng vẫn dễ bị giật mình. Là động vật bị ăn thịt, thỏ dễ hoảng sợ và có thể cắn nếu chúng cảm thấy căng thẳng vì bất kỳ lý do gì. Vì lý do này, bạn cần phải xử lý ngay nếu thỏ cắn bạn. Miễn là bạn làm theo năm bước của chúng tôi, bạn sẽ ổn.
a. Đánh giá vết thương
Một số vết cắn của thỏ nghiêm trọng hơn những vết cắn khác. Điều này phụ thuộc vào độ khi thỏ cắn bạn, độ dài và sắc của răng. Hầu hết các vết cắn của thỏ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số vết cắn có thể cần được điều trị bởi bác sĩ.
Sau khi bị thỏ cắn, bạn hãy dùng vải sạch chườm trong vòng 10 phút để cầm máu trước khi kiểm tra vết thương. Nếu vết cắt có vẻ không quá tệ, bạn có thể tự điều trị. Bạn có thể cần phải đến cơ sở y tế để khâu nếu vết thương nếu nó:
- Sâu hơn 1 cm
- Nằm trên vùng cơ thể cử động, tức là khớp hoặc trên vùng nhạy cảm như mặt hoặc cổ
- Tiếp tục chảy máu sau khi đã chườm khăn trong mười phút
b. Lau vết thương
Sau khi đè khăn lên vế thương trong 10 phút, vết cắn của thỏ đáng lẽ đã ngừng chảy máu liên tục. Vết thương có thể vẫn rướm 1 ít máu, nhưng đừng quá lo lắng. Bước tiếp theo là rửa vết thương. Điều này sẽ giúp loại bỏ mọi vi khuẩn có thể có trong vết cắt. Răng của thỏ không hoàn toàn sạch và vết cắn của bất kỳ động vật nào đều có thể chứa vi trùng gây nguy hiểm.
Rửa vết thương dưới vòi nước sạch và tránh kéo nó ra, vì nó có thể bắt đầu chảy máu trở lại. Dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa vết thỏ cắn. Điều này có thể hơi nhức nhối, nhưng đó là một bước cần thiết. Nếu bụi bẩn dính vào vết cắt, vết cắt có thể bị nhiễm trùng và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
c. Bôi thuốc mỡ kháng sinh
Sau khi bạn đã rửa sạch vết thương bị thỏ cắn, hãy lau khô nó bằng vài sạch hoặc bằng bông. Tránh chà xát để vết thương không bị hở trở lại. Khi vết thương khô, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh, chẳng hạn như thuốc mỡ Neosporin.
Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và sự phát triển của vi khuẩn trong vết thương. Thuốc mỡ cũng giúp giữ ẩm cho vết thương, thúc đẩy quá trình lành lại. Một số loại kem cũng chứa thuốc giảm đau.
Bạn hãy thoa một lớp thuốc mỏng và xoa nhẹ nhàng lên vết thương, cẩn thận không làm vết thương bị bị nặng thêm.
d. Băng vết thương
Nếu vết thương của bạn không nghiêm trọng và đã ngừng chảy máu, bạn có thể để vết thương tự lành. Tuy nhiên, nếu vết thương của bạn lớn, bạn nên dùng băng hoặc băng keo cá nhân để băng vết thương lại. Điều này giữ cho vết thương và vùng da xung quanh luôn ẩm.
Theo Tạp chí của Học viện Da liễu và Venereology Châu Âu, việc giữ ẩm cho vết thương giúp:
- Tái tạo mô (chữa lành) nhanh hơn
- Bảo vệ chống lại nhiễm trùng
- Giảm nguy cơ bị sẹo
Bạn nên sử dụng băng lớn hơn vết thương để đảm bảo vết thương được che phủ đúng cách.
e. Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng
Khi vết thương lành, hãy thay băng mỗi ngày một lần. Trong lúc thay băng, hãy kiểm tra xem vết thương tiến triển ra sao và có dấu hiệu nhiễm trùng nào không. Mỗi ngày, vết thỏ cắn sẽ lành hơn một chút. Nếu không lành, vết thương có thể bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng sẽ bao gồm:
- Da đỏ hoặc nóng xung quanh vết thương
- Sưng tấy
- Mùi hôi bốc ra từ vết thương
- Đau kéo dài hơn một ngày
- Có mủ (dịch trong, loãng là bình thường vào ngày đầu tiên, nhưng không có mủ đục)
- Tê hoặc mất cử động ở vùng vết thương
Khi tình trạng nhiễm trùng tiến triển, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt, khó chịu, buồn nôn và mệt mỏi. Nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh từ thỏ, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
f. Chích vắc-xin
Thông thường, phương pháp điều trị trên sẽ đủ để ngăn ngừa các biến chứng do thỏ cắn người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn sẽ cần phải tiêm phòng uốn ván hoặc bệnh dại.
– Uốn ván là bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Mặc dù nó thường lây nhiễm từ đất hoặc phân, nhưng vết cắn của động vật cũng có thể gây ra bệnh uốn ván. Thuốc chủng ngừa uốn ván chỉ tồn tại được mười năm. Vì vậy, nếu đã lâu hơn mười năm kể từ lần cuối cùng bạn tiêm phòng uốn ván, hãy cân nhắc tiêm thêm 1 mũi nữa. Miễn là bạn tiêm phòng trong vòng 48 giờ sau khi thỏ cắn, bạn sẽ không bị gì.
– Bệnh dại là một bệnh do vi rút nghiêm trọng lây lan hoàn toàn qua nước bọt của động vật. Vi rút dại hiếm gặp ở thỏ nuôi, đặc biệt nếu thỏ của bạn đã được tiêm phòng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ thỏ mắc bệnh dại hoặc bị thỏ rừng cắn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bệnh dại thường gây tử vong, nhưng có thể ngăn ngừa được nếu được điều trị nhanh chóng.
7. Thỏ gặm bạn hay cắn bạn?
Bạn cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa khi thỏ cắn và thỏ gặm bạn. Hành động gặm ở thỏ tương tự như khi thỏ cắn nhưng với mức độ nhẹ nhàng hơn và thỏ không cần mở to miệng. Khi thỏ gặm, bạn sẽ có cảm giác như bị véo; nó không làm tổn thương hoặc làm rách da. Thỏ hiếm khi cắn, nhưng chúng sẽ gặm bạn nhiều hơn.
Không có gì đáng lo ngại khi thỏ gặm bạn, có thể chúng đang muốn:
– Chải lông cho bạn: Hành động gắm nhấm là một phần của quá trình chải chuốt. Với hành vi xã hội phức tạp của thỏ, chải chuốt là cách mà thỏ thể hiện tình yêu thương hoặc sự quan tâm. Nếu quan sát cách thỏ chải lông, bạn có thể thấy nó sẽ gặm và day day lông. Điều này giúp loại bỏ lông rụng, bụi bẩn và lông rối. Vì vậy, thỏ gặm bạn có thể vì chúng muốn chải chuốt cho bạn, như một cách để đáp trả lại việc bạn chăm sóc cho chúng.
– Muốn được âu yếm: Chú thỏ cũng có thể gặm bạn khi nó rúc vào lòng bạn. Đó là cách nói “Tôi thích bạn” hoặc “Tôi muốn được âu yếm ngay bây giờ.”
– Yêu cầu sự chú ý: Việc gặm nhấm cũng phổ biến ở những con thỏ thống trị. Những con thỏ như vậy sẽ sử dụng hành động gặm nhấm như một cách để nhắc nhở bạn rằng nó muốn nhận được sự chú ý và quan tâm.
– Lời cảnh báo: Thỏ gặm bạn cũng có thể là một lời cảnh báo trước khi thỏ cắn bạn. Chúng đã tận hưởng đủ khoảng thời gian giao lưu và được vuốt ve; và giờ chúng muốn ở một mình. Nếu bạn cố chấp, thỏ sẽ cắn bạn.
Tổng kết
Thỏ cắn bạn vì nhiều lý do, nó có thể là thỏ bảo vệ lãnh thổ và đàn con, tự vệ, do chán chường, thích thống trị hoặc do chúng đã tới tuổi trưởng thành về mặt tình dục. Phần lớn, thỏ cắn là do các tác nhân gây căng thẳng cụ thể. Để giải quyết tình trạng thỏ cắn, bạn cần xác định những nguyên nhân gây căng thẳng cho thỏ và loại bỏ chúng. Ngoài ra, bạn có thể dạy thỏ ngừng cắn bằng một số phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, đừng bao giờ dùng đến việc đánh hay la mắng chúng, vì điều này sẽ làm hỏng mối quan hệ của bạn.
Mặc dù vết cắn của thỏ có thể khá đau và thường chảy máu, nhưng chúng thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào về sức khỏe và y tế. Nhưng đôi khi, vết cắn có thể bị nhiễm trùng, trong trường hợp đó, bạn có thể cần dùng kháng sinh. Bạn cũng nên tiêm phòng uốn ván nếu chưa tiêm trong 10 năm qua.
Nguồn: “Rabbit Bite” Rabbit Care tips
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức