Bệnh tụ huyết trùng là do sự phát triển, xâm chiếm và gây những tổn thương ở phổi của vi khuẩn Pasteurella multocida. Bệnh tiến triển nhanh, thể cấp tính, nặng, sốt cao, viêm phổi, có khi viêm màng phổi, rối loạn hô hấp, bại huyết và nhiều trường hợp lợn chết đột ngột. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn, tiềm ẩn như ổ dịch. Bệnh hiện diện khắp thế giới với mọi thời tiết và mọi điều kiện chăn nuôi.
- Gà H’Mông có mấy loại? Gà H’Mông giống giá bao nhiêu? Gà H’Mông bản địa là một giống gà thuộc loài quý hiếm và cũng chính là sản phẩm gà đen vùng Tây Bắc. Giống gà này được nuôi dưỡng đặc biệt theo cách riêng của người dân vùng bản địa khác với những loại gà thông thường. Từ đó gà H’Mông cũng mang nhiều đặc điểm về hình thể cũng như phẩm chất thịt khác biệt. Cùng Daga.me tìm hiểu về loại gà H’Mông bản địa xem chúng có điểm gì đặc biệt mà được nhiều người ưa chuộng đến thế qua bài viết dưới đây. 1. Đặc Điểm Của Gà H’Mông Bản Địa 1.1. Hình Thái Gà H’Mông bản địa sở hữu nhiều điểm nổi bật về hình thái lẫn phẩm chất thịt. Đây là dòng gà quý nên được rất nhiều người ưa chuộng. Loại gà H’Mông này không chỉ để nuôi làm thịt mà chúng còn được chăm sóc với mục đích trở thành gà cảnh. Cách nuôi gà cũng tương đối đơn giản bởi đây thuộc loại gà ăn tạp và có sức đề kháng cao. So với các loại khác, gà H’Mông đen bản địa mang đặc điểm vô cùng đặc biệt. Chúng có nhiều loại hình và sở hữu những màu lông khác nhau. Tuy nhiên, có 3 màu lông phổ biến hơn cả đó là: Màu lông đen tuyền, trắng và màu hoa mơ. Trong đó, phần lớn gà H’Mông có lông màu hoa mơ hoặc màu lông đen sậm. Gà lông trắng thường được nuôi làm cảnh chứ không để bán. Điểm nổi bật nhất mà giống gà này có đó là da ngăm đen, xương đen, thịt đen và có lục phủ ngũ tạng cũng đen. Đặc biệt hơn nữa là gà H’Mông chỉ có 4 ngón chân. 1.2. Phẩm Chất Thịt Của Gà H’Mông Gà H’Mông bản địa cũng giống với gà rừng bởi đặc tính được chăn thả tự nhiên. Gà H’Mông có trọng lượng trung bình và có tốc độ lớn nhanh hơn nhiều so với gà ri. Trong điều kiện nuôi dưỡng gà tốt thì khối lượng con mới nở có thể từ 28 tới 30 gram. Một con gà mái trưởng thành có thể nặng từ 1,5 đến 1,7 kg. Gà trống trưởng thành thì có thể trọng trong khoảng từ 1,7 đến 1,9 kg. Khả năng sản xuất thịt ở giống gà này là khoảng 10 tuần tuổi, cụ thể: thịt gà xé khoảng 75 đến 78%, thịt đùi khoảng 34 đến 35%, nó tương đương với các giống gà nội địa khác. Gà H’Mông bản địa có đặc điểm thịt thơm, ngon, ít mỡ và da của chúng rất dày. Nó khác nhiều so với giống gà công nghiệp hoặc gà ri, gà ta,… Đặc biệt với lượng axit glutamic cao chiếm khoảng 3,87% thì nó đã vượt trội hẳn so với những con gà ác. Thịt gà H’Mông có vị rất ngon nhưng lượng sắt có trong thịt lại khá thấp. >> Cẩm nang đá gà 2. Người Dân Tộc H’Mông Nuôi Gà H’Mông Bản Địa Như Thế Nào? Giống gà đen bản địa tại vùng cao là một trong số những giống gà có chất lượng cao bậc nhất ở nước ta. Chủ nhân của giống gà này chính những đồng bảo thiểu số H’Mông. Họ có những cách thức chăn nuôi rất độc đáo và đặc biệt. 2.1. Tập Quán Của Gà H’Mông Bản Địa Nuôi gà H’Mông bản địa rất dễ bởi chính bởi vì chúng có tập quán ăn uống khá đơn giản. Ban ngày, gà tự đi kiếm ăn loanh quanh trong vườn. Tối đến, nó tự khắc về chuồng và ăn chế độ thức ăn của chủ nuôi cho. Thường thì những nhà mà nuôi giống gà này sẽ đều có vườn cây ăn quả. Dùng rào lưới vây xung quanh lại và cho gà ăn dưới đất, ngủ ở trên cây. Thức ăn cho những con gà con mới sinh chủ yếu là cám bột. Sau đó, sẽ tập dần cho nó ăn thêm những loại thức ăn như: Thóc, lúa, bắp, hoặc dịch giun,… Nhiều gia đình còn cho gà ăn thêm nhiều loại hoa quả như: Đu đủ,… Ngoài ra họ còn cho gà uống thêm nước dịch giun để tăng sức đề kháng cho gà. Đặc biệt, người H’Mông rất ít khi cho gà ăn mà chủ yếu thả nuôi chúng như những loài động vật hoang dã. 2.2. Nuôi Gà Theo Cách Thức Thả Đồi Gà bản địa chủ yếu được áp dụng theo hình thức thả đồi tự do. Quanh khu vực chăn nuôi sẽ được rào lưới chắn để kiểm soát số lượng gà. Trong vườn chăn nuôi còn được trồng thêm các loại hoa quả. Như vậy, gà có nhiều không gian để có thể tập thể dục. Điều đó, giúp mùi vị thịt gà H’Mông thêm săn chắc và ngọt thịt. Phân gà thải ra thì sẽ trực tiếp được bón trực tiếp giúp cây phát triển. Gà được thả tự do vào ban ngày và chúng sẽ tự về chuồng vào ban đêm. Thực tế cho thấy, tỷ lệ sống và thích nghi của giống gà đen H’Mông bản địa là rất cao. Nó gần như là tuyệt đối và khác biệt rất lớn so với các giống gà lai cùng nuôi tại địa phương. 3. Cách Phân Biệt Giản Đơn Giữa Gà Nuôi Và Gà H’Mông Bản Địa Gà H’Mông có nhiều giống loại khác nhau như: Gà bản địa, gà thuần chủng, gà lai tạo từ nhiều giống,… Đặc biệt là loại gà được lai tạo ra từ Viện Nghiên cứu (gà nuôi). Nhìn chung, chúng đều mang những đặc điểm giống nhau khiến rất khó để phân biệt. Thực sự đây là một trở ngại lớn đối với những ai chưa từng biết đến gà H’Mông. Ngày nay có nhiều nơi đã làm giả gà H’Mông gốc dẫn đến làm mất đi sự uy tín cũng như chất lượng của thịt gà H’Mông. Chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn cách nhận biết và phân biệt gà H’Mông bản địa so với gà lai từ viện Nghiên cứu như thế nào nhé: Trọng lượng thịt gà: Gà H’Mông bản địa và gà thuần chủng đều có cân nặng khác biệt lớn hơn nhiều so với gà nuôi thông thường. Bởi vì gà nuôi đã được lai tạo với giống gà khác từ viện nghiên cứu dẫn tới chất lượng thịt gà không còn đạt tiêu chuẩn như ban đầu nữa. Chất lượng: Phân biệt bằng cách chúng ta dùng bàn tay bóp vào phần đùi gà. Đùi gà H’Mông bản địa thường cứng, săn chắc bởi tập tính chăn thả tự do. Còn gà nuôi thì thường thịt không được săn chắc. Loại gà này thịt bị nhão, độ ngọt và mùi vị của thịt chim hoang dã không còn nhiều nữa do đó có thể dở hơn thịt gà ta. Ngoại hình: Gà H’Mông bản địa mang điểm nổi bật là mào dâu, mào cờ và 4 ngón chân xếp rất cân đối và đều nhau. Màu lông phổ biến có 3 loại: Lông màu hoa mơ, đen và trắng. Khi nhận biết gà đen bản địa người ta thường vạch xem lưỡi gà hoặc vạch lông gần gốc cánh của chúng để xem màu xương và màu của thịt ở bên trong. Xương đen cạo đi sẽ ra lớp trắng bên trong. 4. Cách Phân Biệt Gà H’Mông Với Gà Ác Trên thị trường hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều sự gian dối trong kinh doanh gà H’Mông và cả gà ác. Bởi thịt gà ác cũng có màu đen, xương đen nhưng hai dòng gà này có màu đen khác nhau. Một vài đặc điểm khác nhau giữa gà ác và gà H’Mông giúp mọi người dễ dàng phân biệt: Gà ác sở hữu bộ lông xù, không mượt, mào màu đỏ, trên mào có thêm lông hoặc có cả lông trên ống chân. Đặc biệt, gà ác có 5 ngón chân nên người ta thường gọi là “Ngũ trảo kê”. Ngược lại, gà H’Mông mang trên mình bộ lông mượt, chân 4 ngón và được sắp xếp cân đối. Gà H’Mông là giống gà có xương đen, thịt đen, cùng mào, mắt, lưỡi và nội tạng của gà đều là một màu đen tuyền. Chính vì thế để phân biệt được gà H’Mông thì các bạn có thể vạch xem lưỡi gà hoặc lông gà ở gần cánh để xem xương và thịt bên trong của nó. Thịt của gà ác vẫn đen nhưng có mùi vị hơi tanh do chế độ nuôi và xuất xứ khác với gà đen bản địa. Trong khi, thịt của gà H’Mông có hương vị rất thơm, nó còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh hữu hiệu. Trên đây là những kiến thức về giống gà H’Mông bản địa mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn tham khảo. Hy vọng qua đây mọi người có thể dễ dàng phân biệt gà H’Mông với các loại gà khác để tránh sự nhầm lẫn khi chọn gà mua trên thị trường. HuynhQuangDieu Tin tức liên quan
- Phòng ngừa bệnh dại do súc vật cắn | Website Bệnh viện nhi đồng 2 – www.benhviennhi.org.vn
- Chim bồ câu ăn gì? Từ A – Z chế độ dinh dưỡng tốt nhất
- Cách Trị Bệnh Gà Rù Bằng Tỏi Hiệu Quả Nhất
- Đặc Điểm Của Chim Sẻ Thường Sống Ở Đâu ? Cách Nuôi Chim Sẻ Đặc Điểm Của Chim Sẻ Thường Sống Ở Đâu
1. Nguyên nhân
Bạn đang xem: Bệnh tụ huyết trùng trên lợn
Do một loại vi khuẩn có tên là Pasteurella multocida là vi khuẩn Gram (-), khá bền vững trong môi trường tự nhiên. Các chất sát trùng thông thường dễ dàng giết chết vi khuẩn.
Multocida có sẵn trong niêm mạc mũi và hạch amidan. Khi môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật trội… cơ thể giảm sức đề kháng thì vi khuẩn cơ hội tăng sinh, tăng độc lực và gây bệnh.
Bệnh lây do gia súc bệnh truyền sang gia súc khỏe qua đường không khí, tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn nước uống. Dụng cụ chăn nuôi, xe cộ, chim trời, chó, chuột… là những vật mang và truyền mầm bệnh. Nhưng, bệnh thường nổ ra ở những đàn lợn vỗ béo, lợn giống có tiềm ẩn bệnh suyễn và những trại điều kiện chăn nuôi, chăm sóc nuôi dưỡng kém như: nuôi chật chội, hàm lượng aminiac trong chuồng cao, thậm chí cả những khi có thay đổi đột ngột như ghép đàn, vận chuyển hoặc tác động của stress là bệnh bùng phát.
2. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian nung bệnh từ 6 – 48 giờ. Bệnh có thể thấy 3 thể: Quá cấp, cấp tính và mạn tính.
2.1. Thể quá cấp
Bệnh tiến triển rất nhanh, lợn chết đột ngột. Lợn sốt cao 41 – 42°C, run rẩy, bỏ ăn và nằm lỳ một chỗ; da đỏ rực đến tím tái thành từng mảng lớn; lợn thở hổn hển thể bụng rất khó khăn, đối lúc ho, nước mũi chảy ra. Trường hợp nặng, lợn thở bằng miệng và toàn thân tím tái. Lợn nhiễm khuẩn huyết và chết nhanh sau 12 – 36 giờ.
2.2 Thể cấp tính
Bệnh tiến triển nhẹ hơn với những triệu chứng viêm phổi, ho, sốt. Bệnh kéo dài 4-5 ngày nếu không điều trị kịp thời lợn sẽ chết do bại huyết.
2.3 Thể mãn tính
Có thể chuyển sang viêm khớp, lợn đi tập tễnh, viêm phổi và phế quản mãn.
Xem thêm : Giống gà to nhất Việt Nam top 5 thế giới
3. Bệnh tích
Mổ khám thấy toàn thân xuất huyết nặng thành từng mảng lớn tím bầm trên da và các cơ quan phủ tạng.
Viêm phổi nặng nên phổi có màu đỏ, mặt cắt trông như đá hoa vân, nhất là ở thùy trước và thùy giáp cơ hoành cách.
Trong các ống khí quản chứa đầy dịch bọt. Phù nề phổi rất điển hình.
Trường hợp bệnh ở thể mạn tính, trên mặt cắt của phổi có thể thấy những hạt màu trắng hay trắng xám, các hạch lâm ba xuất huyết.
4. Chẩn đoán
– Dựa vào dịch tễ, nếu là vùng dịch tụ huyết trùng cũ, bệnh xảy ra lác đác chứ không ồ ạt như dịch tả lợn.
– Dựa vào triệu chứng, thể cấp tính lợn bệnh chết nhanh, xuất huyết dưới da, viêm phôi nặng.
– Bệnh THT thường xảy ra ở lợn trên 3 tháng tuổi.
– Lợn bị THT nếu dùng đúng lúc, kịp thời và đủ liều các loại kháng sinh như: Streptomycin, Gentamycin, Ampicillin,… tiêm cho lợn bệnh thì bệnh thuyên giảm nhanh, lợn ăn trở lại và khỏi.
– Dựa vào bênh tích tụ huyết, xuất huyết ở da và hầu hết các cơ quan phủ tạng.
5. Phòng bệnh
Sử dụng bắt buộc một năm 2 lần vacxin phòng bệnh: Vacxin tụ huyết trùng keo phèn hay vacxin tụ dấu.
Xem thêm : Bảng Giá Thức Ăn Cho Gà Cập Nhật Chi Tiết Mới Nhất Cho Mọi Loại Gà
Đối với các vùng chăn nuôi lợn nhiều, nên tiêm hai đợt đại trà bắt buộc và các đợt tiêm bổ sung.
Hiện nay có nhiều loại vắc xin đa giá vừa phòng bệnh Tụ huyết trùng vừa phòng được nhiều bệnh khác rất tiện lợi cho người chăn nuôi.
6. Điều trị
Chẩn đoán đúng, dùng thuốc càng sớm càng tốt khi cơ thể con vật đang khỏe mạnh và vi khuẩn chưa phát triển nhiều, chưa gây tác hại nhiều. Sử dụng các loại kháng sinh có tác dụng với vi trùng Gram (-) đều cho hiệu quả cao.
Có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau đây :
– SHOTAPEN LA: 1ml cho 10 kg thể trọng, tiêm nhắc lại sau 48 – 72 giờ
– AMPI-KANA: 1 lọ 1gr cho 50kg thể trọng/ ngày 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày
– HAMMOGEN: 1ml tiêm bắp cho 10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày
– GENTAMOX INJ: 1ml tiêm bắp cho 10 – 15 kg thể thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3 – 5 ngày
– MACAVET: 1ml/7 – 10 kg thể trọng, ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày
– LINSPEC 5/10: 1ml/7 – 10 kg thể trọng. liên tục 3-5 ngày
Sử dụng kết hợp thuốc trợ lực: Vit.B-complex, CATOSAL, CATOVET, ANAZIN C để hạ sốt và tăng sức đề kháng cho heo, giúp heo mau khỏi.
Trộn kháng sinh cho toàn bộ heo hiện có trong trại bằng MG 200 Premix với liều 1kg thuốc cho 2 tấn thức ăn, liên tục 10 ngày (MG 200 Premix với tá dược và chất bám dính đặc biệt giúp thuốc bám đều trên thức ăn, tránh việc thuốc không đồng đều và tiết kiệm tối đa chi phí).
Nhìn chung, việc điều trị bệnh Tụ huyết trùng trên heo là khá đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên trên thực tế một số năm gần đây cho thấy bệnh Tụ huyết trùng không xuất hiện đơn lẻ mà thường là kế phát của một số bệnh do vi rút ví dụ như : bệnh Tai xanh (PRRS), bệnh Circo, bệnh Suyễn… Hoặc có thể xảy ra cùng lúc với bệnh Dấu son (Đóng dấu lợn), bệnh Dịch tả cổ điển (CSF) hoặc Dịch tả heo Châu Phi (ASF). Do vậy việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn, rất dễ nhầm lẫn.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức