Chăn nuôi lợn đem lại lợi nhuận lớn cho các trang trại. Tuy nhiên, các bệnh thường gặp ở lợn gây nguy cơ giảm sản lượng. Những bệnh này đều có khả năng lan rộng và gây thiệt hại lớn. Đã có trường hợp cả trang trại lợn phải tiêu hủy vì công tác thú y chậm trễ. Vì thế, người chăn nuôi nên chủ động nắm bắt tình trạng đàn lợn để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
1. Bệnh lở mồm long móng
Nguyên nhân: Virus Aphthovirus (7 chủng loại: O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3)
Bạn đang xem: 7 bệnh thường gặp ở lợn: Dấu hiệu, cách phòng tránh & hướng điều trị
Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh LMLM từ 5 đến 7 ngày. Gia súc có hiện tượng sốt cao trên 40 độ C. Ngoài ra, một số dấu hiệu dễ nhận thấy bằng mắt là trạng thái lờ đờ, chán ăn, khô mũi, miệng chảy dãi và có mụn viêm ở lợi. Những nốt mụn này có nguy cơ lây lan và lở loét gây cảm giác đau đớn.
Loại bệnh thường gặp ở lợn này khiến gia súc bị long móng, đi lại khó chăn, khập khiễng. Nếu người chăn nuôi thấy lợn hay bị khuỵu hai chân xuống nền chuồng, thì phải ngay lập tức cách ly để xét nghiệm.
Cách phòng tránh:
Nguyên nhân gây ra bệnh là do sự phát sinh của virus. Vì thế, chuồng trại cần được đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Dung dịch Nano Bạc có tính khử trùng rất hiệu quả. Ngoài ra, người chăn nuôi cần tuân theo những kiến thức phòng bệnh như:
- Chọn giống lợn khỏe mạnh, không mang mầm bệnh
- Không tiêu thụ “chui” lợn bệnh
- Kiểm tra tình trạng lợn định kỳ
- Cách lý triệt để lợn bệnh
Tìm hiểu thêm: Xăm lấy mẫu phân bón
Phương pháp điều trị:
Virus LMLM dễ bị ngăn chặn trong môi trường chuồng trại nóng, nước sôi (100 độ C) hoặc kiềm mạng (pH 9). Việc dọn dẹp phân chuồng cần được chú trọng vì đó là môi trường ẩn náu của virus.
Điều trị bệnh LMLM là khâu xử lý vết thương ở miệng và móng lợn. Người chăn nuôi có thể chữa miệng cho lợn bằng thuốc sát trùng nhẹ (chanh, khế chua). Nông dân dùng vải mỏng thấm các chất này và chà xát vào miệng heo. Đối với lợn bị long móng, nông dân sát trùng chân heo bằng nước muối. Thuốc sát trùng hút mủ giúp vùng da bị thương nhanh lên da non. Ngoài ra, việc băng bó bằng thuốc lào hoặc băng phiến giúp cách ly ruồi muỗi và vi khuẩn khác.
2. Bệnh tiêu chảy ở Lợn
Nguyên nhân: Virus Coronavirus
Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12 đến 18 tiếng. Đây là bệnh xảy ra quanh năm. Biểu hiện rõ ràng nhất là lợn bị tiêu chảy và kèm theo ói mửa. Điều này dẫn đến sự kém ăn và còi cọc.
Cách phòng tránh:
Vì bệnh xảy ra quanh năm nên việc xử lý chuồng trại là ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, thức ăn cho heo cần được kiểm định chất lượng. Các loại virus rất dễ lây lan trong môi trường nồm, ẩm và mất vệ sinh.
Phương pháp điều trị:
Xem thêm : Tổng hợp các loại vịt thịt ngon, dễ nuôi phổ biến ở Việt Nam
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở lợn. Vì thế, nông dân nên bổ sung axit hữu cơ Mega APM trong dinh dưỡng hàng ngày của lợn. Thuốc có tác dụng đặc trị tiêu chảy cấp tốc. Ngoài ra, nó ko gây tình trạng nhờn thuốc. Mega APM được sử dụng rộng rãi để thay thế kháng sinh chăn nuôi. Megacid L+ được khuyến cáo kết hợp với Mega APM để nâng cao hiệu quả trị tiêu chảy.
3. Bệnh cầu trùng ở Heo
Nguyên nhân: Virus Isospora suis
Triệu chứng:
Biểu hiện thường thấy nhất của lợn là lợn thải phân sệt, lỏng và có bong bóng bọt khí. Phân có màu vàng, cam nâu lẫn máu theo từng cấp độ bệnh. Tình trạng này diễn ra liên tục trong 5 đến 6 ngày. Tỷ lệ lợn chết vì mắc bệnh là khoảng 20%. Đặc biệt, sự xâm nhập của E.coli sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Cách phòng tránh:
Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại, người chăn nuôi nên kết hợp Men tiêu hóa cho lợn Mega Men để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh E.coli. Đây là dinh dưỡng hữu cơ không gây nhờn thuốc. Nó giúp giảm thiểu cơ hội bùng phát bệnh cầu trùng ở lợn.
Phương pháp điều trị:
Lợn mắc bệnh cần được bổ sung lượng nước lớn. Người chăn nuôi nên bù nước cho lợn bằng Vime – Electrolyte (1 gam với 2 đến 4 lít nước) hoặc truyền muối sinh lý NACl 0.9% (2 – 5ml/kg/ngày).
4. Bệnh đóng dấu lợn
Nguyên nhân: Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae
Triệu chứng:
Thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 8 ngày. Trong số các bệnh thường gặp ở lợn thì bệnh này gây sụt cân nhanh nhất. Triệu chứng cụ thể như sau:
- Thể quá cấp (ít gặp): Lợn sốt cao 42 độ C khiến cơ thể lợn mệt mỏi, da trắng bệnh. Lợn tử vong trong một ngày.
- Thể cấp tính: Lớn sốt cao 42 độ C, duy trì tình trạng kém ăn. Lợn thường nằm bẹp, lười vận động và có triệu chứng nôn mửa. Sau 2 ngày, da lợn xuất hiện mẩn đỏ.
- Thể mãn tính: Lợn sốt trong khoảng 41 – 41.5 độ C. Cơ thể lợn xuất hiện các nốt lở loét hình khối, dễ bong tróc.
Cách phòng tránh:
Lợn dễ mắc bệnh trong quá trình vận chuyển không đạt tiêu chuẩn. Thời tiết nóng là nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh. Vì thế, người chăn nuôi cần đảm bảo chất lượng chuồng trại và quy trình vận chuyển. Bên cạnh đó, các khoáng chất trong Kháng sinh thảo dược chăn nuôi giúp tăng đề kháng một cách an toàn. Loại kháng sinh này không gây kháng kháng sinh.
Phương pháp điều trị:
Tiêm các loại kháng sinh là cách trị bệnh hiệu quả nhất.
5. Bệnh tụ huyết trùng ở lợn
Nguyên nhân: Vi khuẩn Pasteurella multocida
Triệu chứng:
Bệnh có dấu hiệu chuyển cấp rất nhanh. Sau 8 đến 10 tiếng sẽ xuất hiện một cơn kịch phát gây sốt cao 42 độ C. Lợn có biểu hiện khó thở và nằm vật ra nền chuồng. Sau khi qua cơn kịch bệnh, lợn lại đứng lên ăn uống bình thường. Trường hợp gây tử vong cho lợn là trạng thái suy tim, co giật, hộc máu ở mũi và họng.
Cách phòng tránh:
Xem thêm : Tắc kè có nguy hiểm không? Đây là lời giải chính xác nhất!
Kháng sinh thảo dược chăn nuôi là sản phẩm phòng tránh bệnh hữu hiệu. Bên cạnh đó, chuồng trại cần được cơi nới phù hợp với kích thước của lợn. Điều kiện nóng, bí bách khiến lợn hay bị khó thở. Việc lắp thêm quạt hoặc mở rộng chuồng trại sẽ tạo độ thông thoáng.
Phương pháp điều trị:
Khi thấy lợn có biểu hiện bệnh, người chăn nuôi lập tức cách ly. Ngoài ra, việc tăng độ mát trong chuồng giúp làm dịu cơn sốt. Sau đó, nhà nông dùng khăn ấm lau bụng, bẹn cho lợn.
Các loại khánh sinh tiêm cho lợn cần tuân theo chỉ định của bác sĩ thú ý. Bổ sung vitamin K cũng là thao tác cần thiết trong 3 đến 5 ngày điều trị.
6. Bệnh Lepto (xoắn khuẩn)
Nguyên nhân: Xoắn khuẩn Lepto
Triệu chứng:
Thời kỳ ủ bệnh là từ 2 đến 20 ngày. Bệnh gây tình trạng sốt cao (40 – 41 độ C) khiến lợn chán ăn, ủ rũ. Bên cạnh đó, tình trạng tiêu chảy xảy ra thường xuyên. Một số lợn bệnh có triệu chứng bị vàng da.
Cách phòng tránh:
Người chăn nuôi nên đặt bẫy chuột để giảm thiểu mầm bệnh. Các con lợn bệnh, lợn chết cần được tiêu hủy, rắc vôi bột và đào hố để chôn.
Phương pháp điều trị:
Điều trị bệnh Lepto với kháng sinh giúp dập tắt dịch nhanh chóng. Kháng huyết thanh là sản phẩm được sử dụng phổ biến.
7. Bệnh sưng phù đầu
Nguyên nhân: Vi khuẩn E.coli sống ký sinh trong đường tiêu hóa
Triệu chứng:
Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Bệnh xuất hiện với hai cấp độ:
- Thể tối cấp tính: Lợn run rẩy, co giật và chết đột ngột
- Thể cấp tính: Lợn bị sưng mí mắt, hai bên má lợn bị phù nề, da lợn vàng vọt
Cách phòng tránh:
Bệnh thường xuất hiện sau khi lợn con cai sữa từ 3 – 4 ngày. Điều kiện khắc nghiệt về môi trường, nhiệt độ chuồng dễ khiến vi khuẩn E.Coli lây lan và gây bệnh. Người chăn nuôi nên cho lợn ăn bổ sung men tiêu hóa Mega Men để phòng tránh cách bệnh do E.Coli gây ra.
Phương pháp điều trị:
Bệnh sưng phù đầu xảy ra do sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột. Vì thế, người chăn nuôi nên ngừng cho lợn ăn các loại tinh bột. Điều này tránh làm vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Nguyên tắc trị bệnh hiệu quả là trung hòa hàm lượng độc tố trong máu bằng kháng sinh. Khánh sinh Genorfcoli được sử dụng với liệu lượng 2mg/ 10kg.
Việc nắm chắc kiến thức phòng tránh các bệnh thường gặp ở lợn và có hướng trị bệnh chuẩn xác, kịp thời sẽ đem lại hiệu suất chăn nuôi cao. Tỷ lệ lợn xuất chuồng càng lớn thì lợi nhuận chăn nuôi càng nhiều. Bên cạnh đó, chuồng trại là môi trường dễ gây bệnh cho đàn lợn nhất. Người chăn nuôi cần đặc biệt chú ý vệ sinh môi trường sống của lợn. Các dung dịch khử trùng như Nano Bạc, Axit hữu cơ cho Heo như Megacid L có tác dụng tiêu độc, diệt khuẩn hiệu quả.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức