Nuôi lợn rừng đòi hỏi phải am hiểu đầy đủ các vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật, đặc biệt là thức ăn. Với kinh nghiệm hơn 8 năm triển khai mô hình nuôi lợn rừng cho hiệu quả kinh tế cao; Trang trại lợn rừng NTC tạm biên soạn tài liệu hướng dẫn về “Thức ăn cho lợn rừng”.
- Cựa gà không phải là ngón chân gà
- Chuột túi sống ở đâu ? Những điều bạn chưa biết về loại động vật biểu tượng của nước Úc
- Nhiệt độ ấp trứng gà bao nhiêu là tốt nhất? Tại sao?
- Cách nhận biết Chim Yến Phụng sắp đẻ? Nuôi bao lâu thì đẻ?
- Kỹ thuật chăn nuôi vịt chuyên thịt thương phẩm – Chi tiết tin – Văn phòng nông thôn mới
Video hướng dẫn kỹ thuật nuôi lợn rừng
Bạn đang xem: Thức ăn dành cho lợn rừng
1. Các loại thức ăn cho lợn rừng
– Thức ăn thô xanh gồm cây chuối, cỏ voi, cỏ sả, cỏ cao lương, thân cây ngô, rau muống, rau khoai lang… các loại củ quả…
– Thức ăn tinh bột gồm: cám gạo, sắn, khoai, bột ngô…
– Thức ăn bổ sung đạm gồm đậu đỗ các loại (đậu tương, đậu thiều…), cá khô…đặc biệt là giun quế.
– Thức ăn bổ sung khác gồm bột Premix khoáng, vitamin…
– Ngoài ra, sử dụng các cây thuốc nam làm thức ăn cho lợn để phòng chống các bệnh đường ruột gồm:
+ Cây hoàng ngọc.
+ Cây chè khổng lồ.
+ Cây hoa tím (cây tiểu cô nương).
+ Cây nhọ nồi.
+ Cây thèn đen (cây phèn đen).
+ Cây khổ sâm.
Xem thêm : Hướng Dẫn Cách Nuôi gà Con Mới Nở Lớn Nhanh Khỏe Mạnh
Lợn rừng ăn 70% rau xanh, 10% tinh bột và 10% là thức ăn tinh đạm (giun quế)
Cách sử dụng cây thuốc nam:
– Đối với lợn con:
+ Mới sinh ra chưa biết ăn hoặc ốm nếu bị tiêu chảy ta sử dụng 5 búp lá ổi, 1 ít lá khổ sâm, 1 ít lá phèn đen, 1 ít lá nhọ nồi và 1 chén nước giã lấy nước cho lợn con uống trực tiếp hoặc đun lấy nước cho lợn con uống.
+ Nếu lợn con đã biết ăn thì cho lợn con ăn trực tiếp lá ổi, lá khổ sâm, phèn đen và lá nhọ nồi nhưng chủ yếu là lá ổi.
– Đối với lợn mẹ: Khi có dấu hiệu bị tiêu chảy nên cho lợn ăn trực tiếp các cây thuốc nam trên.
(*) CHÚ Ý:
– Trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng nên cho lợn ăn cây thuốc nam để có tác dụng phòng bệnh tiêu chảy.
– Khi thấy có dấu hiệu tiêu chảy ta phải cho ăn cây thuốc nam luôn.
– Bình thường khi thay đổi khẩu phần ăn thì ta cũng cho nên cho lợn ăn thêm cây thuốc nam để phòng tránh bệnh tiêu chảy.
– Trong trường hợp bị rất nặng mới sử dụng đến thuốc kháng sinh để điều trị.
2. Công thức và các phối trộn thức ăn cho lợn rừng
2.1. Công thức phối trộn thức ăn
Tùy điều kiện chăn nuôi của hộ và loại nguyên liệu sẵn có của địa phương để phối trộn thức ăn sao cho vừa cân đối dinh dưỡng lại vừa hạ giá thành sản phẩm lợn hơi xuất chuồng, sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số công thức để hộ chăn nuôi tham khảo:
Xem thêm : Thức ăn gà mỹ giúp gà tăng cân nhanh chóng
Tỷ lệ phối trộn và giới hạn tỷ lệ tối đa các loại nguyên liệu sử dụng trong phối chế khẩu phần ăn cho lợn rừng
(*) Lưu ý: bảng tỷ lệ phối trộn trên chỉ mang tính chất tương đối, tùy thuộc vào từng chu kì của lợn để thay đổi tăng, giảm cho phù hợp.
2.2. Cách phối trộn thức ăn
Đổ dàn đều các loại nguyên liệu đã nghiền ra nền nhà khô, sạch hoặc gạch lát theo thứ tự: Loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. Đối với loại nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin phải trộn trước với 1 ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác để đảm bảo độ đồng đều. Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng thức ăn vào bao nilon, bên ngoài bao nilon là bao tải, buộc kín lại. Đặt bao thức ăn lên giá, không để vào chỗ quá kín hoặc nơi ẩm ướt. Sau khi lấy cám ra cho lợn ăn cần buộc kín phần còn lại tránh ẩm, mốc. Chú ý chống chuột cắn rách bao cám.
2.3. Yêu cầu nguyên liệu
– Nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng: không bị ẩm mốc, sâu, mọt, hấp hơi, có mùi lạ và không bị vón cục. Một số nguyên liệu cần được sơ chế trước để lợn dễ tiêu hoá (như đậu tương cần rang chin, vỏ sò, vỏ hến phải nung nóng trước khi nghiền…).
– Các loại nguyên liệu thức ăn trước khi phối trộn cần nghiền nhỏ. Khối lượng nguyên liệu phối trộn cần phải căn cứ vào số lượng lợn và mức ăn để trộn vừa đủ lượng thức ăn cho khoảng 5 – 7 ngày rồi lại trộn tiếp, tránh để lâu dễ phát sinh ẩm mốc.
Hiện trang trại lợn rừng NTC đang triển khai mô hình hợp tác nuôi lợn rừng với các hộ dân trên cả nước với các chính sách hỗ trợ sau:
– Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi lợn rừng.
– Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.
– Hỗ trợ giống các cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.
– Hỗ trợ giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển.
– Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.
– Hỗ trợ vay 50% vốn.
– Hỗ trợ thu mua đầu ra.
==> Các hộ chăn nuôi có nhu cầu mua lợn rừng giống, lợn rừng thương phẩm hoặc cần tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi vui lòng liên hệ tới trang trại lợn rừng NTC theo số Hotline: 0961 36 0128 để được tư vấn chi tiết.
Cùng danh mục
- Công tác thú y và phòng chống bệnh dịch cho lợn rừng
- Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng đực giống
- Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng hậu bị
- Kỹ thuật quản lý lợn rừng sinh sản
- Kỹ thuật xây dựng chuồng nuôi lợn rừng
- Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái khi mang thai
- Chăm sóc nuôi dưỡng lợn rừng con
- Tập tính của lợn rừng
- Vài kinh nghiệm nuôi heo rừng
- Đặc điểm lợn rừng của Thái Lan
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức