Bạn đang xem bài viết Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Psc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các loại cám heo trên thị trường
Bạn đang xem: Xu Hướng 9/2023 # Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng # Top 15 Xem Nhiều
Thị trường cám heo hiện nay chia thành 2 loại chính, cám ngoại và cám nội.
Cám ngoại là cám được sản xuất bởi các công ty liên doanh giữa Việt Nam và các nước khác, có thể kể đến như Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc… Bà còn chắc hẳn không còn xa lạ với thương hiệu cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco.
Xuất hiện rất sớm ở Việt Nam từ những năm 1990, cám Con Cò từng có thời gian thống lĩnh thị trường thức ăn gia súc với độ phủ sóng mãnh liệt. Sau đó vài năm, nhận thấy tiềm năng rộng mở của thị trường này, nhiều công ty nước ngoài khác theo chân Proconco bán thức ăn chăn nuôi cho người Việt: cám CP của C.P Group Thái Lan, hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
Hay cám Cargill của người Mỹ có chất lượng cám vượt trội nhưng giá thành lại khá cao. Ngoài ba tên tuổi lớn và lâu đời đó, còn một số thương hiệu cám ngoại khác như EH (Anh), Nupak (Hong Kong), UP ( Đài Loan)…
Cám nội là cám do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thường có giả rẻ hơn cám ngoại. Một số thương hiệu cám nội địa như Anco, Dabaco, Lái Thiêu, Thanh Bình, HascoFeed, Vina…
Khi bắt đầu sản xuất và bán các sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp trong nước gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, bởi lẽ những thương hiệu cám ngoại đã quá nổi tiếng và chiếm hầu hết thị phần, nên cám nội dù chất lượng không thua kém mà lại bán với giá rẻ hơn, vẫn chỉ được tiêu thụ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Chỉ một vài điểm sáng nổi lên như cám Anco, Dabaco, thành công dựa trên nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến chất lượng cám, và tìm được đầu ra ở các khu công nghiệp chăn nuôi.
Tiêu chí chọn cám heo
Để chọn được thương hiệu cám heo đảm bảo, bà con nên dựa trên ba tiêu chí: chất lượng cám, các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ hỗ trợ tài chính.
Chất lượng cám tất nhiên là yếu tố hàng đầu để chọn thương hiệu cám heo, bởi lẽ chất lượng cám ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thịt heo thành phẩm. Cám chất lượng tốt sẽ giúp heo thích ăn, tăng trọng nhanh, vai và mông nở, thịt thơm và dẻo. Cám chất lượng tồi heo sẽ biếng ăn, gầy còm, thịt không thơm… Tuy không phải cám của thương hiệu nào cũng đảm bảo tốt 100%, nhưng bà con tuyệt đối tẩy chay các thương hiệu cám chất lượng thấp, cho dù giá thành có rẻ và nhiều ưu đãi đến đâu, tránh vì cái lợi trước mắt mà ảnh hưởng đến chất lượng của cả đàn heo.
Ngoài yếu tố chất lượng cám, yếu tố về dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cũng cần được cân nhắc. Thông thường khi mua cám heo ở các hãng có tên tuổi, bà con sẽ nhận được những gói hỗ trợ kỹ thuật hoặc hỗ trợ tài chính đi kèm. Ví dụ như, công ty sẽ có đội ngũ nhân viên kỹ thuật và bác sỹ thú y đến tận nhà để tư vấn cho bà con về kỹ thuật nuôi heo, cách chăm sóc heo, chữa bệnh, phối giống, đỡ đẻ cho heo… Các hỗ trợ tài chính thường bao gồm chiết khấu, khuyến mãi khi mua sản phẩm của công ty, cho vay vốn ngân hàng được công ty hỗ trợ trả lãi…
Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng chi trả của bà con để chọn các gói hỗ trợ tương ứng. Các dịch vụ này thường chỉ được đi kèm khi mua hàng của các nhãn hiệu lớn, vì các hãng nhỏ chưa có tên tuổi thì tiềm lực còn yếu, không có khả năng cho mượn nợ hay không có đội ngũ bác sĩ thú y.
Bà con lưu ý chọn loại cám heo phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của heo. Bà con có thể sử dụng thay đổi các loại cám của nhiều thương hiệu tùy giai đoạn. Ví dụ như, giai đoạn heo con tập ăn (từ 7 ngày đến sau cai sữa 2 tuần), loại cám Cargill rất được ưa chuộng. Nhưng đến giai đoạn heo cai sữa, loại cám CP lại được yêu thích hơn cám Cargill. Hay như giai đoạn bà con nuôi heo nái đang mang thai thì cám Con Cò, cám Cargill và CP đều sử dụng tốt, nhưng giai đoạn heo nuôi con thì cám CP được nhiều hộ tin dùng…
Một điều hiển nhiên rằng cám heo từ những thương hiệu lớn, uy tín sẽ có giá cao hơn các thương hiệu nhỏ, đi kèm với nó là tỉ lệ, thành phần dinh dưỡng trong cám sẽ đảm bảo hơn, cùng với các hỗ trợ trong quá trình nuôi heo như chúng tôi đã kể ở phần trên. Giá thức ăn cho heo thịt từ 25 – 60kg/con sản xuất công nghiệp trên thị trường hiện nay dao động từ 260.000 – 280.000 đồng/bao/25kg. Đối với heo thịt trọng lượng từ 60kg/con, giá cám heo ở mức 230.000 – 240.000 đồng/bao/25kg. Hầu hết các loại thức ăn cho gia súc giai đoạn sau Tết đều tăng lên, trung bình tăng 5.000 – 10.000 đồng mỗi bao cám tùy loại.
Câu Hỏi Thường Gặp
Giá Cám Lợn, Cám Heo
Giá cám lợn là thông tin hữu ích cho người chăn nuôi giúp dự trù kinh phí chăn nuôi heo. Hiện nay có rất nhiều loại cám, thức ăn cho heo khác nhau với mức giá khác nhau. Trong bản tin kinh tế thị trường hôm nay, Báo Kinh Tế gửi đến bạn đọc bảng giá các loại cám cho heo, cám viên cho lợn ăn.
Cám cho heo ăn bao nhiêu tiền 1kg
Hiện nay cám cho heo ăn đối với heo đang có cân nặng khoảng 25 – 60kg/con có mức giá từ 250.000đ – 290.000đ / bao 25kg. Với những chú heo có cân nặng 60kg/con trở lên, giá cám heo sẽ thấp hơn. Theo đó trên thị trường loại cám này chỉ từ 240.000 – 260.000 đ /bao. Loại cám 25kg cho heo ăn.
Bảng giá cám cho heo cho lợn ăn Các loại cám cho heo ăn tốt nhất hiện nay
Việc nuôi heo để heo có thể phát triển theo đúng mục đích người nuôi cần chọn cám heo phù hợp. Vậy làm sao để chọn cám cho heo ăn đúng và phù hợp. Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ cám heo gồm có những loại gì cám nào ? Hiện nay trên thị trường có 2 loại cám cho heo ăn chính là cám nội địa sản xuất và cám nhập khẩu từ nước ngoài.
Cám nội địa chính là các loại cám được sản xuất tại Việt Nam. Loại cám này thường có giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại cám ngoại nhập. Một số loại cám nội địa nổi tiếng hiện nay như : Cám Anco, Cám Dabaco, Cám Lái Thiêu, Cám Thanh Bình, HascoFeed, Vina…
So về chất lượng có thể thấy nội địa không hề thua kém so với các loại cám được nhập khẩu. Tuy nhiên các loại cám này chỉ có thể cung cấp cho những nơi chăn nuôi nhỏ, quy mô hộ gia đình. Bởi cám nội địa thường có giá bán rẻ hơn. Với các mô hình chăn nuôi công nghiệp, số lượng lớn.. thì họ thường dùng cám ngoại nhập.
Cám heo ngoại nhập là cám được nhập khẩu vào Việt Nam. Các loại cám này được các công ty liên doanh sản xuất. Ví dụ như Việt Nam và Pháp, Mỹ, Thái Lan, Anh, Thụy Sĩ, Hàn Quốc …Tại Việt Nam thương hiệu cám ngoại nhập nổi tiếng có thể kể đến như cám Con Cò của Liên doanh Việt – Pháp Proconco..
Các dạng thức ăn cho heo hiện nay
Ngoài 2 loại cám cho heo ăn được kể phía trên thì cám cho heo ăn lại được chia thành nhiều dạng khác nhau. Một số dạng thức ăn cho heo,lợn phổ biến hiện nay như:
Dạng cám này người nuôi heo chủ yếu dùng các loại nguyên vật liệu tại chỗ để pha trộn thành thức ăn cho heo. Đặc điểm của dạng cám này là rẻ thậm chí là miễn phí vì dùng các nguyên liệu đã có sẵn. Tuy nhiên có một nhược điểm là không phải ai cũng biết cách pha trộn, hơn thế nữa, nguyên liệu cũng không được đảm bảo.
Đây là dạng thức ăn đã được sản xuất thành thức ăn tổng hợp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho heo giai đoạn sinh trưởng.Loại thức ăn hỗn hợp này có 2 dạng chính đó là bột mịn và viên. Việc pha trộn tất cả đã được nhà sản xuất nghiên cứu tỉ lệ các chất dinh dưỡng và kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng.
Loại thức ăn cho heo đậm đặc này cũng giống như thức ăn toàn phần. Tuy nhiên dạng đậm đặc chỉ pha trộn các loại thực liệu chứa nhiều chất đạm, chất xơ và chất bổ sung.. để khi mua về người chăn nuôi có thể trộn cùng thức ăn có sẵn.
Đây là dạng thức ăn như bột vỏ sò, xương hay các loại thức ăn được chế biến hỗn hợp. Sau đó dùng để pha trong nước uống, hoặc trộn chung trong thức ăn cho heo.
Các Loại Cá Vàng Được Ưa Chuộng Nhất Hiện Nay
Với những người yêu thích cá cảnh thì không nên bỏ qua [ cá vàng]. Chúng là loài cá cảnh đẹp, phổ biến và khá dễ nuôi nên phù hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người mới bắt đầu. Khi được chăm sóc tốt và có đủ không gian, loài cá này có thể phát triển khá lớn và sống tới 10 năm .
Khi nói về cá vàng, hầu hết mọi người sẽ nghĩ về các giống cá màu vàng và cam sáng điển hình. Nhưng không, thật ra cá vàng có rất nhiều loại với rất nhiều hình dạng, kích cỡ và màu sắc khác nhau mà có thể mọi người chưa biết.
I. Các loại cá vàng 1. Các loại cá vàng đơn đuôi / thân mỏng
Tất cả cá vàng đều thuộc họ Cyprinidae ( họ cá chép) và bộ Cypriniformes ( bộ cá chép). Cá vàng có tên khoa học là: Carassius auratus auratus và có tên Tiếng Anh là Goldfish, Golden carp, …
Các loại cá vàng có giống đuôi đơn thường được những người chơi cá cảnh rất ưa chuộng. Chúng có thân hình thon dài với một vây đuôi đơn và hai bộ vây ngực và vây hậu môn.
Trong tự nhiên, cá vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên vì sự phổ biến mà chúng đã được ra đời ở các vùng biển trên khắp thế giới.
Cá vàng thông thường (Common goldfish)
Cá vàng thông thường là giống tiêu chuẩn mà bạn sẽ tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng vật nuôi và nhà cung cấp cá cảnh.
Thường thì những con cá vàng được nuôi nhốt sẽ có màu vàng đậm còn trong tự nhiên chúng sẽ có màu bạc hoặc đồng xỉn. Ngoài màu vàng, loài cá này còn được tìm thấy với rất nhiều màu sắc khác nhau ngoài vàng tiêu chuẩn đó là: đỏ, cam, trắng.
Cá vàng có thể lớn tới 6 inch trong một cái bể, với không gian sống rộng hơn như trong ao vườn thì chúng có thể đạt chiều dài từ 10 inch trở lên. Đặc biệt, chúng ta không nên nuôi chúng trong một không gian nhỏ hẹp, chẳng hạn như nuôi trong cái bát nhỏ mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy.
Một quan niệm sai lầm phổ biến là về cá vàng đó là chúng rất hay quên. Tuy nhiên trong thực tế, chúng có ghi nhớ thông tin lên tới 3 tháng.
[ Cá vàng sao chổi] có nguồn gốc ở Hoa Kỳ vào những năm 1880. Chúng cũng là dòng cá vàng được nuôi khá phổ biến.
Đúng như tên gọi, chúng có thân hình thon dài với đuôi với thân màu cam hoặc vàng. Ngoài ra, chúng cũng xuất hiện có các dạng màu khác.
So với cá vàng thông thường thì cá vàng sao chổi có vây đuôi và kích thước nhỏ hơn. Đây cũng là điểm phân biệt sự khác biệt giữa 2 loại trên.
Cá vàng sao chổi là loài bơi nhanh nhất trong các loại cá vàng, chúng thường sống tốt hơn ở không gian rộng rãi như ao vườn so với bể trong nhà. Nếu muốn nuôi loài cá này thì bạn cần cung cấp cho chúng không gian rộng rãi để bơi, từ đó chúng sẽ thể hiện sự duyên dáng sẵn có của chúng.
Là loài cá xuất hiện với cơ thể có màu sắc cầu vồng óng ánh. Đây là loài cá được ưa chuộng trong bể thủy sinh, với những sắc màu cầu vồng tạo nên 1 không gian bể cá thủy sinh thơ mộng, lung linh huyền bí.
[ Cá vàng cầu vồng] có vảy trắng, nên khi xuất hiện dưới ánh đèn màu càng trắng sẽ được phản chiếu rất đẹp mắt. Chúng có chiều dài khoảng 14cm và cá đực sẽ có màu sáng hơn.
[ Cá vàng Shubunkin] nhìn qua sẽ rất giống với Cá vàng sao chổi, ngoại trừ chiều dài của vây đuôi. Chúng có thể có màu đốm gồm đen, đỏ, trắng, cam và nâu trên nền xanh bạc. Vây Shubunkin màu đen. Vẩy chúng trong suốt và có màu trắng óng ánh. Chúng có dạng thon và mảnh khảnh. Các vây bụng, hậu môn, ngực đi thành từng cặp.
Hiện nay có rất nhiều loại Shubunkin, đó là:
Cá vàng Koi (Koi Goldfish)
Cá vàng Koi hay còn gọi là cá Koi là loài cá cảnh được nhiều người quan tâm nhất trên khắp thế giới. Loài cá này rất giống với cá chép thông thường. Chúng có vảy trắng hoặc bạc, có đốm đỏ hoặc cam và vết đen.
Kích thước cơ thể của cá vàng Koi lớn hơn Shubunkin và Comet. Vì vậy chúng phù hợp trong một không gian rộng lớn như ao vườn.
Cá vàng xanh (Blue Goldfish)
[ Cá vàng xanh] loài cá vàng trang trí rất lạ mắt. Chúng là loài được đánh giá rất cao nhờ màu xanh đẹp mắt.
Nguồn gốc của cá vàng xanh là từ các vùng của Châu Á, Nhật Bản và Trung Quốc. Ngày nay, cá vàng xanh được phân phối trên toàn thế giới do các chương trình nhân giống được kiểm soát.
Cá vàng cam (Orange Goldfish)
Màu cam đã trở thành một trong những màu phổ biến nhất trong các loại màu của cá vàng. Màu của nó thay đổi từ vàng vàng đến đỏ đậm. Giá trị của một con cá sẽ của cá tăng theo cường độ của màu.
[ Cá vàng cam] cũng là một thành viên của gia đình cá chép, và được nhân giống trong ao.
Thông thường, cá vàng có vảy ánh kim đẹp ở khắp mọi nơi, tuy nhiên, các giống không có vảy cũng tồn tại.
Các giống [ cá vàng không vảy] không thực sự không có vảy, vảy của chúng chỉ nhỏ và mỏng đến nỗi cá có vẻ không có vảy khi bạn nhìn vào nó.
Những con cá này có thể có màu trắng, đỏ, vàng hoặc thậm chí là xanh và tím. Màu sắc của chúng mãnh liệt hơn nhiều so với các giống có tỷ lệ và phát triển lúc 6-8 tuần tuổi.
[ Cá vàng đen] là loại cá vàng lạ mắt vì đây là một trong những giống cá vàng duy nhất được tìm thấy trong một màu duy nhất.
Những con cá vàng lạ mắt này được sinh ra có màu hổ phách và có đôi mắt phẳng. Càng lớn, màu đen của chúng càng đậm hơn.
Loài cá này được nhân giống ở Trung Quốc vào đầu những năm 1700.
[ Cá vàng Calico] là loài cá đẹp mắt được rất nhiều người yêu thích với một bảng màu thú vị bao gồm các màu đỏ, cam, đen và màu trắng ngọc trai. Nhờ những màu sắc lộng lẫy đó mà mỗi con Calico đều trở thành một tác phẩm nghệ thuật sống vô cùng độc đáo.
Cá vàng Calico được phân biệt bằng vây đuôi chẻ đôi, tạo thành một cặp đối xứng giống như cánh bướm. Tất cả các vây đều cân đối và hơi tròn.
Chúng thường có vảy màu xanh hoặc bạc. Màu xanh càng đậm, càng rực rỡ thì càng đắt tiền.
Mẫu màu calico lý tưởng là vảy có màu xanh đậm, đỏ hoặc trắng với một lốm đốm đen khắp thân cá. Phải mất 2 đến 3 năm để màu sắc và hoa văn phát triển đầy đủ.
Đây là loài cá vàng bị mắc bệnh thiếu sắc tố, bệnh này xảy ra khi cá thiếu các tế bào tạo ra sắc tố tối hơn dấn đến con cá có màu sắc trắng bệnh như những người bị bệnh bạch tạng.
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh bạch tạng xảy ra là kết quả của một gen lặn. Nó có thể xảy ra ở hầu hết các giống cá đơn và đuôi kép.
[ Cá vàng bạch tạng] có màu kem với vây màu trắng và mắt rất hồng hoặc đỏ.
2. Các loại cá vàng lạ mắt
Việc nhân giống và nuôi cá vàng lạ mắt có nguồn gốc từ châu Á vào thế kỷ 19.
Hầu hết các giống cá vàng lạ mắt đều được phân biệt với các giống phổ biến bởi vây đuôi ghép. Trong nhiều trường hợp, vây hậu môn và vây đuôi đã hợp nhất thành một cặp vây duy nhất.
Một số giống cá cảnh được coi là linh thiêng hoặc được coi là biểu tượng của một điều gì đó.
Việc nhân giống chọn lọc của cá vàng đã tạo ra rất nhiều màu sắc và đặc điểm thú vị.
Cá vàng Fantail (Fantail Goldfish)
[ Cá vàng Fantail] là loài cá lý tưởng cho những người ưa thích giống ca Fancy. Hình dạng cơ thể của chúng tương tự như cá vàng thông thường, nhưng có vây đuôi hình tứ giác độc đáo.
Chúng có vây đuôi dài hình quạt và thường có màu trắng với các dấu màu cam, đỏ hoặc vàng. Vây tứ giác của chúng là kết quả của sự hợp nhất giữa vây hậu môn và vây đuôi của chúng.
Loài cá này có kích thước lớn tới 12 inch, nếu nuôi chúng trong ao vườn hoặc trong bể cá, chúng sẽ phát triển đến khoảng 6 inch.
Cá vàng mắt kính viễn vọng (Telescope Eye Goldfish)
[ Cá vàng mắt kính viễn vọng] hay còn được gọi là cá vàng mắt lồi, đây là một trong những giống cá được rất nhiều người ưa thích. Chúng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng hiện được nhân giống trên toàn thế giới.
Đặc điểm nhận biết của chúng đó là đôi mắt lồi, rộng, phình to. Chúng có một cơ thể sâu, ngắn và tròn cùng vây lưng thẳng đứng, chắc chắ mà hầu như không di chuyển ngay cả khi bơi.
Đôi mắt của ‘kính viễn vọng’ này có thể mất từ 2 tháng đến 2 năm để phát triển, nhưng trung bình phải mất khoảng 3 đến 5 tháng.
Loài cá này đã được nhân giống cho nhiều hình dạng và màu sắc cơ thể khác nhau, nhưng giống thông thường giống với Veiltail với đôi mắt nhô ra. Chúng có vây lưng rộng và đuôi rộng.
Điều thú vị là loài cá vàng mắt lồi thực sự có tầm nhìn khá yếu, vì vậy chúng nên được nuôi trong nhà vì nếu ở bể to chúng sẽ không tìm thấy thức ăn
[ Cá vàng Lưu Kim] còn gọi là cá vàng Ryukin là giống cá từ đảo Ryukyu của Nhật Bản và được nuôi gần như độc quyền ở Nhật Bản.
Chúng có thân hình tròn và hơi gù, vây lưng rất cao và đuôi dài. Đặc điểm nổi bật của cá vàng Ryukin là chúng có một cái bướu lớn ở gần đầu của chúng khiến cho vây lưng nhô lên cao hơn các loài cá
vàng khác.
Loài cá này có rất nhiều màu sắc khác nhau như: vàng, trắng và kết hợp nhiều màu khác nhau. Vây đuôi thường khá dài và có nhiều thùy, hình thành nên cái gọi là đuôi hoa anh đào.
Đây là một con cá vàng khỏe mạnh, tuyệt vời cho bể cá trong và ngoài nhà.
Cá vàng Oranda (Oranda Goldfish)
[ Cá vàngOranda] còn được gọi là cá vàng đầu lân, chúng được phân biệt bởi hính dạng khối u lớn trên đầu.
Loài cá này không phải là một giống cá thuần chủng, chúng là kết quả của phép lai giữa cá vàng Ranchu với cá vàng đuôi quạt hoặc cá vàng Ryukin của Nhật Bản hoặc Trung Quốc.
Chúng có thân mình to lớn với lớp vảy ánh kim nhiều màu. Loài cá này có rất nhiều màu khác nhau như: màu vàng, màu trắng, màu xanh, màu đen, con lại có màu ngũ sắc nhìn rất thích mắt.
Đuôi của chúng dài thướt tha, uyển chuyển trong làn nước trông rất đẹp mắt.
Cá vàng Lan Thọ (Lionhead Goldfish)
[ Cá vàng Lan Thọ] là một loài cá Trung Quốc với cái đầu gù. Nó khác với cá vàng Oranda ở chỗ nó có vây ngắn, mập mạp và không có vây lưng. Vì có ngoại hình rất dễ thương nên cá vàng Lan Thọ đang dần trở thành một trong những loài cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay.
Cái đầu gù của loài cá này phát triển lúc 6 tháng tuổi và tiếp tục phát triển khi cá lớn lên. Thậm chí chúng có thể kéo dài đến các tấm mang và gây ra vấn đề với hô hấp.
Hiện nay, cá vàng Lan Thọ xuất hiện với rất nhiều màu sắc khác nhau như màu đỏ, trắng hoặc vàng.
[ Cá vàng Wakin] là một biến thể lạ mắt của Nhật Bản về Cá vàng thông thường. Chúng có bề ngoài khá giống với cá vàng sao chổi nhưng đuôi ngắn hơn.
Loài cá này có thể dài tới 16 inch hoặc 30 cm, vì vậy để nuôi chúng thì bạn cần phải xây dựng một không gian thật rộng rãi.
Hầu hết những người nuôi cá vàng Wakin đều có xu hướng nuôi chúng tại những ao ngoài trời vì kích thước của chúng.
Thân cá vàng Wakin thường có một nửa màu đỏ và một nửa màu trắng.
Cá vàng ngọc trai (Pearlscale Goldfish)
[ Cá vàng ngọc trai] hay còn được gọi là cá vảy trân châu Chinsurin hoặc Ping Pong. Đây là một trong những loài cá đẹp nhất mà bạn có thể tìm thấy, chúng được biết đến với vảy to, tròn giống như đồ trang sức hoặc ngọc trai.
Loài cá này có xuất xứ từ Trung Quốc. Chúng có thân tròn và vây trắng ngắn.
Những con cá này có vây lưng, nhưng vẫn gặp khó khăn với sự cân bằng nổi trên mặt nước do hình dạng của chúng. Chúng bơi rất chậm và có thể gặp khó khăn trong việc giữ mình trong nước.
Cá vàng Thủy bao nhãn (Bubble Eye Goldfish)
[ Cá vàng Thủy bao nhãn] là loài cá có thân hình tròn hơn với những con cá vàng khác và có hình trứng. Loài cá này có nguồn gốc ở châu Á và được phương Tây yêu thích từ Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thêm một đặc điểm để nhận biết cá vàng Thủy bao nhãn đó là chúng có mắt lộn ngược lên. Bên dưới mỗi mắt có các túi chứa đầy chất lỏng.
Cũng như loài cá vàng Lan Thọ, cá vàng Thủy bao nhãn là loài cá không có vây lưng.
Cá này có màu sắc rất đa dạng như là: màu đỏ, xanh dương, màu socola, đen, trắng-đỏ, chấm bi trắng-đỏ hoặc đỏ-đen, vải hoa…
Chúng thường có tuổi thọ rút ngắn so với các giống cá vàng khác và chúng cũng hơi khó nuôi và khó sinh sản.
Cá vàng Black Moor (Moor Goldfish)
[ Cá vàng Black Moor] là loài cá vàng những không có màu vàng. Toàn thân của chúng đều có màu đen, ngoại trừ phần dưới thân chúng.
Đây là giống cá vàng có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản.
Thông thường, màu đen của loài cá này là kết quả của việc lai tạo của loài cá vàng mắt kính viễn vọng màu đỏ đậm với một loài Moor khác.
3. Cá vàng lạ mắt khác
Ngoài những loài cá vàng trên, còn một số loại cá vàng lạ mắt khác cũng được rất nhiều người yêu thích đó là:
[Cá vàng hướng thiên (Celestial Goldfish): Là loài cá vàng có mắt hướng lên trên, tương tự như mắt bong bóng. Chúng có hình dạng cơ thể giống như cá vàng mắt kính viễn vọng, chỉ khác là chúng không có vây lưng.
Cá Vàng: Danh Sách Các Loại Cá Được Ưa Chuộng
Trang Chủ/Cá cảnh/Cá cảnh nước ngọt/Cá vàng/Cá vàng: Danh sách các loại cá được ưa chuộng
Cá vàng là một trong những loài cá cảnh đẹp, phổ biến và khá dễ nuôi, có rất nhiều loại cá vàng đẹp mà có thể mọi người chưa biết. Farmvina sẽ giới thiệu danh sách các loại cá vàng và các đặc điểm của mỗi loại cá vàng các bạn có thể tham khảo và lựa chọn để nuôi trong bài này.
Cá vàng thích hợp với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Hầu hết những ai chơi cá cảnh đều đã từng trải qua thời kỳ nuôi cá vàng.
– Tên khoa học: Carassius auratus auratus (Linnaeus, 1758)
Bộ: Cypriniformes (bộ cá chép)
Họ: Cyprinidae (họ cá chép)
Tên đồng danh: Carassius auratus (Linnaeus, 1758); Carassius carassius auratus (Linnaeus, 1758); Cyprinus auratus Linnaeus, 1758
Tên tiếng Anh khác: Grucian carp; Gibel carp
Nguồn gốc: Cá nhập nội khoảng thập niên 40 và tiếp tục nhập thường xuyên sau đó các kiểu hình lai tạo mới. Cá sản xuất giống phổ biến trong nước từ thập niên 50, bắt đầu từ cá ba đuôi thường.
– Tên Tiếng Anh: Goldfish ; Golden carp
– Tên Tiếng Việt: Cá Vàng ; Cá Tàu ; Cá Ba đuôi
– Nguồn cá: Sản xuất nội địa
Đặc điểm sinh học cá vàng
– Chiều dài cá (cm):10 – 30
– Nhiệt độ nước (C):19 – 28
– Độ cứng nước (dH):10 – 15
– Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
Xem thêm : Cách chọn gà chọi đá hay
– Chi tiết đặc điểm sinh học:
Phân bố: Cá vàng là dạng đột biến của cá diếc bạc xuất hiện ở Trung Quốc từ hơn 800 năm trước, sau đó du nhập vào Nhật khoảng hơn 400 năm trước. Đa số các kiểu hình cá vàng hiện nay là do sản xuất nhân tạo và không hiện diện trong môi trường tự nhiên.
Tầng nước ở: mọi tầng nước.
Sinh sản: Cá thành thục sau 1 năm tuổi, khi đó nhận biết cá đực qua các nốt sần trên nắp mang, thân và vây ngực, còn cá cái có bụng to, lỗ sinh dục lồi ra màu đỏ hồng. Cá đẻ trứng dính vào giá thể mềm (rễ lục bình, rong thủy sinh …) thụ tinh ngoài. Vớt trứng hoặc vớt cá bố mẹ ra để ấp riêng trứng, trứng nở sau 40 – 60 giờ ở nhiệt độ 28 – 300C. Sau khi nở 2 – 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu ăn moina.
Phân loại cá vàng
Các loại cá vàng được phân biệt dựa trên sự khác biệt về vây. Chúng được phân biệt thành:
Thân dài, vây đuôi đơn: Common, Comet, Shubunkin.
Thân dài, vây đuôi đôi: Wakin, Jikin.
Thân ngắn, đuôi ngắn, có vây lưng: Fantail, Pearlscale.
Thân ngắn, vây đuôi dài: Veiltail, Oranda, Broadtail Moor, Globe eye (Telescope Eye).
Thân ngắn, đuôi ngắn, không có vây lưng: Eggfish, Lionhead, Ranchu, Celestial, Pompon, Bubble eye.
Loại khác: Ryukin, Tosakin.
1. Cá vàng thông thường (Common goldfish):
Tên khác: Gold Crap, Hibuna (Nhật Bản).
Xuất xứ: Nhật Bản.
Kích thước: 36-42 cm, chiều dài cơ thể 7,5 cm, chiều cao = 3/7-3/8 chiều dài cơ thể.
Tuổi thọ: khoảng 15-20 năm.
Common có thân hình mảnh mai với 1 vây đuôi ngắn, 1 vây lưng và 1 vây hậu môn. Common là lọai hoang dã trong tự nhiên, vì thế rất khó phân biệt với những loại cá khác. Con non có màu tối hơn trong khi con 1-2 năm tuổi bắt đầu phát triển màu đỏ hoặc cam.
Màu sắc: khác nhau như đỏ, cam, xanh, nâu hoặc đen và thậm chí là sự kết hợp của các màu trên.
Tập quán: 30-40 gallon nước/con. Nên nuôi trong hồ ngoài trời.
Đây là loại cá đơn giản và rất dễ nuôi. Cá thích nước lạnh. Hồ nuôi cá có thể được thiết kế với đá, sỏi và những cây thủy sinh sống khỏe. Common thích ăn rễ cây, vì thế nên chọn những cây có bộ rễ cứng để tránh bị Common làm hại.
Thức ăn: ăn tạp, số lượng thức ăn nên thay đổi theo nhiệt độ hoặc theo mùa.
Thân hình khỏe mạnh với những đường cong mềm mại.
Vây đuôi ngắn và chiều rộng vây không quá 5/4 chiều cao cơ thể.
Chiều dài của thùy đuôi bằng 1/3 chiều dài cơ thể.
2. Cá vàng sao chổi (comet goldfish):
Xuất xứ: được sinh sản lần đầu tiên tại Mỹ và Châu Âu.
Kích thước: 36 cm, chiều dài cơ thể 7,5 cm, chiều cao = 3/7-3/8 chiều dài.
Tuổi thọ: trên 20 năm.
Mô tả:Cá vàng sao chổi là dòng cá vàng được nuôi khá phổ biến. Chúng có có thân và đuôi tương đối dài. Chiều dài thông thường của cá vàng sao chổi là từ 30 đến 50 cm nếu nuôi ngoài ao, và từ 15 đến 25 cm nếu nuôi trong hồ cảnh
Thân hình Comet dài và ốm. Chúng có 1 vây lưng cao, chia thùy sâu và vây đuôi hẹp. Comet có những thùy đuôi trông giống cây kéo đang mở với vẩy màu kim loại. Đây là loại bơi nhanh nhất trong các loại Goldfish.
Màu sắc: có cả màu kim loại và đốm biến thiên trong các màu đỏ, trắng, cam, vàng, nâu và đốm đen.
Tập quán: 1 con Comet cần 30-40 galon nước (khoảng 70-130 lít). Có thể thiết kế hồ với đá, sỏi và một số cây.
Nhiệt độ: cá chịu được độ biến thiên cao 0,5-33oC. Nên cung cấp nguồn ánh sáng giống như ánh sáng tự nhiên.
Điều kiện nước: pH 6,8-7,2 ; dH 2-12.
Tầng sống: Comet bơi nhanh nhất trong các loại cá vàng, vì thế chúng sống ở tất cả các tầng nước.
Thức ăn: ăn tạp.
Sinh sản: rất dễ sinh sản trong hồ, có thể đẻ trên 1000 trứng. Cá con nở sau 5-6 ngày và màu sắc phát triển sau 6-8 tuần.
Cá nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng với vây đuôi cao.
Màu sắc hiện diện trên các vây.
Thân hình dài, hình dáng mềm mại.
Nếu là dạng đốm (calico), màu xanh chiếm 25% màu sắc của cơ thể.
3. Cá vàng Shubunkin (shubunkin goldfish):
Tên khác: Chuwen-chin (Trung Quốc).
Xuất xứ: Trung Quốc.
Kích thước: tổng chiều dài 30 cm, chiều dài thân 7,5 cm; chiều cao = 3/8 chiều dài, chiều dài thùy đuôi = 1/3 chiều dài cơ thể.
Tuổi thọ: trung bình 20-25 năm.
Shubunkin trông tương tự như Comet, ngoại trừ chiều dài của vây đuôi. Chúng có thể có màu đốm gồm đen, đỏ, trắng, cam và nâu trên nền xanh bạc. Vây Shubunkin màu đen. Vẩy chúng trong suốt và có màu trắng óng ánh. Chúng có dạng thon và mảnh khảnh. Các vây bụng, hậu môn, ngực đi thành từng cặp.
Shubunkin được phân loại dựa trên vây. Có 3 loại Shubukin là Japanese/American Shubunkin (vây đuôi phân nhánh rõ với tận cùng là thùy hẹp dài),
London Shubunkin (thùy đuôi tròn và phân nhánh rất ít, khoảng ¼ chiều dài cơ thể) và Bristol Shubunkin (đuôi dài nhất, vây đuôi tròn và phân thùy). Cá có các màu tím, đỏ, cam, vàng và nâu, đốm đen.
Shubunkin là loài khó tính. Chúng thoải mái nhất khi ở trong hồ. Nếu nuôi trong hồ kính, cá cần ít nhất 113-151l nước/con. Chúng là loài bơi nhanh, vì thế tránh nuôi chung với những Goldfish bơi chậm như Telescope hay Bubble Eye. Dùng đá hoặc sỏi làm nền để ổn định hồ kính. Sử dụng những cây thủy sinh để trang trí cho hồ.
Nhiệt độ: duy trì 18-23°C.
Điều kiện nước: pH 6,5-7,5 và dH 4-20.
Tầng sống: các tầng nước.
Thức ăn: tất cả các loại thức ăn.
Sinh sản: có thể sinh sản dễ dàng, đẻ khoảng 1000 trứng.
Tiêu chuẩn chọn Shubunkin:
Cá khỏe với dáng vẻ mềm mại.
Viền xanh chiếm 25% cơ thể.
Vây đuôi rộng không quá 5/4 chiều cao cơ thể.
4. Cá vàng wakin (wakin goldfish):
Tên khác: Israeli wakin goldfish.
Xuất xứ: Nhật Bản.
Kích thước: trung bình 37 cm.
Tuổi thọ: trên 20 năm.
Mô tả: Phần thân của Wakin trông tương tự như Comet, chúng chỉ khác nhau ở hình dạng đuôi.
Màu sắc: Đỏ, trắng, đỏ và trắng.
Tập quán: Wakin có thể phát triển đến 45 cm khi nuôi trong hồ ở ngoài trời. Một con Wakin cần tối thiểu 150l nước. Tránh nuôi chúng chung với Moor, Telescope, Ranchu, Bubble eye và Celestial.
Nhiệt độ:Nên duy trì 18-23°C. Ánh sáng cao.
Điều kiện nước: pH 6,5-7,5. dH 4-20.
Thức ăn: Wakin không cần một khẩu phần ăn đặc biệt. Nó có thể ăn thức ăn dạng khô lẫn tươi hoặc đông lạnh.
Màu sắc tươi sáng và lanh lợi.
Vây đuôi phải phân chia rõ.
5. Cá vàng jikin (jikin goldfish):
Tên khác: Peacock-tail Goldfish.
Xuất xứ: Nhật Bản.
Kích thước: phổ biến 25 cm.
Tuổi thọ: trung bình 15 năm.
Jikin là một trong những loại cá vàng đẹp nhất. Chúng có thân hình ngắn hơn 1 chút so với Common Goldfish và đuôi phân chia chĩa ra ngoài. Trừ vây lưng, các vây còn lại đều xếp thành cặp.
Vẻ đẹp của vây đuôi có thể quan sát được khi nhìn từ trên xuống, trông nó giống như có 4 phần.
Ngày nay Jikin là 1 loài hiếm.
Màu sắc: đỏ và trắng (với màu đỏ chỉ ở những vùng nhất định) hoặc đốm.
Tập quán: nên nuôi trong hồ ngoài trời vì chúng cần môi trường sống tự nhiên. Loài cá này có thể thích nghi với nhiệt độ, ánh sáng tự nhiên như ánh sáng mặt trời và tảo có thể làm màu sắc chúng tươi sáng hơn.
Tầng sống: khắp tầng.
Thức ăn: các loại thức ăn.
Sinh sản: rất khó sinh sản.
Vây đuôi phải phân chia hoàn toàn.
Tất cả các vây phải có màu đỏ.
6. Cá Vàng đuôi quạt (fantail goldfish):
Tuổi thọ: 12-15 năm.
Fantail khác với những Goldfish khác bởi thân hình ngắn với vây đuôi đôi hoặc chẻ ra. Nó có một vây lưng đơn và các vây khác theo từng cặp. Fantail có 2 dạng đuôi tiêu chuẩn: đuôi dài và ốm hoặc đuôi ngắn và mập.
Màu sắc: tím, đỏ, cam, vàng, nâu với màu xanh dương viền quanh. Ngoài ra cũng có thể màu kim loại.
Tập quán: cần 20 gallon nước/con. Có thể sử dụng sỏi hoặc đá trong hồ nuôi. Thích bơi giữa những cây thủy sinh. Sử dụng Java moss có thể giúp cá con sống tốt.
Điều kiện nước: duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20.
Thức ăn: ăn tạp.
Sinh sản: dễ sinh sản nhất. Cá con nở sau 5-6 ngày.
Thân cá không kéo dài.
Hình dạng cơ thể mềm mại.
Vây đuôi phân chia rõ ở đầu.
Vây đuôi giương cao chứ không rũ xuống và trông giống cây quạt khi nhìn từ trên xuống.
Cặp vây hậu môn phải phân tách rõ khỏi những cặp vây khác.
Mật độ màu sắc trên cá cao.
7. Cá vàng ngọc trai (pearlscale goldfish):
Xuất xứ: Trung Quốc.
Kích thước: 25 cm, chiều dài cơ thể 5,6 cm, chiều cao bằng 2/3 chiều dài cơ thể.
Tuổi thọ: trên 15 năm.
Pearlscale có một hình dáng to mập với phần thân giữa phình to. Vẩy trên vùng đó phồng lên, cứng và màu trắng, trông giống như ngọc trai, vì thế nó có tên Pealscale. Pearlscale chỉ có 1 vây lưng và những vây khác hiện diện thành từng cặp. Vây đuôi phân nhánh và theo phương nằm ngang.
Có 2 dạng Pearlscale: có đầu hay không. Pearlscale có đầu được gọi là Hamanishiki.
Màu sắc: đỏ, đỏ và trắng, đốm, xanh dương, đen và nâu chocolate.
Tập quán: cần khoảng 30 gallon nước/con. Có thể để vào hồ nuôi Pearlscale đá hoặc sỏi, trang trí với những cây thủy sinh mềm. Phải đảm bảo không có vật nhọn trong hồ. Nếu vẩy ngọc trai bị làm hỏng, có thể chúng sẽ không mọc lại được. Không nên nuôi chung Pearlscale với những Goldfish bơi nhanh như Comet, Shubunkin và Wakin.
Điều kiện nước: cần nước giàu Ca.
Tầng sống: tầng giữa.
Thức ăn: cho ăn thức ăn nổi và dạng miếng. Tránh tất cả những thực phẩm có thể nở ra có thể gây táo bón cho cá. Có thể cho ăn rau (dưa leo, đậu Hà Lan, rau diếp), tôm, trùn chỉ, daphnia.
Sinh sản: khoảng 900-1000 trứng.
Tiêu chuẩn chọn Pearlscale:
Thân phải ngắn và tròn.
Vẩy ngọc trai bao phủ khắp cơ thể.
Vây đuôi phân nhánh và không bị rũ xuống.
8. Cá vàng đuôi voan (veiltail goldfish):
Xuất xứ: Nhật Bản, Trung Quốc
Tuổi thọ: trên 20 năm.
Mô tả:
Veiltail có một thân mình ngắn và tròn với hình dáng mềm mại. Một con Veiltail tiêu chuẩn phải có phần chót đuôi phân nhánh rõ hoặc dạng thùy, vây lưng dạng đơn và những vây khác theo cặp, màu sắc đậm và có ở trên vây.
Màu sắc: đốm hoặc kim loại.
Nhiệt độ: 18-23°C, có thể chịu được ánh sáng.
Điều kiện nước: duy trì ở pH 6,5-7,5; dH 4-20.
Tầng sống: khắp nơi.
Thức ăn: nên kết hợp giữa thức ăn khô dạng hạt hay miếng với thức ăn đông lạnh hoặc tươi sống như trùn chỉ.
Sinh sản: khó sinh sản.
Tiêu chuẩn chọn Veiltail:
Vây đuôi phải phân chia, chẻ ra ít nhất ¾ chiều dài cơ thể.
Màu sắc tươi sáng, lanh lợi và cho thấy rõ vây lưng cao và đứng.
Màu đậm và lan ra ở cả trên vây.
9. Cá vàng đầu lân (oranda goldfish):
Xuất xứ: Trung Quốc, Nhật Bản
Kích thước: có thể phát triển đến 15-25 cm, chiều dài cơ thể đạt 5,5 cm. Chiều dài đuôi/ cơ thể = 3/4. Chiều cao cơ thể = 2/3 chiều dài.
Tuổi thọ: trung bình 18 năm.
Mô tả:
Phần đầu phát triển to ở phần trên đầu (vùng sọ) và kém phát triển ở phần má và mang (phần dưới ổ mắt và nắp mang).
Xem thêm : Bán gà đông tảo thuần chủng 100% chính gốc
Oranda trông giống Veitail nhưng không có đuôi dài như Veitail và có đầu giống Lionhead, nhưng đầu của Oranda không phát triển hết cả 3 phần (phần sọ, phần dưới ổ mắt và nắp mang).
Oranda có một vây lưng và những vây khác theo cặp. Vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra.
Màu sắc: Nhiều màu: đỏ, đen, xanh dương, nâu chocolate, đồng, trắng, trắng đốm đỏ, đỏ và đen, đen và trắng. Vẩy có thể mờ hoặc bóng.
Nơi sống: mỗi con Oranda cần 15-20 gallon nước. Khi sinh ra cá chưa có đầu mà phần đầu này sẽ phát triển theo thời gian trong độ tuổi 3 tháng – 2 năm. Thay nước đều đặn và chất lượng nước tốt, thích hợp cần cho sự phát triển của đầu.
Nhiệt độ: Oranda có thể sống tốt ở nhiệt độ 18-23°C. Điều kiện nước duy trì ở 6,5-7,5 và dH trong khoảng 4-20.
Tầng sống: Oranda sống ở tầng giữa, vì thế không nên nuôi chung với Comet hay Shubunkin.
Thức ăn: đa dạng bao gồm thực phẩm dạng viên được ngâm nước trước cho mềm, thực phẩm dạng miếng, rau, tôm, trùn chỉ. Cho một ít cây vào trên mặt nước để Oranda ăn. Tránh sử dụng thực phẩm sống vì chúng có thể gây nhiểm kí sinh. Cho ăn với 30% protein để tăng cường sự phát triển của đầu.
Sinh sản: dễ. Oranda có thể giao phối với Ranchu, Lionhead, Moor và Pearlscale trong hồ kính. Chúng đẻ khoảng 800-1000 trứng/lần.
Thân ngắn với hình dáng mềm mại.
Vây lưng đơn, cao.
Vây đuôi phân tách rõ và chảy lượn mềm mại.
Đầu phát triển tốt chỉ ở phần xương sọ.
Vây đuôi chĩa ra và chúc xuống.
10. Cá vàng hạc đỉnh hồng (redcap oranda)
Có tất cả các phần màu trắng ngoại trừ phần đầu màu đỏ cherry. Đầu của Redcap Oranda chỉ phát triển ở vùng sọ. Tất cả những đặc tính còn lại là của Oranda. Do màu đỏ ở đầu nên được gọi là Redcap Oranda. Phần đầu của Redcap Oranda dễ bị bám chất bẩn, vi khuẩn, nấm làm đầu bị teo nhỏ.
Thức ăn: đa dạng giống Oranda, tuy nhiên đảm bảo lượng protein cung cấp ít hơn 30%. Các thức ăn tươi sống như tôm biển (sống hoặc đông lạnh), trùn chỉ, Daphnia.
Phân biệt giới tính: con đực thường nhỏ hơn và thon thả hơn con cái. Trong mùa sinh sản con đực có những gai màu trắng gọi là ống sinh dục trên phần bao quanh mang và đầu. Con cái phần bụng to do mang trứng.
Tầng sống: khắp các tầng nước.
Tiêu chuẩn chọn Redcap Oranda:
Giống Oranda, phần đầu phải có màu đỏ cherry.
11. Cá vàng broadtail moor (Bbroadtail moor goldfish):
Tên khác: Black Dragon Eye, Black Peony.
Xuất xứ: Trung Quốc, Châu Á, Nhật Bản.
Kích thước: tổng chiều dài 25 cm. Chiều dài cơ thể 5,5 cm. Vây đuôi = ¾ chi
ều dài cơ thể. Chiều cao = 2/3 chiều dài cơ thể, vây lưng = 1/3 – 5/8 chiều cao.
Tuổi thọ: trên 20 năm.
Mô tả:
Mắt lồi và chĩa ra 2 hướng ngược nhau. Điểm phân biệt với Telescope là mắt Black Moor tròn và lồi ra nhiều hơn. Celestial có mắt hướng lên còn Moor có mắt hướng ra 2 bên.
Tập quán: 20-25 gallon nước. Có thể trồng những cây mềm và đá. Tránh những vật nhọn, cây bằng nhựa có thể gây hại cho mắt.
Điều kiện nước: duy trì pH 6,5-7,5 và dH 4-20.
Tầng sống: hầu hết ở tầng giữa.
Thức ăn: nên cho ăn hỗn hợp thức ăn viên, miếng, thức ăn đông lạnh (daphnia, tôm, trùn), hỗn hợp tôm và rau (rau diếp, dưa leo, đậu Hà Lan). Quy tắc cơ bản là tránh thức ăn nổi trên mặt nước do mắt chúng ở 2 hướng nên sẽ khó khăn khi tìm thức ăn. Khẩu phần ăn nên chứa 30% protein.
Sinh sản: cá phát triển sau 6-7 tháng. Trưởng thành sau thời gian đó.
Tiêu chuẩn chọn Black Moor:
Cá có màu sắc sáng và lanh lợi.
Vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra.
Túi mắt phát triển tốt và cân xứng.
Thân hình ngắn và hình dáng mềm mại.
Vây lưng cao và đứng.
Màu sắc nên đen nhánh và không có những màu khác như nâu hay kim loại.
12. Cá vàng mắt lồi đuôi bướm (telescope goldfish):
Tên khác: Globe-eye Goldfish, Dragon-eye Goldfish.
Xuất xứ: Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tuổi thọ: 15-20 năm.
Đây là loại cá vàng phổ biến rất nhiều người chơi. Telescope có cơ thể dạng trứng với mắt to, mắt lồi. Mắt có dạng vòm và mở rộng ở phần dưới. Khi mới nở Telescope có mắt bình thường. Một tháng sau khi nở, mắt chúng bắt đầu phát triển lồi ra, sự phát triển này mất khoảng 3 tháng. Một đặc tính khác của Telescope là vây lưng dạng đơn trong khi những vây khác theo từng cặp. Telescope khác với Celestial ở điểm đôi mắt của chúng hướng lên trên.
Màu sắc: đen, cam, trắng, đen và trắng, đỏ và trắng, đốm và 3 màu (đen, đỏ, trắng). Rất hiếm gặp màu nâu chocolate hoặc vẩy màu xanh.
Tập quán: Telescope cần ít nhất 150l nước. Tránh để những vật nhọn hoặc cây nhựa vào hồ có thể làm tổn thương mắt của cá. Ngoài ra, nên quấn miếng bọt biển xung quanh máy lọc để tránh làm tổn thương mắt của nó.
Nhiệt độ: 18-23°C, nên để ánh sáng cao.
Điều kiện nước: duy trì ở pH 6,5-7,5 và dH 4-20.
Tầng sống: tầng giữa.
Thức ăn: rau (rau diếp, dưa leo), thức ăn sống (trùn). Lượng protein trong khẩu phần ăn nên ở mức 30%. Telescope chỉ có thể nhìn thấy thức ăn trong một góc độ nào đó, vì thế nên cho thức ăn từ từ vào cùng một vị trí.
Sinh sản: telescope thuộc loại đẻ trứng rải rác và có quá trình ve vãn thấy rõ. Vì thế, chúng được cho sinh sản dễ dàng. Cá đẻ trên 1000 trứng và nở sau 5-6 ngày.
Tiêu chuẩn chọn Telescope:
Mắt to, lồi và đối xứng. Đồng tử của mắt phải theo phương nằm ngang và hướng lên trên. (Chú ý rằng mắt Telescope không cùng dạng với Broadtail Moor, chúng có dạng chóp cụt chứ không hình cầu)
Cá lanh lợi, màu sắc tươi sáng và vây lưng phải dựng thẳng.
Vây đuôi phân chia rõ và phần đuôi chẻ ra đến ¼-3/8 chiều dài vây.
Màu sắc lan đến các vây.
Xuất xứ: Trung Quốc.
Tiêu chuẩn chọn Bubble Eye:
Cá có màu tươi sáng và lanh lợi.
Vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra.
Bóng mắt phát triển tốt và rõ ràng.
Cơ thể không quá dài.
Chiều cao cơ thể nên lớn hơn ½ chiều dài cơ thể.
Photobucket Photobucket
Tên khác: Demeranchu (Nhật).
Xuất xứ: Nhật Bản.
Tuổi thọ: 10-15 năm.
Tiêu chuẩn chọn Celestial:
Thân ngắn, không quá dài.
Hình dạng bên ngoài mềm mại.
Mắt cân xứng 2 bên và hướng lên trên.
Vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra.
Xuất xứ: Trung Quốc.
Kích thước: 16-18 cm.
Tầng sống: tầng giữa.
Xuất xứ: Trung Quốc.
Tiêu chuẩn chọn Lionhead:
Cá trông sáng màu và lanh lợi.
Phần thịt quanh vùng đỉnh đầu phát triển tốt ở cả 3 vị trí đầu, mắt, mang.
Vây đuôi phải phân chia rõ và chĩa ra.
Xuất xứ: Nhật Bản.
Tuổi thọ: 10-15 năm.
Tầng sống: tầng giữa.
Màu sắc tươi sáng và lanh lợi.
Vây đuôi phân chia rõ và chĩa ra.
Ngù phát triển đều 2 bên.
Photobucket Photobucket
Tên khác: Buffalo Head Goldfish.
Xuất xứ: Trung Quốc.
Kích thước: 25-35 cm.
Tuổi thọ: trên 20 năm.
Tầng sống: mọi tầng nước.
Nhanh nhẹn và có màu sắc tươi sáng.
Đuôi mở rộng ra.
Lưng phải cong mềm mại và làm thành một góc nhọn với đuôi.
Điểm Tên Các Loại Cá Rồng Đang Được Ưa Chuộng Nhất Trên Thị Trường
Đối với dân chơi cá rồng, các loại cá rồng sẽ được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên màu sắc chính của cá gồm: Thanh Long là loại màu xanh; Huyết Long là loại màu đỏ; Ngân Long là loại màu trắng và Kim Long là loại màu vàng.
Phân loại theo nguồn gốc trên thế giới, có thể chia cá rồng thành 9 loại tới từ châu Á, Úc, Nam Mỹ và châu Phi gồm: Cá Rồng Thanh Long (Green Arowana); Kim Long Quá Bối (Cross Back Golden); Cao Lưng Hồng Vỹ (High Back Golden); Huyết Long (Red Arowana); Hồng Long (Banjar Red, Yellow Tail); Kim Long Úc (Pearl Arowana); Ngân Long (Silver Arowana); Hắc Long (Black Arowana); Hồng Điểm Long (Spotted Arowana).
Nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của các loại cá rồng Cá Rồng Thanh Long – Green Arowana (Nguồn gốc châu Á)
Cá rồng Thanh Long là loài có nguồn gốc từ châu Á, thường được tìm thấy nhiều ở các nước Mã Lai, Thái Lan, Miến Điện. Loài cá rồng này có mặt ở nhiều quốc gia châu Á khác nhau cho nên ngoại hình của chúng cũng có sự khác biệt nhất định tùy theo phong thổ của từng nơi. Đặc trưng của dòng cá này đó là thân mình có màu xám xanh, đuôi có sọc xanh và xám đậm. Vì là loài phổ biến nhất nên chúng cũng có giá thành rẻ nhất trong số các loại cá rồng.
Giống cá rồng màu đỏ huyết được xếp vào loại đặc biệt quý hiếm, loài này xuất hiện ở Indonesia, khu vực thượng lưu sông Kapuas và vùng hồ Sentarum đảo Borneo. Dòng rồng đỏ được chia thành 4 loại khác nhau đó là đỏ ớt (Chilli Red), đỏ cam (Orange Red), đỏ huyết (Blood Red) và đỏ vàng (Golden Red).
Cá rồng Blood Red có màu đỏ sậm, mắt nhỏ có màu vàng nhạt, thân mình khá dài, mảnh và thuôn dần về phía đuôi.
Cá rồng Chilli Red có màu đặc trưng là màu đỏ tươi, thân mình khá rộng, dày và đều từ phần thân tới phần đuôi cá, mắt của chúng to chạm tới viền ngoài của đầu, có màu đỏ.
Cá rồng Orange Red có màu vàng cam, các phần vây của chúng cũng có màu sắc nhạt hơn, không đỏ rõ ràng như 2 loài cá rồng bên trên.
Cá rồng Golden Red có màu vàng nhạt quanh thân, giống này xuất hiện là do quá trình lai tạo, ép đẻ là chủ yếu, màu sắc của thân, vây, đuôi, môi, râu cá đều chỉ có màu vàng nhạt.
Loài cá rồng Kim Long thuộc loại đắt nhất trong số các loại cá rồng, có nguồn gốc từ Malaysia. Trên thực tế, loài này còn tiếp tục được phân loại kỹ hơn nữa dựa vào màu sắc ánh lên theo góc nhìn của chúng. Tuy nhiên, màu đặc trưng của chúng là màu ánh vàng kim đặc biệt sang trọng, khác biệt và nổi bật.
Cá rồng Cao Lưng Hồng Vỹ – High Back Golden (Nguồn gốc châu Á)
Giống cá có nguồn gốc từ Indonesia, chúng sở hữu màu hanh đỏ hoặc nâu, khi trưởng thành có màu vàng đậm. Phần lưng của chúng hơi gù, phần lưng trên có màu sậm, phần lưng về phía dần đuôi có màu nhạt hơn.
Cá rồng Hồng Long – Banjar Red, Yellow Tail (Nguồn gốc châu Á)
Giống Hồng Long có ở các nước châu Á như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Indonesia… Những chú cá có màu hồng rất đặc trưng, hình dáng cũng rất dễ nhận biết.
Cá rồng Kim Long Úc – Pearl Arowana (Nguồn gốc châu Úc)
Giống cá này có ở châu Úc, khi nhỏ sẽ có màu hồng, lớn lên màu này sẽ được thay thế bằng màu đồng ánh vàng, trên vảy có màu xen kẽ màu vàng, cam và đỏ. Vảy của cá rồng châu Úc nhỏ hơn cá rồng châu Á, chúng có 7 hàng vảy bên thân, trong khi cá rồng châu Á có 5 hàng vảy.
Loài cá rồng này cũng tới từ châu Úc, sinh sống ở lưu vực sông Dawson, Đông Bắc Queensland. Điểm đặc trưng của giống này đó là trên thân có điểm màu đỏ, trên nền thân màu xanh lá nhạt, hoặc màu xanh nâu nhạt. Phần lưng cá có màu xám phớt, nhiều con có màu xanh nâu.
Cá rồng Hắc Long – Black Arowana (Nguồn gốc Nam Mỹ và châu Phi)
Giống Hắc Long khi bé có màu đen đặc trưng, khi lớn lên sẽ dần chuyển sang màu xám. Loài này được tìm thấy ở Nam Mỹ và Châu Phi. Cá rồng Hắc Long có lưng thẳng, phần đuôi hình nón.
Cá rồng Ngân Long – Silver Arowana (Nguồn gốc Nam Mỹ)
Loài cá rồng Ngân Long được thấy ở sông Amazon Nam Mỹ, thân hình màu bạc nổi bật, loài này có thể tìm thấy ở nhiều tiệm cá cảnh bởi chúng rất phổ biến.
Các Loại Cá Nhỏ Bơi Theo Đàn Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Cá cảnh nhỏ bơi theo đàn là như thế nào?
Khác với những loại cá lớn. Ngoài tự nhiên những loại cá có kích thước nhỏ thường là thức ăn dành cho các động vật khác. Bù lại chúng sinh sản rất nhanh và thường bơi theo đàn để có thể tự bảo vệ mình. Tùy vào từng loài cá chúng sẽ có cách bơi khác nhau để đánh lừa kẻ thù. Có khi sẽ khiến kẻ thù như rơi vào mê cung vậy… Nhận thấy đặc điểm thú vị này, con người đã dần nhân giống và sử dụng chúng như một nhánh khác của các giống cá cảnh. Thường bọn chúng đều hiền lành, dễ nuôi, năng động, rất ít phá phách… Do vậy chúng cũng là lựa chọn số một được nuôi trong các bể thủy sinh.
Danh sách các loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn
Cá tên lửa
Chúng là loại cá hơi lớn hơn một chút so với mặt bằng chung các loại cá cảnh bơi thành đàn khác. Do vậy chúng cũng thường được lựa chọn cho các bể thủy sinh cỡ lớn. Loài cá này có thân mình dài, phần đầu và vây lưng đỏ. Toàn thân có những khu vực màu vàng và xanh thủy rất đẹp. Giá thành giao động của cá khá cao, từ 100.000đ cho tới 250.000đ/đôi.
Cá Neon
Chúng là loài cá phổ biến nhất trong các loại cá cảnh nhỏ bơi theo đàn. Ngay từ tên gọi đã thể hiện một phần ngoại hình của chúng. Trên mình cá có các sọc màu xanh phản quang rất bắt mắt. Chúng rất linh hoạt khi bơi theo đàn, do vậy không khó hiểu khi cá Neon lại hot tới như vậy. Giá giao động trên thị trường thường từ 10.000đ cho tới 30.000đ/đôi.
Cá Neon đen
Chúng có ngoại hình tương tự như cá Neon thường. Tuy nhiên phần thân chúng có mổt dải màu đen phần dưới bụng kéo hết thân cá. Đây sẽ là loài cá đổi gió nếu bạn không muốn nuôi cá Neon thường nữa.
Cá Neon hoàng đế
Cái tên nghe khá mỹ miều phải không ạ? Cá Neon hoàng đế có màu sắc khá giống cá Neon thường. Tuy nhiên phần đuôi của chúng lại được chia ra làm 3 phần giống như vương miện của hoàng đế vậy. Cũng bởi kế thường các ưu điểm của cá Neon và sự độc đáo của ngoại hình. Cá Neon hoàng đế có giá đắt hơn cá Neon thường kha khá. Giá giao động trên thị trường thường từ 35.000đ cho tới 55.000đ/đôi.
Cá sóc đầu đỏ
Cá sóc đầu đỏ là loại cá bơi thành đàn trong bể thủy sinh thường xuyên được lựa chọn nhất. Chúng thực sự như những chú sóc nhỏ, vô cùng đáng yêu, sức sống lại tuyệt vời, khi thả vào bể thủy sinh, ít bị hao hụt. Hơn nữa, tập tính bơi theo đàn của chúng cũng đáng để bạn nuôi thử, với nhiều loại cá khác, khi môi trường nước ổn định, cá sẽ ít bơi theo đàn hơn, nhưng với cá sóc đầu đỏ, không có chuyện đó xảy ra.
Cá tam giác
Cá tam giác là loại cá đặc biệt, chúng khá kén chọn bể thủy sinh do màu sắc cũng như ngoại hình độc đáo của chúng. Nếu thả cá vào bể thủy sinh có bố cục không hợp với cá sẽ làm bể chẳng trở nên đẹp hơn mà lại khá chướng mắt. Tuy nhiên nếu bạn là người am hiểu về thủy sinh, tinh tế trong sử dụng bố cục. Việc sử dụng cá tam giác sẽ như một con át chủ bài làm tăng thêm vẻ độc đáo cũng như tạo nên một mẫu bể cá đẹp dành cho riêng bạn.
Cá chim cánh cụt
Cá ngựa vằn
Cá ngựa vằn mình mảnh khảnh, toàn thân có những sọc dài màu lam đậm chạy dọc song song xen kẽ với những vạch dài màu trắng bạc hoặc vàng kim tùy theo ánh sáng. Cá ngựa vằn bơi thành đàn rất đẹp. Loài này rất thích hợp nuôi trong bể thủy sinh, chúng rất linh động, nhanh nhẹn nhưng không phá phách.
Cá anh đào
Cá anh đào khá phổ biến trên thị trường, tập tính bơi theo đàn cũng kém hơn một số loại cá khác. Nhưng vẻ đẹp của chúng có thể làm vừa lòng bất cứ người chơi thủy sinh khó tính nào. Trên thị trường, cá anh đào thường có giá từ 10.000 đ/đôi tới 15.000 đ/đôi.
Cá đuôi kéo
Cá đuôi kéo có tên khoa học Rasbora trilineata Steindachner là loài cá nuôi tốt trong môi trường thủy sinh, cá được xếp vào 1 trong các loài cá thủy sinh dễ nuôi, và cũng là loài cá cảnh đẹp. Cá long tong đuôi kéo sẽ bơi thánh đàn nếu ta nuôi chúng với số lượng lớn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cám Heo: Bảng Giá Các Loại Cám Được Ưa Chuộng trên website Psc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức