1. Bệnh Dịch Tả
1.1. Nguyên nhân
Bạn đang xem: Cổng thông tin điện tử Trung tâm Khuyến nông Quảng Nam > Quản trị > Chi tiết tin
Do một loại virus có sức đề kháng cao, thuộc họ Flaviviridiae gây ra; Dịch tả lây lan mạnh trên heo ở mọi lứa tuổi và thường dễ bộc phát trong những tháng giao mùa, nhất là vào cuối mùa mưa.
1.2. Triệu chứng, bệnh tích
Khi heo nhiễm bệnh, có hiện tượng bỏ ăn, sốt, đi phân bón, mắt đỏ có ghèn, sau 1 – 2 ngày chuyển sang tiêu chảy nặng, phân thối khắm. Heo kiệt sức rất nhanh và trên da xuất hiện những điểm lấm tấm đỏ (do xuất huyết), tỷ lệ gây chết rất cao.
Bệnh tích điển hình ở nội tạng là lá lách nhồi huyết ở phần rìa và có hình răng cưa, thận cũng xuất huyết rất rõ và thành trong ruột bị loét có dạng hình cúc áo.
1.3. Phòng, trị bệnh
Do siêu vi khuẩn gây bênh nên bệnh dịch tả không thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Do vậy, cần tập trung vào việc phòng bệnh bằng vắc-xin và áp dụng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Chủng ngừa vắc-xin lần đầu lúc heo được 28 – 30 ngày tuổi. Lần chủng thứ hai sau lần đầu 2 tháng đủ để bảo hộ heo nuôi đến khi xuất chuồng.
2. Bệnh Tụ huyết trùng
2.1. Nguyên nhân
Do Vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh bộc phát và lây lan mạnh khi môi trường chăn nuôi gặp các yếu tố: thời tiết thay đổi đột ngột, khi vận chuyển heo, chuyển chuồng mới… đặc biệt bệnh dễ xảy ra khi heo nuôi trong điều kiện chuồng trại thiếu vệ sinh, ẩm thấp, dinh dưỡng không đầy đủ hay kế phát từ các bệnh truyền nhiễm khác. Heo trên 2 tháng tuổi dễ bị nhiễm hơn heo con.
2.2. Triệu chứng, bệnh tích
Bệnh phát rất nhanh, khởi đầu với triệu chứng bỏ ăn, sốt, mũi miệng chảy nhớt, thở khó, ho, mắt đỏ, giai đoạn đầu đi phân bón, giai đoạn cuối tiêu chảy nặng, trên da xuất huyết lấm tấm đỏ và khi chết thì toàn thân tím bầm, một số con đầu và hàm bị phù.
Bệnh tích điển hình ở nội tạng là các vết tụ huyết (nâu sẫm) ở phổi và thận, lá lách bị sưng to.
2.3. Phòng, trị bệnh
Biện pháp phòng bệnh: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại, dinh dưỡng đầy đủ, ổn định kết hợp với chủng ngừa vắc-xin. Lần chủng vắc-xin đầu tiên vào lúc 45 ngày tuổi đủ để bảo vệ heo nuôi đến lúc xuất chuồng.
Có nhiều loại kháng sinh có hiệu lực điều trị bệnh tụ huyết trùng. Có thể dùng một trong các loại thuốc kháng sinh như: Terramycine LA, Duranixin LA, Amoxisol LA, Septotryl, Baytril, Clamoxyl, Genta-Tylosin… và phối hợp với kháng sinh khác trong trường hợp nghi ngờ có ghép chung với các bệnh truyền nhiễm do vi trùng khác. Đồng thời, trong quá trình điều trị nên bổ sung thêm các loại vitamin, thuốc trợ lực, giảm sốt.
3. Bệnh Phó Thương Hàn
3.1. Nguyên nhân
Xem thêm : Kỳ lạ: Nuôi loài gà đen xì, chân này 4 ngón, chân kia lại có 5 ngón
Do vi khuẩn Salmonella gây ra; thường xảy ra ở heo con cai sữa đến 4 tháng tuổi.
3,2. Triệu chứng, bệnh tích
Khi mới nhiễm bệnh, heo có triệu chứng bỏ ăn, xù lông, phân bón như phân dê và có màng nhày bao bọc phân. Sau vài ngày chuyển sang tiêu chảy, đặc trưng của bệnh này là biểu hiện lúc sốt cao, lúc thấp hoặc không sốt và kéo dài trong nhiều ngày.
Bệnh tích điển hình ở nội tạng là thành trong ruột non có những chỗ bị loét, trên có phủ bựa vàng trắng, lách bị dai, sưng, túi mật cũng bị sưng.
3.3. Phòng, trị bệnh
Vắc-xin phòng bệnh phó thương hàn được chủng lần đầu lúc heo được 5 tuần tuổi đủ để bảo hộ cho heo nuôi đến lúc xuất chuồng.
Có nhiều loại thuốc kháng sinh có hiệu lực đối với vi trùng gây bệnh, nhưng trong quá trình điều trị thường gặp khó khăn là việc dùng thuốc phải kéo dài cùng lúc phải có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt là cho heo ăn thức ăn nấu chín, loãng Có thể dùng các loại kháng sinh như: Spira-colistin, Baytril Max, Amoxysol LA, Duranixin LA, Enro-Gentacol, Clamoxyl, Maxflo LA… kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm sốt (các loại thuốc không thuộc nhóm corticoid) và các loại vitamin, chất điện giải để cân bằng điện giải trong máu khi heo bị tiêu chảy nặng.
4. Bệnh Lở mồm long móng (FMD)
4.1. Nguyên nhân
Do virus Aphthovirus gây ra (7 chủng loại: O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3)
4.2. Triệu chứng, bệnh tích
Thời gian ủ bệnh từ 5 đến 7 ngày. Lúc đầu heo có hiện tượng bỏ ăn, sốt cao trên 40oC, run rẩy, mụn nước mọc ở nướu răng, lưỡi, vành miệng, phần tiếp giáp giữa mong và chân, bầu vú heo nái. Sau vài ngày các mụn này vỡ ra tạo thành vết loét, dễ nhiễm trùng sinh lở, mủ làm heo không thể ăn uống, đi lại khó khăn, đau và khi lở loét nặng có thể gây sút cả móng. Do các vết loét trong miệng nên heo chảy nước dãi rất nhiều, lưỡi cứng và thè ra ngoài.
Bệnh tích điển hình là miệng có vết lở loét ở lợi, chân răng, hầu, thực quản, lưỡi. Phổi có thể bị viêm, tim mềm, có vết xám hay các chấm nhạt, lách sưng đen, móng bị long ra hoặc sút hẳn.
4.3. Phòng bệnh
Do siêu vi khuẩn gây ra bệnh nên không có thuốc đặc trị đặc hiệu. Có thể dùng kháng sinh chữa các mụn loét ở miêng, móng và vú hoặc dùng chanh hay khế chà xát vào các vết loét này. Tuy nhiên, cần lưu ý các biện pháp này chỉ có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng kế phát, không diệt được siêu vi khuẩn gây bệnh. Do vậy, biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất la tập trung vào công tác phòng bệnh; trong đó, ngoài áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học thì yêu cầu bắc buộc là phải tiêm phòng vắc-xin.
Tiêm vắc-xin lần đầu cho heo vào lúc 2 tháng tuổi. Lần chủng thứ 2 cách lần đầu 30 ngày, còn các lần kế tiếp cách khoảng 5 – 6 tháng. Bên cạnh yêu cầu tiêm vắc-xin cần kết hợp thực hiện các biện pháp: chỉ mua heo giống đã qua kiểm dịch, chăn nuôi cách ly heo mới nhập về để kiểm tra, định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi… Do tính chất nguy hiểm của bệnh lở mồm long móng nên khi phát hiện heo bị bệnh tuyệt đối không được giết mổ hoặc bán chạy mà phải báo ngay cho cơ quan thú y gần nhất để được hướng dẫn cách xử lý.
5. Bệnh Viêm phổi do Mycoplasma
5.1. Nguyên nhân
Bệnh do Mycoplasma gây ra (M. suispneumonia và M. hyopneumonia) và tấn công chủ yếu trên đường hô hấp. Heo con từ 3 – 4 tháng tuổi dễ nhiễm và mắc bệnh vào các thời điểm trời lạnh và ấm.
5.2. Triệu chứng, bệnh tích
Xem thêm : Cách nuôi vịt con “chuẩn từ A đến Z” dễ chưa từng thấy
Biểu hiện chung của heo bệnh là thường tách đàn nằm ở góc chuồng, kém ăn, chậm lớn, da nhợt nhạt, thân nhiệt có thể không tăng hoặc chỉ tăng một ít (sốt nhẹ), heo hay hắt hơi từng hồi, chảy nước mũi, ho liên tiếp và kéo dài; sau đó chuyển sang trạng thái thở khó, thở nhanh và có lúc há hốc mồm để thở. Ở thể viêm phổi mãn tính, heo ho khan từng tiếng hay từng chuỗi dài, đặc biệt lúc sáng sớm hay buổi tối và sau cử ăn. Bệnh thường kéo dài dai dẳng, giảm tăng trọng, không điều trị dứt thí heo còi cọc và chết.
Bệnh tích đặc trưng là phổi bị viêm kiểu gan hóa, trên mặt phổi xuất hiện các dạng sợi làm phổi dính vào lồng ngực. Màng phổi viêm nặng, khí quản, phế quản viêm và có dịch nhầy, hạch lâm ba phổi sưng to, tụ máu.
5.3. Phòng, trị bệnh
Đối với bệnh viêm phổi do Mycoplasma thì phòng bệnh vẫn là biện pháp hàng đầu; cụ thể là các yêu cầu: chăm sóc tốt, giữ ấm, vệ sinh kết hợp với sử dụng vắc-xin (vắc-xin Respisure 10 cc lúc 21 ngày tuổi và tái chủng sau mỗi 6 tháng). Đông thời, lưu ý heo mới mua về cần nuôi riêng theo dõi ít nhất 21 ngày, nếu không có bệnh mới cho nhập đàn.
Khi phát hiện heo bệnh, có thể dùng các loại thuốc như Draxxin, Terramycin LA, Duranixin LA Excede, Tylan200… để điều trị nhưng chú ý cần nuôi cách ly để tránh lây nhiễm cho heo khoẻ.
6. Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp (PRRS)
6.1. Nguyên nhân
Do virus thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales gây ra. Có 3 chủng: Chủng 1 gồm những virus thuộc dòng Châu Âu (độc lực thấp), chủng 2 gồm những virus thuộc dòng Bắc Mỹ (độc lực cao), chủng 3 gồm những virus thuộc dòng Trung Quốc (độc lực cao). PRRS lây lan mạnh và gây nhiều thiệt hại. Bệnh có thể lây truyền qua nhiều đường: lây trong cùng bầy, cùng chuồng, heo mẹ lây cho heo con, heo nọc cho heo nái, lây qua vật dụng chăn nuôi, thức ăn, nước uống và cả qua không khí.
6.2. Triệu chứng, bệnh tích
Biểu hiện của bệnh rất thay đổi theo chủng vius gây bệnh cụ thể, khả năng miễn dịch của heo và cách chăn nuôi ở mỗi nơi. Triệu chứng của heo ban đầu là bỏ ăn, lừ đừ, sốt, khó thở, xung huyết dưới da; đặc biệt ở phần tai xuất hiện sắc tố xanh không bền (nên còn được gọi là bệnh tai xanh). Thời gian nung bệnh có thể từ 3 – 7 ngày. Heo nái mắc bệnh thường có hiện tượng rối loạn sinh sản như chậm lên giống, phối giống không đậu thai, dễ sẩy thai vào giai đoạn cuối, heo sơ sinh yếu, trọng lượng heo con không đồng đều, dị dạng hoặc thai khô. Ngoài ra, nái có thể có các triệu chứng thần kinh như rối loạn vận động, quay vòng, té ngã. Heo nọc có biểu hiện lờ đờ, tái xanh ở tai, giảm khả năng sinh dục và chất lượng tinh. Heo con theo mẹ bị chết nhiều trước và sau cai sữa, viêm kết mạc mắt, phù thủng mí mắt, tiêu chảy kéo dài, thở khó, ít hoặc không ho, lông xù, khô và có thể bị chảy máu ở rốn. Heo cai sữa và heo thịt thường có biểu hiện rối loạn hô hấp, giảm tăng trọng.
6.3. Phòng bệnh
Do siêu vi gây bệnh nên không có thuốc điều trị. Vì vậy, chủ yếu là áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Riêng vắc-xin thì cần chọn chủng loại và lịch trình tiêm theo hướng dẫn của nơi sản xuất vắc-xin và cơ quan thú y địa phương để phù hợp với chủng siêu vi gây bệnh.
7. Bệnh sưng phù đầu (Phù thủng do E. Coli)
7.1. Nguyên nhân
Dovi khuẩn E.coli sống ký sinh trong đường tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra trên heo cai sữa hoặc sau cai sữa 1 – 3 tuần. Bệnh thường xảy ra ở nơi chăn nuôi dơ bẩn, ẩm thấp, thức ăn nước uống nhiễm bẩn hoặc lúc thay đổi thức ăn đột ngột, lúc chuyển chuồng. Heo có thể bị tiêu chảy nếu chỉ nhiễm các chủng E.Coli sinh độc tố gây hại ở đường tiêu hoá; còn heo có triệu chứng phù thủng, sưng mắt, co giật nếu bị nhiễm các chủng E.Coli gây hại đường máu.
7.2. Triệu chứng, bệnh tích
Khi mắc bệnh, heo có các triệu chứng kém ăn, kém linh hoạt. Ở thể quá cấp heo chết đột ngột trước khi có triệu chứng phù. Ở thể bình thường, bệnh diễn ra trong vòng 2 – 3 ngày với các biểu hiện: sốt nhẹ hoặc không sốt, kém ăn, khó nuốt, phù thủng ở mí mắt, vùng cổ họng, khản giọng, tiếng kêu thay đổi, mất thăng bằng, đi xiêu vẹo, co giật kiểu bơi chèo, khó thở, liệt trước khi chết.
Bệnh tích điển hình là phù thủng dưới da vùng trán, mí mắt, quanh tim, niêm mạc dạ dày, thanh quản, túi mật, hạch bạch huyết, xuất huyết thành điểm ở thận, não và xoang bụng tiết nhiều dịch.
7.3. Phòng, trị bệnh
Heo bệnh cần nuôi cách ly nhưng vẫn dùng thuốc điều trị cho toàn đàn bằng các loại kháng sinh như Ampidexalone, Neomycine, Colistin, Baytril, Genorfcoli … kèm theo thuốc trợ sức, tăng cường sức chống chịu. Bệnh do sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột nên trong qua trình điều trị chỉ nên cấp nước, ngừng cho lợn ăn các loại tinh bột. Điều này tránh làm vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Phòng bệnh bằng chế độ chăn nuôi thật vệ sinh, định kỳ xử lý sát trùng chuồng trại, dụng cụ và áp dụng cách pha trộn định kỳ thuốc kháng sinh trong thức ăn, nước uống cho heo con trước và sau cai sữa./.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức