Căn bệnh thường gặp mà hầu như đàn gà nào cũng khó tránh khỏi, đặc biệt là gà nuôi trên nền. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh gây ra, các Chuyên gia, Bác sĩ của Mebipha đã nguyên cứu phát triển công thức điều trị hiệu quả nhanh chóng cho gà bị bệnh cầu trùng ghép viêm ruột.
Nguyên nhân gia cầm nhiễm bệnh cầu trùng ghép viêm ruột
Bạn đang xem: Bệnh cầu trùng ghép viêm ruột trên gà, cách điều trị hiệu quả, nhanh chóng
Bệnh Cầu trùng ở gà là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Có nhiều loài cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, tuy nhiên giống cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài : Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng – ruột già ) và Eimeria necatrix (ký sinh trùng ở ruột non).
Bệnh Cầu trùng lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa do gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm mầm bệnh. Gây rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì, làm cho gà không hấp thu được dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm tăng trọng, gà mắc bệnh này thường còi cọc, chậm lớn, suy yếu có thể chết (tỷ lệ chết 20 – 30% ).
Gà mắc bệnh cầu trùng, sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi để phát sinh bệnh viêm ruột hoại tử làm gia tăng tỷ lệ chết cao hơn.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên gà từ 2 – 8 tuần tuổi hay mắc nhất và ở tất cả các hình thức chăn thả (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp có nguy cơ mắc cao nhất).
Biểu hiện của gà nhiễm bệnh cầu trùng ghép viêm ruột
Gà ủ rũ, kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, gà đi ỉa phân có bọt màu vàng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), phân có lẫn máu, gà đi lại khó khăn, xã cánh, xù lông.
Bệnh tích
Ruột non nhìn bên ngoài thấy các nốt xuất huyết chấm trắng xen kẽ chấm đỏ, bên trong viêm đỏ, ruột căng phồng lớn, dễ đứt rời, chất chứa mùi hôi thối.
Cách phòng bệnh cầu trùng ghép viêm ruột
1. Vệ sinh phòng bệnh :
+ Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng.
+ Nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo.
+ Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ; thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng.
+ Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.
+ Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng: MEBI IODINE hoặc CLEAR 1-2 lần/tuần.
2. Phòng bệnh bằng thuốc:
Sử dụng một trong những loại thuốc để phòng bệnh cầu trùng: DICLACOX hoặc MEBI-COX 5% S hoặc MEBI-COX 2,5%. Dùng cho gia cầm ở giai đoạn 10-12 ngày, 20-22 ngày; 30-32 ngày.
Điều trị bệnh cầu trùng ghép viêm ruột theo công thức của Mebipha
- Kiểm soát môi trường: Thay chất độn chuồng mới khi nền chuồng ẩm ướt.
- Dùng thuốc hạ sốt, vitamin K, giải độc gan để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Dùng thuốc điều trị cầu trùng ghép viêm ruột hoại tử.
- Tùy theo dịch tễ từng trại, bà con chăn nuôi có thể sử dụng một trong những loại thuốc điều trị như sau:
Xem thêm : Nhận Biết Gà Linh Kê – Gà Thần Kê Chọn Ra Gà Tài Gà Quý
Sáng: Dùng AMPRO WS (1g/10 kg TT) hoặc DICLACOX (1ml/10 kg TT) – đặc trị cầu trùng kết hợp với hạ sốt PARA C (1g/2 lít nước) và VITAMIN K ORAL để cầm máu, chống xuất huyết (1ml/15 kg TT).
Chiều: Dùng MEBI-OXOMIX 20% – giải pháp hiệu quả hàng đầu đặc trị bệnh viêm ruột hoại tử, chưa kháng thuốc, an toàn cho gia cầm đẻ, với liều 1g/10-15 kg TT.
Có thể thay thế MEBI-OXOMIX 20% bằng AMPICOLI VIP hoặc AMOX AC 50% (1g/15-20 kg TT) – đặc trị bệnh viêm ruột hoại tử, an toàn cho gia cầm đẻ.
Tối: Giải độc gan thận HEPASOL B12 (1ml/10kg TT) hoặc AMINO PHOSPHORIC (1g/10kg TT).
Liệu trình điều trị: 4- 5 ngày liên tục.
Hiểu rõ hơn về bệnh cầu trùng ghép viêm ruột trên gà và hướng điều trị sao cho tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả tối ưu, nhà chăn nuôi liên hệ hotline: 0917 598 691 – 0948 810 808 hoặc nhắn tin cho Mebipha để được tư vấn bởi Bác Sĩ Thú Y Đào Hồng.
——————————————
CÔNG TY TNHH TM SX MEBIPHA – Chuyên gia hàng đầu thuốc Thú y – Thủy sản tại Việt Nam.
Hotline: 0948 810 808
Website: https://mebipha.com
Địa chỉ VP: 965/36/10 Quang Trung, P.14, Q. Gò Vấp, Tp. HCM
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức