Trong quá trình nuôi lợn, việc nhận biết lợn nái có thai là điều vô cùng quan trọng. Bởi khi lợn nái có thai, ta cần có chế độ chăm sóc phù hợp, chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng cho quá trình mang thai của lợn mẹ và sự phát triển của lợn con sau này.
Dấu hiệu nhận biết lợn nái có thai
– Lợn không động dục lại sau khoảng 3 tuần kể từ lúc phối giống
Bạn đang xem: Dấu hiệu nhận biết lợn nái có thai và cách chăm sóc
– Đầu vú to lên do tuyến sữa bắt đầu hoạt động và phát triển
– Lợn thường nằm sấp, trầm tính hơn
– Ăn nhiều, ngủ tốt hơn ngày thường
– Chân lợn sưng to lên
– Sau 1 thời gian, bụng lợn to lên trông thấy
Ảnh 1: Dấu hiệu nhận biết khi lợn nái có thai
Xem thêm :   Máy ấp trứng gia cầm  
Có thể bạn quan tâm: Heo nái mang thai bao ngày thì đẻ?
7+ hiện tượng lợn nái chuẩn bị đẻ và cách chăm sóc
Chăm sóc lợn nái trong quá trình có thai
Chế độ về khẩu phần ăn cho lợn nái có thai
Khi lợn mang thai, bà con chăn nuôi cần có chế độ ăn hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ khỏe mạnh, thai phát triển tốt, có nguồn sữa dồi dào cho heo con. Bà con nên cho ăn theo chế độ sau:
– Giai đoạn từ khi phối đến ngày thứ 90: cho lợn ăn 1.8 – 2 kg thức ăn/ ngày
– Giai đoạn mang thai từ ngày thứ 91 đến ngày thứ 110: cho lợn ăn khoảng 2.2 – 2.4 kg thức ăn/ ngày
– Trước khi sinh khoảng 3-5 ngày: giảm lượng thức ăn còn 1 – 1.5 kg / ngày
– Bổ sung vitamin và acid amin cho lợn: Trộn vào thức ăn sản phẩm dinh dưỡng AN THAI để hạn chế thai khô, thai gỗ, giúp bào thai phát triển tốt, nâng có sức đề kháng cho lợn mẹ.
– Nên cho lợn ăn đúng giờ
– Không cho lợn ăn thức ăn đã bị ăn ôi thiu, hư hỏng
Xem thêm : Các nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng tránh bệnh
– Tránh thay đổi khẩu phần ăn đột ngột
Chế độ vận động của lợn nái có thai
– Thời kỳ đầu mang thai nên cho lợn đi dạo vào buổi sáng và chiều mát, ngày 2 lần mỗi lần 1-2 giờ
– Thời kỳ sau, ta hạn chế cho lợn vận động hơn, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng hoặc chiều mát
– Trước khi sinh từ 2-3 ngày: ngừng cho heo vận động, di chuyển nhiều.
Tiêm phòng cho lợn nái có thai
Tiêm phòng luôn là biện pháp phòng bệnh điều tất yếu để đảm bảo sức khỏe cho cả heo mẹ và heo con. Bà con chăn nuôi cần tiêm cho lợn nái các loại vacxin phòng bệnh như: lở mồm long móng, tả, tụ huyết trùng…
Ảnh 2: Lịch tiêm phòng cho lợn nái
Những thông tin vừa rồi chắc hẳn đã giúp bà con nắm được những dấu hiệu nhận biết khi lợn có thai, để chăm sóc tốt hơn cho đàn heo nái nhà mình. Chúc bà con chăn nuôi thành công.
Tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi bà con vui lòng liên hệ theo hotline 02103.555.855 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức