Bệnh cầu trùng ở gà có tỉ lệ mắc cao, mặc dù tỷ lệ chết rất thấp nhưng lại gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế khiến gà còi cọc chậm lớn, tốn kém chi phí thức ăn, thuốc thú y cơ thể suy yếu dẫn tới mắc các bệnh truyền nhiễm khác. Để giúp bà con hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này, dưới đây là tất tần tật những chia sẻ chúng tôi mang tới cho bạn.
Bệnh cầu trùng ở gà là bệnh gì?
Bệnh cầu trùng ở gà hay gia cầm là căn bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào gây ra, thuộc 2 dạng chủ yếu là Eimeria tenella loại ký sinh ở manh tràng – ruột già và Eimeria necatrix loại ký sinh trùng ở ruột non.
Bệnh cầu trùng ở gà có lây không?
Bệnh cầu trùng ở gà có tốc độ lây lan vô cùng nhanh, chủ yếu qua đường tiêu hoá phổ biến ở gà có độ tuổi từ 2 – 8 tuần. Đặc biệt căn bệnh cầu trùng có tỉ lệ mắc cao ở mọi hình thức chăn nuôi trong đó gà nuôi chăn thả là hay bị mắc nhất.
Nguyên nhân lây bệnh cầu trùng ở gà
Nang cầu trùng tồn tại ở ngoài môi trường vô cùng lâu và khó bị tiêu diệt, do đó khi gà ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh chính là nguyên nhân khiến căn bệnh này bùng phát.
Tác hại bệnh cầu trùng ở gà
Gà bị nhiễm bệnh cầu trùng mặc dù tỉ lệ chết không quá cao tuy nhiên lại còi cọc, chậm lớn do rối loạn tiêu hoá, các tế bào thượng bì bị tổn thương, giảm mạnh khả năng hấp thụ và trao đổi chất dẫn tới không đạt năng suất. Thậm chí gà bị mắc bệnh cầu trùng còn bị giảm mạnh sức đề kháng khiến cho nhiều căn bệnh khác có thể bùng phát, căn bệnh này được xác định tỉ lệ chết trung bình là ở khoảng 20 – 30%
Biểu hiện / dấu hiệu bệnh cầu trùng ở gà?
Triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh cầu trùng trên gà chính là bỏ ăn, khát nước, luôn không được mềm mượt, đi lại loạng choạng. Đặc biệt theo các chuyên gia bệnh cầu trùng ở gà được chia ra thành 3 thể, bao gồm:
Thể cấp tính
Đối với thể cấp tính biểu hiện rõ rệt nhất là gà bỏ ăn hoặc ăn kém, người mệt mỏi, ủ rũ luôn trong tình trạng khát nước. Gà ở giai đoạn này cũng gặp vô vàn những sự khó khăn khi di chuyển, vận động.
Ở thể cấp tính gà thường đi ngoài phân có bọt vàng hoặc phân có màu nâu đỏ, kế tiếp chuyển sang giai đoạn phân lẫn máu, thậm chí có nhiều trường hợp gà đi ngoài toàn máu.
Giai đoạn này gà trông thiếu sức sống, không hoạt bát, nhanh nhẹn, vô cùng nhợt nhạt yếu ớt. Sau từ khoảng 2 đến một tuần nhiễm bệnh gà có biểu hiện co giật nếu người chăn nuôi không can thiệp kịp thời tỷ lệ chết ở giai đoạn này lên tới 70 – 80%.
Thể mãn tính
Bệnh cầu trùng ở thể mãn tính thường xuất hiện ở gà khoảng 90 ngày tuổi, tuy nhiên ở thể này gà càng có tuổi bệnh càng nhẹ với những biểu hiện như:
Thức ăn không được tiêu hóa kịp thời do đó gà thường bị đi ngoài phân sống, ỉa chảy, lâu dẫn tới phân có màu đen và lẫn máu.
Gà xù lông, khó khăn trong việc đi lại, gà mắc bệnh mệt mỏi, ốm yếu, tuy nhiên giai đoạn này bệnh tiến triển không quá nhanh. Gà mắc bệnh cầu trùng ở thể mãn tính dẫn tới niêm mạc ruột hư hại nặng do đó khó khăn trong việc trao đổi dinh dưỡng, hấp thu thức ăn dẫn tới còi cọc, chậm lớn và tăng cân chậm.
Thể mang trùng
Thể mang trùng hay còn gọi là thể ẩn bệnh là một dạng khá phức tạp phần lớn gặp ở gà đã trưởng thành và đang sinh đẻ. Ở thể này gà bị mắc bệnh cầu trùng vẫn khoẻ mạnh, ăn uống bình thường, không đi ngoài tiêu chảy hoặc rất ít.
Tuy nhiên ở thể mang trùng tác hại to lớn nhất chính là tỷ lệ đẻ trứng giảm tới 15 – 20%, đó là lý do mà người chăn nuôi đôi khi cũng không thể tìm ra được những nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh tích của bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng ở gà nói riêng và ở gia cầm nói chung có bệnh tích vô cùng điển hình, trong đó rõ rệt nhất chính là ở ruột non và manh tràng.
Ruột non
Ruột non của gà bị bệnh cầu trùng thường sưng to, nhất là ở đoạn tá tràng, ngoài ra thành ruột dày cộm lên có những chấm trắng. Đặc biệt ruột gà bị trương to, vách ruột dễ vỡ, trong ruột chứa chất lỏng có mùi vô cùng khó chịu.
Xem thêm : Gà Trống Đẻ Trứng Là Điềm May Hay Rủi? Giải Mã Điềm Báo Tốt Xấu
Quan sát bề mặt niêm mạc trong ruột xuất hiện nhiều điểm trắng đỏ, manh tràng, tá tràng có màu đỏ sẫm.
Manh tràng
Manh tràng gà bị bệnh thường sưng rất to, bên trong có xuất huyết và đầy máu, nếu như gà bị mắc bệnh nặng gà sẽ bị xuất huyết manh tràng dẫn tới hoại tử từng mảng đen.
Cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Điều trị bệnh cầu trùng ở gà đòi hỏi kinh nghiệm và phương pháp sử dụng thuốc hợp lý. Dưới đây là những phác đồ chúng tôi dành tặng đến khách hàng.
Phác đồ điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà
Để giúp gà khoẻ mạnh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dưới đây là những kinh nghiệm công ty cổ phần tập đoàn Goovet dành tặng đến khách hàng.
Cách phòng bệnh cầu trùng ở gà đóng vai trò vô cùng quan trọng
Video bệnh cầu trùng ở gà
Với tất tần tật những chia sẻ trong nội dung bài viết trên chắc chắn bà con đã nắm lòng được bệnh cầu trùng ở gà, cũng như những kinh nghiệm tốt nhất, chúc bà con thành công. Đừng quên quay trở lại với chúng tôi để theo dõi những tin tức tuyệt vời khác.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức