Bệnh bại huyết vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rộng trên vịt, ngan. Bệnh gây tỷ lệ chết cao cho vật nuôi, do đó người nuôi cần có các biện pháp phòng trị kịp thời để giảm thiệt hại cho bệnh gây ra.
I. Nguyên nhân gây bệnh bại huyết vịtBệnh bại huyết vịt do vi khuẩn Riemerella là vi khuẩn Gram âm gây ra. Riemerella là loài vi khuẩn có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đây chính là nguyên nhân làm cho việc sản xuất vaccin phòng bệnh bại huyết vịt gặp khó khăn. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm 1 hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả.Bệnh bại huyết vịt thường xuất hiện sau ngày mưa kéo dài, thời tiết ẩm ướt.Lứa tuổi hay mắc bệnh bại huyết vịt: Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh bại huyết vịt. Nhưng ở vịt con từ 1-8 tuần tuổi là dễ bị bệnh nhất. Vịt càng lớn thì tỷ lệ chết càng cao.Bệnh bại huyết vịt thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng, dịch tả vịt gây ra tỷ lệ chết caoBệnh bại huyết vịt lây truyền qua: Đường hô hấp, đường tiêu hóa (thức ăn, nước uống) và qua vết trầy xước trên da, bộ lông hư hỏng, đặc biệt là bàn chân.
Bạn đang xem: Phòng và điều trị bệnh bại huyết trên ngan, vịt
II. Môi trường phù hợp cho bệnh bại huyết vịt phát triểnBệnh bại huyết vịt xảy ra ở những trại thực hiện an toàn sinh học kém. Khi nguồn nước, thức ăn chưa được xử lý mầm bệnh; Nguồn phân, chất thải xử lý kém; Nuôi với mật độ dày, chuồng ẩm thấp, vệ sinh kém
Xem thêm : Gà Mái Dầu Là Gì? Có Gì Đặc Biệt Ở Loại Gà Mái Dầu Ôm Trứng?
III. Triệu chứng của bệnh bại huyết vịtThời gian ủ bệnh bại huyết vịt thường từ 2-5 ngày. Khi bị bệnh bại huyết vịt sẽ yếu, mệt, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, thường nằm túm lại với nhau.Triệu chứng tiêu hóa: tiêu chảy phân màu xanh xámTriệu chứng hô hấp: chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, vươn cổ lên để thởTriệu chứng thần kinh: Sưng phù đầu, ngoẹo cổ, mất thăng bằng, chân khập khiễng, đi lết chân kéo lê về phía sau thânVịt bị viêm khớp, đi lại khó khănIV. Bệnh tích của bệnh bại huyết vịtĐặc trưng nhất của bệnh bại huyết vịt là sự tiết dịch có sợi huyết (fibrin) ở màng bao tim, trên bề mặt gan và viêm túi khí. Thận tích urate. Viêm màng não xuất huyết. Lách phì đại, có dạng dài ra, bề mặt lách hoại tử vân đá hoa. Viêm tơ huyết ở bao tim và túi khí. Viêm khớp, sưng có mủ, viêm dịch nhầy ở khớp gối và khớp bàn chân.
Mời Quý độc giả cùng xem video kênh Dr.vet đã thực hiện về Bệnh bại huyết vịt
V. Cách phòng bệnh bại huyết vịtTăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh bại huyết vịt bằng cách: Chăn nuôi an toàn sinh học , định kỳ vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ, phun sát trùng chuồng nuôi và môi trường xung quanh bằng sản phẩm DEXON SUPPERĐảm bảo an toàn nuôi giữa các lứa, Có thời gian trống chuồng để sát trùng, Đối với mỗi lần xuất vịt cần tiêu độc trử trùng toàn bộ khu nuôi nhốt, chăn thả, máng ăn, máng uống,…Nên thực hiện “ Cùng vào- cùng ra”, hạn chế nuôi gối vì dễ lây bệnhTrước khi thực hiện làm vaccine hoặc thấy có thay đổi thời tiết bất thường cần bổ sung điện giải, men tiêu hóa, vitamin để tăng cường sức khỏe cho đàn vịt
Xem thêm : Cách chăm sóc heo nái đẻ, chăm sóc heo con sau khi sinh
VI. Cách điều trị bệnh bại huyết vịtBước 1. Tách lọc và chuyển chỗ nuôi nhốt– Đối với thịt chăn thả, chuyển đàn vịt lên chỗ cạn, không để đàn khác đến đàn đang mắc bệnh- Đối với vịt nuôi ô chuồng sàn, lùa vịt sang vị trí ô khác- Tách riêng những có có triệu chứng để điều trị riêngBước 2. Vệ sinh tiêu độc, khử trùng– Vệ sinh, phun sát trùng vị trí có đàn vịt bị bệnh đã nuôi bằng DEXON SUPER hoặc BELUCID
– Đối với vịt thả dưới ao cần khử trùng nước bằng Chlorine hoặc các loại thuốc sát trùng nguồn nước khác- Đối với vị trí vịt đang nuôi, cũng cần được phun sát trùng thường xuyên bằng DEXON SUPERNước uống cho vịt cần được khử trùng bằng Chlorine hoặc các loại sản phẩm acid hữu cơ- Đối với vịt chết cần tiêu hủyBước 3. Nâng cao sức đề kháng– Hạ sốt bằng PARAMOL 200 WS- Điện giải: CATTELELYTE- Giải độc gan thận: INTERTONIC ORAL hoặc HEPASOL ORAL- Bổ sung men tiêu hóa: TRISPRO hoặc HASPRO- Vitamin: INTROVIT A ORAL hoặc INTROVIT A WS
Bước 4. Kháng sinh điều trị bệnh bại huyết vịt– Đối với vịt bị bệnh bại huyết vịt có thể sử dụng thuốc có thành phần: Ampicillin, Amoxcillin, Timicosin …như DOXY 500 WS, BIOCILLIN 200 WS,…- Ngoài các sản phẩm kháng sinh pha nước uống hoặc trộn thức ăn, có thể dùng đường tiêm bằng Ceftioful như CEFTIONEL 50
Trên đây, VB Pharma đã giới thiệu tới Quý độc giả về bệnh bại huyết vịt và phác đồ điều trị bệnh bại huyết vịt. Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm về thông tin các sản phẩm trong phác đồ điều trị bệnh thì có thể kích vào tên các sản phẩm để biết thêm chi tiết.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức