Chăn nuôi heo là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà bà con cũng cần phải biết trong chăn nuôi heo để đạt hiệu quả cao nhất.
Việc tiêm thuốc kích đẻ Oxytocin cho heo con nhằm giúp heo nái mẹ đẻ nhanh hơn tuy nhiên vẫn còn một số bà con chưa biết cách dùng Oxytocin trên heo sao cho phát huy hiệu quả cao nhất. Dưới đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách dùng Oxytocin trên heo, bà con hãy cùng tham khảo nhé!
Bạn đang xem: Cách dùng Oxytocin trên heo đơn giản, hiệu quả
Oxytocin là gì? Công dụng của Oxytocin
Oxytocin có tác dụng để kích thích chuyển dạ hoặc tăng cường co bóp tử cung (Ảnh: Sưu tầm)
Oxytocin là một loại thuốc kích đẻ, trước đây được chiết xuất từ protein, ngày nay có thể được tổng hợp bằng con đường hóa học.
Oxytocin có tác dụng để kích thích chuyển dạ hoặc tăng cường co bóp tử cung dùng trong các trường hợp nái rặn đẻ yếu, kích thích tiết sữa, cầm máu trong trường hợp chảy máu sau khi sinh, chống sót nhau và phòng viêm vú.
Oxytocin thường được dùng như là một giải pháp nhằm giảm số lượng lợn con chết ngạt khi sinh do thời gian đẻ kéo dài, rút ngắn khoảng thời gian đẻ giữa mỗi con. Tuy nhiên, tiêm oxytocin trước khi cổ tử cung mở hay trước khi heo con đầu tiên ra đời có thể dẫn đến heo con bị sai tư thế hoặc đẻ khó.
Cách dùng Oxytocin trên heo
Khi tiêm oxytocin trong chăn nuôi heo, bà con cần dùng đúng phương pháp theo khuyến cáo chuyên môn dưới đây:
-
Xem thêm : Cách làm chuồng heo thịt? Các mẫu chuồng nuôi lợn tốt nhất
Thúc đẻ với những con heo nái có tử cung đã mở nhưng co bóp yếu.
-
Đẩy những chất bẩn bên trong tử cung sau khi heo nái đẻ để đề phòng bệnh sót nhau.
-
Bà con chỉ được sử dụng thuốc khi tử cung đã mở hoàn toàn.
-
Chỉ sử dụng Oxytocin khi lợn đã đẻ được 6 con, đối với con nái đẻ bình thường.
-
Sử dụng thuốc Oxytocin khi khoảng thời gian giữa hai lần sinh là quá 30 phút.
-
Oxytocin chỉ được sử dụng khi quan sát thấy heo mẹ mệt mỏi, rặn yếu, sau 30 phút rợn nhưng lại chưa đẻ được heo con kế tiếp hoặc heo con đã ra hết rồi mà nhau thai chưa ra. Bà con không nên dùng Oxytocin nếu heo mẹ chưa đẻ con nào, rặn đẻ nhiều lần mà thai không ra hoặc đẻ được một số con rồi ngưng đẻ trong thời gian từ 30 phút trở lên. Bà con cần kiểm tra chính xác nguyên nhân trước khi dùng thuốc cho heo mẹ.
-
Tùy vào trường hợp mà bà con có thể tiêm theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm của nhà sản xuất, liều lượng tùy vào sức khỏe của heo mẹ. Mỗi lần đẻ chỉ nên tiêm tối đa 2 lần.
Thúc đẻ với những con heo nái có tử cung đã mở nhưng co bóp yếu (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm : Cách chế biến gà Đông Tảo với 11 món ăn ngon dễ làm tại nhà
Lưu ý khi sử dụng:
Bà con nên tiêm bằng mũi kim nhỏ, ở bên hông nái để tránh trường hợp heo nái đứng lên khi tiêm dẫn đến làm chậm quá trình đẻ. Khi đã tiêm Oxytocin vào heo nái mẹ, bà con cần quan sát:
-
Nếu heo mẹ không có dấu hiệu đẻ sau 20 đến 25 phút, bà con cần cân nhắc tiêm thêm liều thứ 2 khi đã kiểm tra xương, thăm khám xương chậu. Tầm 20 đến 25 phút sau khi liều thứ 2 được tiêm mà heo mẹ vẫn chưa đẻ được heo con thì bà con nhẹ nhàng vỗ heo nái mẹ đứng lên (có thể cho ra khỏi lồng) cho vận động nhẹ chừng 10 phút.
-
Nếu con nái nóng, nhịp thở 35 nhịp/phút trở lên, bà con cần nhỏ nước và mở quạt lên nái. Những con heo nái đẻ hơn 5 lứa, thở mệt, kiệt sức thì bà con cần có biện pháp can thiệp kịp thời.
Khi sử dụng Oxytocin, bà con cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ thú y.
Trên đây là bài viết về cách dùng Oxytocin trên heo cũng như lưu ý khi sử dụng. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ là nguồn tư liệu bổ ích giúp bà con dễ dàng hơn trong việc chăn nuôi heo nói chung và giúp heo nái mẹ đẻ nhanh hơn đúng cách nói riêng.
>>> Xem thêm: Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo ở heo nái – mang lại hiệu quả cao
Mọi thắc mắc và yêu cầu chi tiết Liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp
– Nguồn Bác sĩ nông nghiệp tổng hợp –
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức