Vẹt trắng hiện đang là một trong những vật nuôi được yêu thích không chỉ ở thế giới mà còn ở cả Việt Nam. Những kiến thức về loài chim vẹt trắng dưới đây sẽ rất hữu ích với những ai đang có ý định nuôi loài vẹt này. Hãy cùng tham khảo nhé.
- Triệu chứng và cách xử lý khi phát hiện gà nhiễm bệnh ORT? – Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
- Bệnh thương hàn: nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
- Giải pháp giúp gà mau ra mỏ khi bị thương cực nhanh và hiệu quả
- Thức ăn cho gà 1 tháng tuổi gồm những gì? Cách nuôi gà con nhanh lớn khỏe mạnh
- Gà ác CP
1. Vẹt trắng là chim gì?
Vẹt trắng có tên khoa học là Cacatua Galerita. Loài vẹt này được gọi với nhiều tên khác nhau như: vẹt Cockatoo, vẹt trắng màu vàng hay vẹt trắng Úc do phân bố nhiều và chủ yếu ở phía Bắc của Châu Úc.
Bạn đang xem: Vẹt trắng là chim gì, ăn gì, có biết nói không, giá bao nhiêu?
Chiều cao trung bình của một con vẹt trắng ở độ tuổi trưởng thành là khoảng 40 – 50cm. Trong tự nhiên tuổi thọ của chúng có thể kéo dài từ 40 – 60 năm.
Vẹt trắng được biết đến là một họ vẹt lớn. Màu sắc trên bộ lông của chúng bao phủ là màu trắng, mào màu vàng. Dáng vẻ bên ngoài của chúng khá hút mắt, đặc biệt còn rất thân thiện. Do đó, giống vẹt này được nuôi ở nhà khá nhiều.
So với nhiều giống vẹt khác, vẹt trắng khá quấn chủ, chúng rất thích tương tác với chủ nhân của mình. Chiếc mào của vẹt thường dựng lên khi nó bị kích thích hoặc muốn bày tỏ cảm xúc nào đó. Nhiều người nuôi loài vẹt này còn nói rằng chúng có tình cảm gần gũi như loài chó và mèo.
2. Vẹt trắng ăn gì?
Thức ăn chính của vẹt trắng là hạt hướng dương, hạt ngô, bo bo, lúa. Trong quá trình nuôi dưỡng tại nhà, bạn cần phải cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho chúng. Mỗi ngày bạn cần phải cung cấp một lượng hoa quả và rau xanh. Nếu trường hợp không có hạt thức ăn tươi, có thể thay thế bằng thức ăn cho vẹt đóng gói sẵn.
3. Vẹt trắng có biết nói không?
Vẹt trắng nổi tiếng là giống vẹt gần gũi và thông minh nên chúng có khả năng học nói nếu như được dạy bảo đúng cách. Loài vẹt này có thể nói được nhiều từ, phát âm được nhiều tiếng.
Luyện nói cho vẹt trắng cũng không quá phức tạp vì đây là giống vẹt quấn chủ, rất thích tương tác với chủ nhân. Chúng giống như một đứa trẻ, nếu bạn dành thời gian dạy bảo chúng sẽ rất thích.
Xem thêm : Ấp trứng ngỗng bằng máy ấp trứng đơn giản nhất
Kinh nghiệm dạy nói cho vẹt trắng bạn cần dạy chúng những từ ngữ đơn giản trước, dần dần tăng độ khó.
4. Vẹt trắng Úc giá bao nhiêu?
Vẹt trắng Úc, vẹt trắng mào vàng giá bao nhiêu là quan tâm của không ít người nuôi chim. Đây là giống vẹt thông minh và có ngoại hình đẹp nên giá thành cũng không hề rẻ.
Với những chú vẹt trắng non sẽ có giá dao động ở mức 5 triệu đồng.
Còn với những chú vẹt đã trưởng thành, đã qua mùa thay lông, được tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêu chảy, cảm cúm thì giá có thể lên đến 10 – 15 triệu đồng/con.
Để mua được giống tốt nuôi bạn nên đến các địa chỉ bán chim cảnh uy tín, không nên mua tràn lan trên mạng. Bởi như vậy sẽ khó xác định được nguồn gốc, không đánh giá được chất lượng chim vẹt.
5. Cách nuôi
Khi nuôi vẹt trắng tại nhà bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến các vấn đề như môi trường sống, chăm sóc sức khỏe…
5.1. Lồng nuôi
Vì là loài vẹt có kích thước khá lớn nên bạn hãy ưu tiên chọn những chiếc lồng có hình vuông hoặc hình chữ nhật. Như thế sẽ giúp quá trình di chuyển của vẹt được thoải mái, dễ leo trèo, đùa nghịch.
Bên trong lồng cần trang bị đầy đủ các vật dụng như cành cây để vẹt đậu, đồ chơi cho vẹt, bát đựng nước và thức ăn.
Vẹt trắng là loài vẹt mang đặc tính xã hội nên bạn cần đặt lồng chim ở những nơi mà bạn dễ tương tác và tiếp xúc với chúng. Đồng thời cũng cần phải canh chừng những động vật nguy hiểm như chó, mèo…
5.2. Nhiệt độ
Xem thêm : Quy trình và nhiệt độ ấp trứng vịt đảm bảo tỉ lệ nở tốt nhất
Cân bằng nhiệt độ cũng là yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm khi nuôi một chú vẹt trắng tại nhà. Vào mùa đông bạn nên che chắn cẩn thận, không nên để vẹt bị rét. Còn mùa hè nên để lồng chim ở những nơi có bóng cây, thoáng mát. Nếu để vẹt ở trong tình trạng quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến chúng cảm thấy mệt mỏi, stress, sức khỏe suy giảm.
5.3. Chăm sóc sức khỏe
Ngoài cân bằng dinh dưỡng, môi trường sống, bạn cũng nên định kỳ cho vẹt trắng đi theo dõi sức khỏe định kỳ.
Trong trường hợp thấy chúng có biểu hiện lạ như chán ăn, phân lỏng, tự nhổ lông… thì cần đưa tới bác sĩ ngay.
Để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, bạn nên cho vẹt tiêm phòng đầy đủ các mũi cơ bản như tiêu chảy, cúm…
5.4. Hãy luôn yêu thương chúng
Loài vẹt này rất thông minh, chúng được gần gũi và quan tâm mỗi ngày. Do đó, nếu bạn đã quyết định nuôi tại nhà thì hãy cố gắng dành thời gian tương tác với chúng thường xuyên. Bạn có thể tương tác với chúng lúc cho ăn, lúc dạy nói… Nếu như bạn thờ ơ, không quan tâm rất có thể chúng sẽ bị trầm cảm, stress.
Chỉ cần bạn quan tâm và yêu thương chúng, thì chúng cũng sẽ đối tốt và yêu quý bạn.
Qua bài viết giới thiệu về vẹt trắng ở trên chắc hẳn bạn sẽ thấy loài vẹt này vô cùng thú vị và ấn tượng phải không? Hy vọng rằng, những chia sẻ ở trên của Yêu Chim giúp bạn hiểu rõ hơn được về loài chim này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy thường xuyên truy cập vào website để khám phá thêm được nhiều nội dung hữu ích khác nhé.
Nguồn: https://nhaxinhplaza.vn Danh mục: Gia Đình
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức