Bồ câu gà là một trong những loài chim thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. Mô hình nuôi loài chim này đã giúp nhiều gia đình đổi đời, thay đổi bộ mặt làng quê ở nhiều vùng trên cả nước. Tuy nhiên, cách nuôi chim bồ câu gà hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi để mang lại năng suất cao. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bà con những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà cơ bản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế nhất.
Bạn đang xem: Thức ăn cho bồ câu gà
Bạn đang xem: Bồ Câu Ăn Gì Nhanh Đẻ, Một Vài Lưu Ý Về Thức Ăn Cho Bồ Câu Gà
Cách nuôi bồ câu gà khoa học
Chuồng nuôi bồ câu gà
Chuồng nuôi chim bồ câu gà thường là dạng chuồng nuôi nhốt hoàn toàn (nuôi công nghiệp). Cũng có mô hình nuôi bán công nghiệp (kết hợp nuôi thả và nhốt chuồng) tuy nhiên ít được phổ biế. Chuồng nuôi phải bao gồm những phần sau:
Ô chuồng
Chuồng nuôi là yếu tố quyết định phần lớn đến năng suất của quá trình nuôi. Khác với những vật nuôi khác như gà, lợn thì chuồng chim bồ câu gà cần phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát và đặc biệt là nhiều ánh sáng.
Chuồng nuôi chim bồ câu gà được làm từ khung gỗ hoặc thép và bao bằng thép B40. Mỗi ô chuồng thường có kích thước 50x50x50cm hoặc 40x50x60cm và được làm thành từng dãy nối dài nhau đặt dưới mái che. Chuồng chim cần được phân theo khu vực gồm chim sinh sản và chim thịt, mỗi ô chuồng chim sinh sản là 1 cặp chim và mỗi ô chim thịt là 4 – 5 con. Chuồng nuôi chim cần được đặt ở vị trí có thể tránh được các loài gây hại như rắn, chuột.
Ổ đẻ
Chim bồ câu là loài có tập tính sinh sản rất đặc biệt đó là vừa đẻ trứng vùa nuôi con. Do đó, người nuôi cần chuẩn bị 2 ổ riêng biệt có đường kính 20 – 25cm và cao 8cm để chim sinh sản. Ổ đẻ thường làm từ rơm khô và luôn sạch sẽ. Người nuôi có thể đặt 2 ổ sát nhau nhưng khuyến khích thiết kế 2 tầng với ổ trứng ở trên và ổ con ở dưới.
Máng thức ăn và nước
Chim bồ câu gà ăn khá nhiều và chỉ ăn thức ăn sạch sẽ khô ráo. Do đó, máng thức ăn có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng của chim. Máng thức ăn chia làm 2 ngăn gồm thức ăn chính và thức ăn bổ sung. Kích thước máng dài 10-15cm và rộng 5-7cm nếu làm máng đơn và dài 25-30cm, rộng 5-7cm nếu máng đôi.
Chim bồ câu luôn uống nước sau khi ăn, do đó máng nước cần được đặt kế bên mang thức ăn và có kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn 1 tí.
Chọn bồ câu gà giống
Điều đầu tiên cần quan tâm khi mua chim giống là chọn những cặp chim đã được ghép đôi. Sau đó, bà con chọn đến chim trống và chim mái. Chim giống tốt có lông bụng dày và mượt, lanh lợi, mỏ xẻ, thân hình cân đối, không dị tật, đuôi nhọn.
Bà con nên mua chim từ 2 tháng tuổi trở lên để đảm bảo tỉ lệ sống sót và dễ chọn khi mua vì khi ấy chim đã gần như trưởng thành. Chim bồ câu gà hiện nay phổ biến nhất có các giống của Pháp, Mỹ với mức giá trung bình như sau:
Chim bồ câu gà giống Pháp: 300,000 – 500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)Chim bồ câu gà giống Mỹ: 400,000 – 1,500,000/cặp (2-6 tháng tuổi)
Chăm sóc chim bồ câu gà
Chim bồ câu gà rất dễ nuôi, mau lớn, sức đề kháng mạnh nên ít bệnh tật. Tuy nhiên, bà con nên nắm vững các kĩ thuật cơ bản trong quá trình chăm sóc chim bồ câu gà để thu được lợi nhuận cao nhất khi xuất bán.
Chế độ dinh dưỡng
Thức ăn cho chim bồ câu gà bao gồm:
Thức ăn chính: hỗn hợp thóc, ngô, các loại đậu, cám viên. Khối lượng thức ăn vào khoảng 100g/chim trưởng thành và 40g/chim non.Thức ăn bổ sung: Hỗn hợp sỏi sạn nhỏ, khoáng Premix và muối ăn với tỉ lệ 10:85:5.Nước uống: Mỗi cặp chim bồ câu uống khoảng 100ml nước/ngày và có thay đổi theo mua nóng hoặc lạnh.
Một điều cần lưu ý là thức ăn và nước uống của chim cần được thay hàng ngày để tránh bị hư hỏng, ẩm mốc và nước bị bẩn.
Phòng ngừa bệnh dịch
Xem thêm : Cập Nhật Bảng Giá Gà Tre Tân Châu Mới Nhất Năm 2020
Mặc dù chim bồ câu gà có sức đề kháng mạnh nhưng những biện pháp phòng ngừa bệnh dịch là rất cần thiết.
Vệ sinh chuồng trại: Bồ câu là loại sống rất sạch sẽ nên nếu chuồng trại ẩm thấp, kém vệ sinh sẽ làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của chim. Người nuôi cần thường xuyên dọn dẹp chuồng trại, có thể là 2 lần/tuần.Dùng thuốc phòng bệnh: Các vitamin và khoáng chất có thể được trộn vào thức ăn hoặc nước uống để tăng sức đề kháng cho chim. Ngoài ra, người nuôi cần tiêm vacxin 3 lần/năm cho đàn chim. Tuyệt đối không để chim lạ, không rõ nguồn gốc tiếp xúc với đàn vì điều này có thể phá vỡ không gian nuôi khép kín và lây lan bệnh nếu có.
Như vậy, với những kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà như trên thì mỗi cặp chim giống sẽ đẻ 8 – 12 lứa/năm và mỗi lứa khoảng 2 trứng. Số lượng chim con có thể xuất bán sau 30 – 45 ngày với giá thành khá ổn định vào khoảng 100,000 – 120,000/kg.
Kết luận
Mô hình nuôi chim bồ câu gà có tiềm năng kinh tế rất lớn, có thể giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, thậm chí vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình. Tuy nhiên bà con cần nắm rõ các kỹ thuật nuôi chim bồ câu gà để giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình nuôi và nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận từ loài chim này. Chúc bà con thành công!
Từ xưa bồ câu đã được biết đến là một món ăn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích trong y học. Mô hình nuôi bồ câu hiện đang được phát triển. Đối với những ai mới nuôi lần đầu hoặc dự định sẽ nuôi trong tương lai chắc chắn sẽ bỡ ngỡ về cách nuôi bồ câu. Vấn đề rất quan trọng đó là chim bồ câu ăn gì ? Thức ăn của chúng có giống với các loại gia cầm khác hay không ? Tất tần tật những thông tin về thức ăn cho chim bồ câu sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này.
Các loại bồ câu thường nuôi
Một vài loại bồ câu chuyên thịt được nuôi nhiều hiện nay, bà con có thể tham khảo để chọn cho mình giống bồ câu thịt phù hợp nhất.
Bồ câu Pháp
Bồ câu Pháp được nuôi theo hướng chuyên thịt nhờ vào trọng lượng lớn lên đến 800gram – 1,2kg/ con. Đây là giống bồ câu du nhập từ Pháp và được lai tạo với bồ câu của Việt Nam để thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta.
Mỗi năm 1 cặp bồ câu sinh sản từ 8 đến 9 lứa chim non và có tỷ lệ sống hơn 95%. Đối với bồ câu ra ràng trọng lượng khoảng 0,5 – 0,6kg.
Mức giá của chim bồ câu giống khoảng 250 – 500 nghìn một cặp tùy theo lứa tuổi của chúng.
Bồ câu vua
Bồ câu vua có nguồn gốc từ bang New Jersey, Hoa Kỳ, con được gọi là bồ câu K hay bồ câu Mỹ. Bồ câu vua được lai tạo dần dần để thích nghi với môi trường của Việt Nam.
Hiện nay, đây là một trong những giống bồ câu mang lại lợi nhuận cao và được nhiều người chăn nuôi.
Bồ câu Mỹ có nhiều màu lông khác nhau, chủ yếu là màu trắng và đỏ thẫm. Khi trưởng thành,bồ câu trống có thể nặng tới 1kg, bồ câu mái khoảng 0,8kg. Bồ câu ra ràng có cân nặng khoảng 700gram.
Giá bồ câu vua có nhỉn hơn bồ câu Pháp một chút, khoảng 500.000 – 1.200.000/ cặp tùy thuộc vào lứa tuổi.
Xem thêm: 5 kinh nghiệm chạy taxi giúp tăng thu nhập lên gấp đôi, kinh nghiệm lái xe taxi giúp tài xế “hái ra tiền”
Bồ câu ta
Bồ câu ta hay còn gọi là bồ câu Việt Nam là giống bồ câu nội địa xuất hiện ở hầu hết các khu vực nước ta. Bồ câu ta có dáng hình nhỏ nhắn hơn nên chưa được đánh giá cao về việc lấy thịt. Tuy nhiên thịt chim bồ câu ta lại được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng.
Trung bình mỗi con bồ câu cân nặng từ 350 – 400 gram khi trưởng thành. Con trống sẽ nặng hơn con mái một chút.
Bồ câu ta sinh sản nhiều, mỗi năm đẻ khoảng 6 – 7 lứa, nuôi khoảng 1 tháng chúng có thể nặng tới 370gram và có thể xuất bán.
Giá chim giống dao động khoảng 200 – 350 nghìn đồng/ cặp tùy độ tuổi.
Chim bồ câu ăn gì ?
Giống với đa số những con gia cầm khác, chim bồ câu thích ăn các loại hạt thóc, lúa, kê,… Nhưng nếu nuôi chim thịt thì phải áp dụng chế độ ăn khoa học.
Thức ăn cho bồ câu
Nhóm thức ăn chính: thành phần thức ăn của chim bồ câu hầu như là thóc và bắp. Khi cho bồ câu ăn, cần làm sạch bụi bẩn, loại bỏ các hạt bị hư, lép. Bảo quản nơi khô ráo tránh để thức ăn bị ẩm mốc.
Xem thêm : Đặc điểm vịt siêu thịt supper – vịt bơ
Nhóm thức ăn phụ: bao gồm các loại đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu đen,… nên rang lên trước khi cho chim ăn và kiểm soát tình hình ăn uống của chúng do trong đậu chứa rất nhiều hất béo, nhất là đậu nành.
Sỏi nhỏ: những viên sỏi nhỏ có kích thước dưới 5mm rất tốt cho hệ tiêu hóa của chim. Có thể trộn chung giữa premix với sỏi cho chim ăn.
Bồ câu con ăn gì ?Giai đoạn mới nở: Bồ câu con vẫn phụ thuộc vào nguồn thức ăn mà chim bố mẹ mớm cho. Nên cho chúng ăn thức ăn dành cho gà con để chim dễ tiêu hóa và nhanh lớn hơn. Bồ câu được 20 – 30 ngày tuổi:Chim bồ câu ăn gì khi được 20 ngày tuổi ? Lúc này, chim tuy đã gần đủ lông nhưng vẫn cần đến sự hỗ trợ của chim bố mẹ. Thức ăn vẫn là loại mềm dễ tiêu hóa.Chú ý cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cuẩn bị cho quá trình tách đàn. Chim non được 10 – 15 ngày thì nên tách mẹ để chim bố mẹ chuẩn bị sinh lứa mới.Chim bồ câu ăn gì khi trưởng thành ?
Khi đã trưởng thành thì chim bồ câu ăn gì ? Khi chim được 40 – 60 ngày tuổi thì chim đã tự ăn và nuôi hướng hậu bị. Cho chim ăn thức ăn bổ sung, nhỏ vacxin lasota theo liều lượng phía trên.
Thức ăn nước uống cho chim phải sạch sẽ, tránh để cho chim bị tiêu chảy, mắc bệnh thương hàn, E.Coli,… Cần quan sát kỹ đàn bồ câu để kịp thời điều trị ngay các triệu chứng.
Chế độ ăn cho chim bồ câu
Trộn thức ăn cho chim như sau:
Thức ăn chính: 75% bắp hoặc thóc + 25% hạt đậu. Đổ sẵn thức ăn chính vào máng.Thức ăn phụ: 85% Premix + 5% Muối + 10% sỏi nhỏ. Lượng thức ăn này thêm vừa đủ, không để dư dễ bị mất chất.
Mỗi ngày cho chim ăn 2 -3 lần, tập cho chúng ăn theo giờ cố định để tạo thói quen cho chim. Thức ăn cho bồ câu lúc sinh sản như sau:
Không nuôi con: 100 gram/ cặp/ ngày;Đang nuôi con: 130gram/ cặp/ ngày.
Mỗi ngày, một đôi chim sẽ uống khoảng 0,2 lít nước, lượng nước sẽ dao động lên 0,3 lít nước vào mùa nóng và giảm xuống 0,15 lít nước vào mùa lạnh.
Cần thay nước mới mỗi ngày, đảm bảo máng nước luôn đầy, không để cho bồ câu bị thiếu nước.
Phòng bệnh cho chim bồ câu
Mặc dù bồ câu có sức đề kháng khá tốt, tuy nhiên với mật độ nuôi nhốt khá chật hẹp thì dịch bệnh vẫn có thể xảy ra.Quét dọn thường xuyên khu chăn nuôi, định kỳ 1 tháng 2 lần là được, sửa lại những chỗ hỏng, cạo bỏ phân còn dính lại trong chuồng.Tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho chim, chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của toàn đàn.Hạn chế ra vào và không cho chim lạ tiếp xúc với đàn bồ câu.Dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ các máng ăn máng uống mỗi ngày. Thay mới thức ăn và nước uống để đảm bảo chất lượng nguồn dinh dưỡng.Bồ câu rất hay gặp các bệnh cầu trùng, vỏ trứng bị mềm, bệnh về đường hô hấp,… Cần theo dõi kỹ tình trạng bệnh và đến ngay cac cơ sở thú y để được sự tư vấn trị bệnh tốt nhất.Chim bồ câu ăn gì ?
Chúng tôi đã giải đáp câu hỏi chim bồ câu ăn gì dành cho bà con mới bắt đầu nuôi bồ câu. Thức ăn cho chúng không quá cầu kì hay khó tìm nhưng phải đảm bảo theo chế độ dinh dưỡng. Ngoài việc cho chim bồ câu ăn gì để lớn nhanh, tăng trọng tốt còn phải có cách chăm sóc, phòng bệnh cho đàn chim luôn khỏe mạnh. Có bất cứ câu hỏi nào về vấn đề này, mời bà con để lại ý kiến trong phần bình luận. Cảm ơn bà con đã theo dõi bài viết.
Một vài câu hỏi thường gặp
– Thức ăn chủ yếu của chim bồ câu là thóc, bắp,… ở chim non nên cho ăn thức ăn dành cho gà con đến khi chim cứng cáp hơn. Ngoài ra còn cho chúng ăn thêm đậu xanh, đậu đen, đậu nành,… – Cho bồ câu ăn muối, khoáng premix… để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.Chim bồ câu ăn gì ? Chúng ăn được gần như tất cả các loại ngũ cốc, bao gồm cả gạo. Trong khẩu phần ăn chỉ cần trộn 20% bởi gạo không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Cần bổ sung thêm bắp, đậu, cám viên,…
Bồ câu con bao lâu biết ăn ?
Chim bồ câu từ 40 ngày tuổi sẽ tự biết ăn và tự tách khỏi chim bố mẹ.
Bồ câu non mấy tháng thì đẻ ?
Tùy theo quá trình chăm sóc bồ câu, chế độ dinh dưỡng, giống bồ câu,… mà có thời gian sinh nở khác nhau. Thông thường bồ câu non khoảng 4 – 6 tháng thì bắt đầu sinh sản.Ngọc Thạch
Tôi là một người thích nuôi gà đá và xem đá gà trực tiếp. Tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm trong suốt quá trình chăn nuôi gà chiến cùng với các anh em có chung đam mê.
Trả lời Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận
Tên *
Đá Gà Campuchia – website trực tiếp những trận đá gà kịch tính nhất từ sàn đấu Thomo Campuchia với đường truyền chất lượng không giật lag.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức