Chim công có tên gọi mỹ miều khác là khổng tước, được xếp hạng vào 10 loài chim đẹp nhất hành tinh với chiếc đuôi dài xòe ra lộng lẫy nhiều màu sắc. Sở hữu một con chim công không chỉ có tác dụng thưởng ngoạn làm đẹp cho vườn nhà, mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng. Nếu bà con quan tâm và muốn đầu tư cho thú “chơi chim” này, hãy tham khảo bài viết về giá cả và các loại chim công trên thị trường, cũng như địa chỉ bán chim công giống dưới đây.
Các loại chim công Chim công sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và phía Nam Trung Quốc. Tính tới thời điểm hiện tại, có 3 loại chim công được các nhà khoa học khám phá và đem vào nhân giống sinh sản bao gồm: chim công xanh, công trắng và công ngũ sắc.
Bạn đang xem: Đặc điểm chim công
Chim công xanh (chim công Ấn Độ) Chim công xanh là loài chim được du nhập từ Ấn Độ, được thuần hóa và nuôi dưỡng tại nước ta trong thời gian dài nên đến nay đã thích nghi tốt với điều kiện môi trường khí hậu Việt Nam. Chúng có kích thước lớn nhất và nặng nhất thuộc họ Trĩ, với chiều dài từ đầu đến đuôi khoảng 1 – 1.15m, từ đầu đến phần cuối lông đuôi khoảng 1.95 – 2.25m. Trọng lượng chim trưởng thành trung bình khoảng 4 – 6 kg/con. Loài công này có môi trường sống chủ yếu tại các khu rừng rụng lá khô và ẩm. Nếu đem chim công xanh về nuôi, chúng có thể thích nghi với các khu đất vườn và vùng trồng trọt, nơi công xanh tự tìm trái cây, ngũ cốc để ăn. Ngoài ra chim công xanh có thể săn các con mồi nhỏ như rắn, thằn lằn và động vật gặm nhấm nhỏ. Chim trống có bộ lông màu lục óng ánh, đuôi rất dài có màu lục ánh đồng, bộ lông đuôi có màu xanh, đỏ đồng, vàng và nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt có màu vàng xanh. Đến tuổi sinh sản, chim trống xòe đuôi múa để thu hút chim mái. Chim mái có bộ lông kém sặc sỡ hơn chim trống. Kích thước cơ thể và trọng lượng cũng nhỏ hơn.
Xem thêm : Chiêm Ngưỡng 7 Giống Gà Chọi Đẹp Nhất Thế Giới
Chim công trắng Chim công trắng hay khổng tước bạch tạng là một dạng đột biến của chim công. Loài chim này có đặc trưng là bộ lông trắng muốt như tuyết rất thanh cao và tinh khiết. Chim công trắng có kích thước và trọng lượng tương tự như công xanh, chỉ khác ở bộ lông đặc biệt. Vì là dạng đột biến nên trong tự nhiên, khoảng 100 cá thể chim công thường, mới xuất hiện một vài cá thể công trắng. Việc lai ghép trong môi trường nhân tạo có thể cho kết quả cao hơn, nhưng tỉ lệ thành công rất thấp. Theo thống kê, số lượng công trắng ở nước ta hiện nay không quá 15 – 20 cá thể chim bố mẹ, chủ yếu phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và sưu tầm, không được bán với số lượng lớn.
Chim công ngũ sắc Tương tự như công trắng, công ngũ sắc cũng là một dạng đốt biến màu lông của chim công. Thay vì bộ lông chỉ có một màu, công ngũ sắc, đúng như tên gọi của chúng, sở hữu bộ lông nhiều màu khác nhau gồm trắng, xanh lục, xanh lam, nâu và vàng. Những màu sắc này phân bố ngẫu nhiên, trải đều từ đầu, ngực đến đuôi chim. Có những con có bộ lông với màu sắc đối xứng, đây là những con cực hiếm. Do đặc thù khí hậu ở Việt Nam, tỷ lệ nhân giống thành công chim công ngũ sắc rất thấp.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức