Giống gà móng đỏ là gà nổi tiếng ở Hà Nam và là giống gà nằm ở mục cần bảo vệ. Tuy vậy lại được cho phép nuôi vận chuyển hoặc buôn bán. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua về tình hình gà móng đỏ hiện tại qua bài viết sau nhé.
Giống gà móng đỏ
Tên gọi này bắt đầu từ việc gà móng đỏ xuất hiện từ ngôi làng cổ thôn Móng, nay là xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên. Rất may mắn là đến hiện tại giống thuần chủng vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn.
Bạn đang xem: Giống gà móng đỏ đặc sản đất Hà Nam
Để có được thành quả giữ đến bây giờ, đó là cả một quá trình nỗ lực của người dân nơi đây. Nghiêm ngặt từ khu vực chăn nuôi được quây kín đến việc chọn những con gà chuẩn để lai tạo.
Xã có trên 90% hộ nuôi gà móng, theo thống kê tính đến 2021 số lượng lên đến trên năm mươi ngàn. Bao gồm gà đẻ và gà thịt cung cấp ra thị trường.
Gia đình ông Xưởng với thâm niên nuôi gà móng đã ba mươi năm. Hiện gia đình ông nuôi trên hai trăm con gồm gà đẻ và gà thịt. Mỗi năm để ra ngoài khoảng chín ngàn gà giống.
Gà móng đỏ có điểm gì đặc biệt mà khiến nó trở thành một giống gà quý hiếm?
Giống gà móng đỏ quý chưa phải ở mức còn ít cá thể, quý ở chỗ chất thịt nó ngon. Thịt nhiều, chống bệnh tốt.
Hình dáng có gì đặc biệt?
Tức là nó không kiểu gà thường, lông của gà trống đen xanh chứ không vàng. Chân to, vảy sừng không xù và cũng đỏ, phần da cũng đỏ chứ không vàng kiểu gà khác.
Chỉ cần chăm bảy đến tám tháng là có thể đạt những đặc điểm như kể trên rồi. Khi đó gà trống nhú cựa là có thể xuất chuồng tốt rồi.
Muốn nó ngon là phải nuôi chăn thả, thứ hai là thời gian phải bảy tám tháng ít nhất nó mới tích lũy được dinh dưỡng mới ngon được.
Gà móng đỏ ăn gì?
Nói chung là ăn tạp: thóc, gạo, ngô, cám công nghiệp,… nhưng mà nếu nuôi gà thịt. Thì tốt nhất vẫn là tự chế biến thức ăn, vừa là rẻ tiền, vừa là chất lượng ngon hơn.
Nguồn gen của chúng ban đầu tốt biểu hiện ra với đặc điểm chịu được nóng lạnh. Ngoài ra thì ăn uống kham khổ được và bản tính ưa vận động nên thịt lại săn chắc.
Gà móng đỏ rất dễ nuôi, chỉ ăn lúa ngô, rau xanh. Tỉ lệ rau xanh chiếm ba mươi phần trăm ở chế độ ăn. Chính bởi thế mà tại các khu nuôi thả đều được đặt tron khu vườn có cây xanh bóng râm mát.
Xem thêm : Tại sao gà đẻ trứng hàng ngày? Tổ tiên của loài gà có thực sự là khủng long?
Tuy chẳng phải thuộc nhóm cây cho bóng mát cây thầu dầu cũng được trồng nhiều để cung cấp rau xanh và sâu cho gà. Bởi chúng có khả năng thu hút được nhiều sâu.
Khỏe mạnh thì kháng bệnh tốt hơn, cả trước và sau khi làm vacxin cho gà cũng thế. Để cho nó có sức đề kháng và hình thành kháng thể tốt hơn. Bằng cách thêm các vitamin gà, mùa nắng là phải cho gluco kc vào nước đều.
Bà con vẫn nuôi cầm chừng theo số ít. Trên địa bàn xã có tám mươi phần trăm nhà nuôi gà móng theo quy mô nhỏ lẻ từ năm mươi đến bảy mươi con. Còn lại chăn nuôi theo quy mô trung bình khoảng vài trăm con.
Hiện trạng nuôi gà móng
Cá biệt có vài nhà nuôi lượng lớn lên trên vài ngàn con. Các nhà nuôi ít nhờ phổ biến kỹ thuật đã tái nâng đàn hơn ba trăm con gà giống.
Sau khi trừ chi phí mỗi tháng mỗi hộ cũng có thu về năm đến sáu triệu. Thông qua các dự án hỗ trợ đã giúp bà con tăng thu nhập. Kỹ thuật chăn nuôi tiến bộ hơn, biết đưa vào đệm lót sinh học trong chăn nuôi, biết phòng bệnh đầy đủ bằng vacxin.
Khi gà móng đỏ đạt tám tháng là chúng đẻ lần đâu, lên tới hai trăm quả một năm. Trứng sẽ bán với giá mười ngàn, nếu ấp thành gà con có giá ít nhất hai mươi lăm ngàn một con.
Gà móng đỏ dễ nuôi, tỉ lệ đậu trứng cao tới tám mươi phần trăm. Thịt thơm, da giòn, ít mỡ, được nuôi ít nhất bảy tháng mới cho ra ngoài bán. Với giá một trăm năm mươi ngàn một cân một năm xuất hai lứa. Còn loại nuôi hai đến ba năm rồi thì được giá cao hơn từ hai đến ba trăm ngàn một cân.
Tuy nhiên hiện nay vẫn là bán lẻ và thông qua các tay buôn. Để thương hiệu gà móng đỏ vươn xa, người chăn nuôi tránh phụ thuộc. Thì cần nhiều trương trình hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi, tìm kiếm thị trường hơn nữa.
Lưu ý về dinh dưỡng khi nuôi gà móng đỏ
Chia sẻ của ông Thắm có hàng chục năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gà móng đỏ.
Gà con không có gì tác động sẽ được nuôi úm ba tuần. Tuy nhiên theo ông do phát triển chậm, để gà an toàn tránh hụt ông thường nuôi úm với thời gian dài hơn.
Thời điểm còn nhỏ gà móng đỏ cần nguồn chất cân đối và đảm bảo nên ông cho chúng ăn cám gà con. Cho ăn hai bốn trên hai bốn, có thể ta nói với nhau là nước không thể thiếu nhưng cám có thể thiếu được.
Có thể đêm ăn hết rồi nhưng mình cho nhịn đến sáng mai ăn không sao. Tức là cho ăn theo chúng đòi nhưng uống thì không thể thiếu được nước.
Cám của gà là cám công nghiệp nên rất cần nước, con gà mà ăn thiếu nước là hỏng. Sau một tháng, gà con sẽ được chuyển sang nuôi bán chăn thả.
Xem thêm : Điểm danh 4 loại thuốc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi tốt nhất hiện nay
Lúc này hệ tiêu hóa của chúng đã phát triển, ông Thắm sẽ cho chúng đồ khác. Như ngô nghiền, sắn, bã bia,… và các loại rau sẵn có.
Thông thường theo công thức một phần ba ngô, một phần ba thóc, một phần ba rau xanh. Các loại phụ phẩm có thể thay thế tùy theo mùa vụ. Chế độ ăn uống này sẽ kéo dài đến hết sáu tháng và duy trì với gà thương phẩm tới lúc xuất chuồng. Cũng có thể trộn bã bia theo công thức cho gà.
Nếu như ngô thóc nhà sẵn có thì chi phí tính ra chưa đến sáu mươi lăm ngàn cho một ký.
Chế độ cho gà sinh sản
Đối với gà móng đỏ sinh sản từ tháng thứ sáu bắt đầu bỏ ngô nghiền và cho cám gà đẻ. Công thức vẫn giữ nguyên như vậy, cám cho thêm vào để đảm bảo dinh dưỡng.
Mỗi ngày cho ăn ba bữa, chia các bữa để hấp thu tốt và tránh hỏng thức ăn. Ngoài ra thỉnh thoảng cho gà móng đỏ men và vitamin. Nếu để gà uống nước bẩn rất dễ nhiễm các bệnh về đường ruột.
Gà bị đỏ móng là bệnh gì?
Nhà có đàn gà ri tám ngàn con được năm ngày tuổi, gà có hiện tượng đỏ móng. Một số con trong đàn mổ móng chân nhau, ngoài ra thì thường bị một vài con trong đàn. Hỏi đó là hiện tượng gì và cách khắc phục như thế nào?
Hiện tượng gà đỏ móng chân ở đây có mấy vấn đề. Thứ nhất là nuôi với số lượng đông nhưng mà diện tích mét vuông thì lại hẹp. Cho nên là có hiện tượng tăng mật độ đàn và xô xát tổn thương vùng móng đó.
Và đối với gà nhà chỗ nào có màu khác thường, đặc biệt là màu đỏ thì các con khác nó sẽ xô vào để mổ ở khu vực đó.
Lý do thứ hai cũng do mật độ đàn và nơi chăn thả ở đây không được tốt. Lấy ví dụ là có nhiều các sỏi, đá sắc,… Bản năng của gà khi mà bới rãi gặp sắc nhọn đó làm tổn thương.
Thứ ba là bị ô nhiễm tức là thường xuyên ẩm ướt lầy lội. Cũng gây nên hiên tượng như vừa nêu ở trên.
Bây giờ xử lý bằng cách tách những con gà đó ra, dùng iodin 10% bôi vào vùng chân gà đỏ ngày hai bận. Thế còn với toàn đàn thì bổ sung premix khoáng và vitamin A, D, E liên tuch trong mười ngày.
Gà móng đỏ hiện vẫn đang được bảo tồn và duy trì nguyên bản rất tốt. Nhân rộng và đổi mới về quy mô, vừa giúp bảo tồn vừa giúp bà con thêm kinh tế.
Theo: Thủy Tiên
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức