Hãy tưởng tượng xem chóng mặt, đứng không vững nguy hiểm đến mức nào khi nó xảy đến lúc chúng ta đang tham gia giao thông hoặc ở công trường hay đang vận hành máy móc? Nếu như đã từng có triệu chứng chóng mặt, đứng không vững, đặc biệt là nếu tình trạng lặp lại nhiều lần, xin đừng tiếp tục chủ quan. Hãy tìm hiểu xem chóng mặt, đứng không vững có thể là triệu chứng của bệnh gì qua những thông tin được chia sẻ dưới đây.
1. Hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững là bệnh gì?
Bỏ qua các nguyên nhân bệnh lý về cơ xương khớp gây ra tình trạng đi lại khó khăn, đứng không vững (như viêm dây thần kinh ngoại biên, nhược cơ, thoái hoá khớp gối, trật khớp, gãy chân…), chúng ta sẽ chỉ tập trung tìm hiểu về triệu chứng đột nhiên bị chóng mặt, xây xẩm, người lảo đảo, dễ té ngã tức thời.
Bạn đang xem: Hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững là dấu hiệu của bệnh gì?
Triệu chứng kể trên được gọi chung là trạng thái mất thăng bằng, với mối liên hệ mật thiết đến hệ tiền đình. Hệ tiền đình là một cơ quan nằm sau tai, kết nối trực tiếp với trung ương thần kinh não bộ. Hệ tiền đình có nhiệm vụ nhận biết và gửi tín hiệu tới não, thông báo cho não biết được vị trí của đầu trong không gian, từ đó não bộ xử lý thông tin và điều chỉnh cơ thể sao cho thăng bằng.
Nếu như hệ tiền đình bị rối loạn, thông tin não bộ nhận được cũng không chính xác, dẫn đến mất thăng bằng, không đi đứng vững, rất dễ té ngã.
Như vậy, tình trạng đột ngột chóng mặt, đi đứng không vững phần lớn nguyên nhân là do chứng rối loạn tiền đình gây ra.
Bên cạnh đó, dù tỷ lệ không cao nhưng vẫn còn có một khả năng bệnh lý nguy hiểm khác có thể dẫn đến triệu chứng mất thăng bằng, đó là đột quỵ não (tai biến mạch máu não). Nếu người bệnh cảm thấy chân tay nặng trĩu, đi lại khó khăn, té ngã tại chỗ hoặc đứng không vững, rất khó để nhấc tay nhấc chân lên, kèm theo một số biểu hiện sau đây:
- Miệng méo, mặt méo, nhân trung lệch, thiếu cân xứng khuôn mặt khi cười.
- Nói ngọng bất thường, khó diễn đạt, tê cứng lưỡi, khó mở miệng.
- Rối loạn trí nhớ rõ rệt, ù tai không nghe rõ, không nhận thức được mọi việc xung quanh.
- Đau đầu dữ dội, đau thắt ngực, trống ngực đập nhanh.
- Mắt mờ một hoặc cả hai bên.
Hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp sơ cứu đột quỵ và cấp tốc đưa nạn nhân cấp cứu để tăng cơ hội giữ được tính mạng.
2. Hoa mắt, chóng mặt, đi đứng không vững có nguy hiểm không?
Chóng mặt, đi đứng không vững nhiều trường hợp chỉ là các triệu chứng tạm thời, kéo dài trong vài giây đến vài phút, sau đó đầu óc cơ thể lại trở về bình thường nên nhiều người chủ quan.
Tuy nhiên, nếu như tình trạng vẫn tiếp tục tái diễn, đây hoàn toàn không phải là triệu chứng lành tính nữa, nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất nguy hiểm:
- Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hằng ngày. Có những đợt tái phát khiến người bệnh không thể đứng ngồi, không dám vận động, chỉ có thể nằm liệt tạm thời một chỗ cả ngày hoặc vài ngày.
- Nguy cơ té ngã do thiếu kiểm soát ý thức tạm thời, mất thăng bằng, dẫn đến nhiều mức độ hệ quả. Nhẹ thì trầy xước, chảy máu, nặng thì trật khớp, gãy chân tay, chấn thương sọ não, thậm chí đe doạ tính mạng trong nhiều trường hợp (lái xe, trong công trường, đang vận hành máy móc…).
- Tăng nguy cơ biến chứng mất thính lực.
- Biến chứng nguy hiểm nhất là tai biến mạch máu não (đột quỵ) do thiếu máu lên não, với hệ quả nặng nhất là tử vong.
3. Bỗng dưng bị chóng mặt, đứng không vững thì nên làm gì?
Đối với những người hay tái phát cơn chóng mặt, mất thăng bằng thì mỗi lần xuất hiện triệu chứng:
- Việc đầu tiên là hãy bình tĩnh, nhắm mắt lại, hạn chế xoay đầu cổ và cố gắng nhanh chóng tìm một tư thế dễ chịu thích hợp để nghỉ ngơi như ngồi xuống, nằm xuống hoặc tựa vào tường.
- Nếu có cảm giác buồn nôn thì hãy kìm lại bằng cách từ từ hít sâu thở chậm, tập trung suy nghĩ vào nhịp thở. Đồng thời, hãy uống một cốc nước gừng tươi ấm để giảm bớt cơn buồn nôn.
Xem thêm :   Máy ấp trứng gia cầm  
Bên cạnh đó, hãy chú ý đến công việc và sinh hoạt hằng ngày để hạn chế nguy cơ gặp nguy hiểm khi triệu chứng tái phát:
- Không nên tự mình điều khiển phương tiện giao thông trên những quãng đường xa.
- Hạn chế làm việc nặng nhọc, leo trèo cao, vận hành máy móc lớn hay làm các công việc nguy hiểm.
- Chăm sóc không gian sống sạch sẽ, thông thoáng, tránh đặt các vật dụng bừa bộn.
- Nếu bệnh nặng hay tái phát nên lắp đặt thêm một số thanh vịn tại các vị trí có nhiều nguy cơ gây nguy hiểm như bồn tắm, cầu thang… để người bệnh có thể dựa vào.
4. Chóng mặt, đứng không vững điều trị như thế nào?
Chứng chóng mặt, đứng không vững có thể điều trị theo Tây y và Đông y, cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp.
4.1. Điều trị theo Tây y
Thuốc Tây chữa chóng mặt, đứng không vững đa phần là thuốc kê đơn, kèm theo nhiều tác dụng phụ, với một số nhóm thuốc phổ biến được kể đến như sau:
- Nhóm thuốc kháng sinh và thuốc glucocorticoid.
- Nhóm thuốc kháng histamine.
- Nhóm thuốc kháng tiết cholin.
- Nhóm thuốc đối kháng canxi có chọn lọc.
- Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não.
- Nhóm thuốc benzodiazepin.
- Nhóm thuốc lợi tiểu.
Thuốc Tây tạo ra hiệu quả rất nhanh chóng, cắt cơn chóng mặt chỉ trong vài phút đến vài giờ, giúp người bệnh nhanh chóng quay trở lại công việc, sinh hoạt như bình thường.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là nhiều tác dụng phụ, gây hại cho hệ thần kinh, gan, thận, lại chỉ có thể ngắt dẫn truyền thần kinh tạm thời, các triệu chứng sẽ vẫn tiếp tục tái phát.
Thuốc Tây không nên sử dụng liên tục kéo dài, vừa gây hại sức khoẻ lại vừa dễ bị “nhờn” thuốc, tăng liều.
4.2. Điều trị theo Đông y
Trong khi Tây y thiên về trị “bệnh” thì Đông y thiên về trị “người”. Đông y là nhân thuật, coi con người là một thể thống nhất.
Mục tiêu chữa bệnh của Đông y là lập lại trạng thái cân bằng chỉnh thể, chú trọng khả năng tự khôi phục sức đề kháng tự nhiên của chính cơ thể mình, nhờ vậy tốc độ hiệu quả có thể chậm hơn Tây y nhưng tác dụng rất lâu dài, ổn định, ít tái phát, cơ thể khoẻ mạnh lại hầu như không thấy tác dụng phụ, rất lành tính và an toàn.
Đối với chứng chóng mặt, đi đứng không vững, Đông y xâu chuỗi nguyên nhân khá rõ ràng, xác định trên 90% nguyên nhân là do thiếu máu đến hệ tiền đình, khiến cơ quan này hoạt động rối loạn, gây ra các triệu chứng kể trên.
Để giải quyết vấn đề thì Đông y đưa ra phương pháp Hoạt huyết kết hợp Bổ huyết, tăng cường cung cấp máu tới thẳng hệ tiền đình, khiến cho hệ tiền đình vững vàng trở lại, các triệu chứng ắt tự thuyên giảm.
Xem thêm : Trứng gà ấp bao nhiêu ngày thì nở, 19 20 hay 21 ngày
Đông y rất giỏi xác định nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả, nhưng tuyệt nhiên không phải hoạt huyết Đông y nào cũng tốt, cũng cho hiệu quả với chứng chóng mặt, tiền đình, đứng không vững.
Càng ngày càng có nhiều sản phẩm hoạt huyết mang mác “Đông y” nhiễu loạn thị trường. Những sản phẩm kém chất lượng thì lừa đảo “đổi trắng thay đen”, những sản phẩm hiệu quả trung bình thì “thổi phồng” nói quá…
Chứng bệnh này muốn chữa trị hiệu quả vượt trội phải tìm đến hoạt huyết Ngự y mật phương chuyên biệt cho chứng chóng mặt, tiền đình, có phương pháp Ngự Y Mật Phương bí truyền quý hiếm và được sản xuất tại nhà máy dược phẩm hiện đại tiêu chuẩn GMP-WHO.
“Hiệu quả” và “Hiệu quả vượt trội” là hai mức độ hoàn toàn khác nhau. Hãy lưu ý và cân nhắc tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn hoạt huyết Đông y để chữa trị chứng chóng mặt, tiền đình, đứng không vững.
5. Những lưu ý để phòng tránh hiện tượng chóng mặt, đứng không vững
5.1. Tránh tắm nước quá nóng, nhất là phụ nữ
Nhiệt độ nước quá cao rất dễ gây ra trạng thái chóng mặt gây mất thăng bằng. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi rất nhiều và lượng máu được đưa đến để nuôi dưỡng thai nhi cũng rất lớn nên mẹ bầu càng dễ bị chóng mặt hơn bình thường. Hãy tắm dưới vòi sen có nhiệt độ nước dễ chịu, gần với nhiệt độ cơ thể, vừa tốt cho da lại vừa tốt cho sức khoẻ.
5.2. Uống trà gừng
Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của gừng trong việc cải thiện các triệu chứng buồn nôn và say sóng, say tàu xe. Nếu có cơn chóng mặt, đứng không vững, hãy thử uống một ly trà gừng ấm.
5.3. Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin C
Hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đây là cách để hỗ trợ điều trị rất tích cực chứng chóng mặt, choáng váng. Vitamin C là một loại dinh dưỡng rất hữu ích cho vấn đề này. Một số trái cây họ cam quýt, cà chua, súp lơ xanh, dưa lưới, ớt xanh, dâu tây, khoai lang, các loại rau có lá màu xanh đậm… rất giàu vitamin C.
5.4. Ăn ngũ cốc
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ, giúp tiêu hoá chậm, vừa cung cấp đủ tinh bột cho cơ thể mà lại hạn chế làm thay đổi lượng đường huyết trong máu. Chính việc tăng giảm đường huyết thất thường cũng là một trong những nguyên nhân gây chóng mặt.
5.5. Xoa bóp bấm huyệt
Đây cũng là một phương pháp có thể tự thực hiện tại nhà khi bị chóng mặt. Hãy tìm hiểu một số huyệt đạo có thể tác động đến cơn chóng mặt như huyệt an miên, huyệt thái khê, huyệt thái xung, huyệt thính cung…
5.6. Uống đủ nước
Mất nước cũng là một lý do dẫn đến cơn chóng mặt. Cơ thể luôn cần nước cho mọi hoạt động. Hãy uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, đối với vận động viên hoặc người lao động nặng cần uống nhiều hơn để đảm bảo hiệu quả hoạt động cho cơ thể.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức