Kích thước chuồng gà chọi ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của gà chọi. Chuồng quá hẹp sẽ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì vậy khi xây nơi ở, mô hình chuồng gà cần phải tham khảo kích thước chuồng gà đúng tiêu chuẩn để đảm bảo sức khỏe và hoạt động của gà.
Để biết rõ hơn về kích thước chuồng gà chọi và các mô hình chuồng gà phổ biến hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới chi tiết để biết cách xây dựng chuồng cho gà nhé.
Bạn đang xem: Kích Thước Chuồng Gà Chọi Và Mô Hình Chuồng Gà Phổ Biến
1. Kích thước chuồng gà chọi đúng chuẩn
1.1. Kích thước chuồng
Gà chọi là loài gà đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và vô cùng kỹ lưỡng từ chủ kê. Vì vậy nơi ở của chúng cũng cần được quan tâm. Khi xây chỗ ở, điều quan trọng là phải đảm bảo kích thước chuồng gà đủ tiêu chuẩn để gà phát triển và hoạt động ở trạng thái tốt nhất.
Kích thước phổ biến nhất dành cho chuồng gà chọi khoảng từ 2-4 mét vuông. Chiều cao của chuồng gà chọi khoảng 1,5 mét. Chuồng có chiều rộng và chiều dài khoảng 2 mét là vừa.
Khi xây dựng chuồng có thể sử dụng vật liệu bằng bê tông kiên cố hoặc là sắt thép, gỗ,… Tuy nhiên dù xây dựng chuồng bằng vật liệu gì đi nữa cũng cần phải chú ý một số điều sau:
1.2. Chọn nơi khô ráo, độ ẩm vừa, mặt đất phẳng
Sau khi xây dựng chuồng bằng lớp nền bê tông thì anh em cần đổ thêm khoảng 1-2 tấc đất. Nhằm bảo vệ móng gà không bị xước, hư.
Kích thước chuồng phải đủ rộng rãi, thoáng mát. Đảm bảo đủ không gian cho gà hoạt động, chạy nhảy. Có thể trang bị thêm 1 sào bắc ngang trên cao để gà có thể làm nơi đậu, bay,…
Bên cạnh xây dựng chuồng bằng bê tông, có thể sử dụng gỗ hoặc là thép để quây xung quanh thành chỗ ở cho gà. Tuy nhiên nếu sử dụng vật liệu này thì chỉ nên áp dụng cho gà còn nhỏ. Khi là trưởng thành rồi thì nên làm chuồng kiên cố hơn để đảm bảo chỗ ở cho chúng an toàn.
1.3. Chọn hướng đặt chuồng gà
Bên cạnh xây dựng với kích thước chuồng gà chọi theo đúng tiêu chuẩn. Anh em cần phải lưu ý thêm đó là hướng đặt chuồng gà. Các trang thiết bị để đảm bảo vệ sinh nơi ở luôn được an toàn và sạch sẽ.
Theo như kinh nghiệm từ những sư kê lão làng truyền lai thì khi xây chuồng không nên đặt chuồng ở hướng đông. Đây là hướng kỵ gia với các loài gia súc, gia cầm. Kỵ với làm ăn và việc nuôi nấng sẽ không được thuận lợi.
Nếu xây mô hình chuồng gà bằng gỗ ván thì tránh để lộ kẽ hở. Mục đích là để gà 2 bên chuồng không thấy nhau. Nếu không chúng sẽ kích động và xảy ra ẩu đả. Ở 4 góc chuồng có thể theo lá tràm hoặc là là sầu đâu để không bị bọ mạt và đảm bảo được sức khỏe cho gà chọi.
Xem thêm : Đeo tạ chân có tăng chiều cao không? Tác động chiều cao thế nào
Đối với lưới mắt cào bao xung quanh chuồng thì nên lựa chọn loại có mắt nhỏ. Chốt cửa cũng cần phải làm cho chắc chắn để không bị bung ra. Đặc biệt không bị trộm mất vì gà chọi có giá trị kinh tế rất cao.
2. Mô hình chuồng gà với các kích thước được sử dụng phổ biến
Tùy thuộc vào điều kiện chăm nuôi cũng như là quy mô gà chọi mà lựa chọn chuồng gà nuôi phù hợp. Anh em có thể tham khảo một số mô hình chuồng gà chọi hiện nay được sử dụng phổ biến mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
2.1. Mô hình chuồng gà bằng bội úp
Bội úp là dạng có kích thước chuồng gà chọi nhỏ. Phía trên có nắp mở ra, phía dưới không có đáy. Hiện nay có bội úp có nhiều loại có kích thước khác nhau cũng như là vật liệu khác nhau. Tuy nhiên chủ yếu là bội được làm bằng sắt là chủ yếu. Một số nơi còn sử dụng tre, nứa để đan.
Thông thường kích thước chuồng gà chọi dạng bội úp này rất nhỏ. Chỉ đủ không gian cho gà di chuyển đi lại khoảng 4 bước chân. Tuy mô hình chuồng gà này có thể giúp gà dễ di chuyển nhưng lại không phù hợp để có thể nuôi nhốt gà quá lâu.
2.2. Mô hình chuồng gà chọi mini
Nếu như quy mô gà chọi của bạn không quá nhiều, khoảng 1-2 con thì có thể áp dụng mẫu chuồng này nhé. Có thể thiết kế từ 1-2 ngăn chuồng riêng cho gà. Có thể sử dụng đa dạng chất liệu để làm chuồng như là gỗ, sắt,…
Chú ý là chuồng gà có kích thước mini nên cần phải có mái lợp phía trên và quây xung quanh chuồng bằng lưới để gà có không gian hoạt động thoải mái. Không bị bay mất ra ngoài.
Loại chuồng gà có kích thước mini này có thể thiết kế 2 ngăn kề liền nhau. Hoặc là anh em có thể thiết kế theo 2 tầng trên dưới.
2.3. Mô hình chuồng gà quy mô lớn
Nếu như nuôi gà chọi với quy mô lớn thì kích thước chuồng gà chọi cũng phải phù hợp. Nên xây chuồng thành 1 dãy hoặc là 2 dãy có chung lối đi. có thể xây theo 1 tầng hoặc là 2 tầng. Kích thước chuồng gà chọi cho mỗi ngăn riêng lẽ khoảng 200cm x 100cm x 50cm. Với kích thước này gà có thể thoải mái vận động đi lại mà không quá chật chội.
3. Cách làm chuồng gà chọi đúng kích thước tiêu chuẩn
3.1. Xác định quy mô chuồng nuôi gà chọi
Trước khi xây dựng kích thước chuồng gà chọi đúng chuẩn, anh em cần phải xác định số lượng gà cần nuôi. Không gian trung bình cần cho 1 con gà chọi là từ 30cm đến 50cm. Anh em sẽ tính được kích thước của chuồng gà nuôi bằng cách nhân số ô chuồng cho số con gà.
Sau khi xác định được quy mô gà của mình là bao nhiêu. Anh em tiến hành chọn mô hình chuồng gà cho phù hợp. Nếu như nuôi nhỏ lẻ thì chỉ cần nuôi dạng chuồng mini đã được chúng tôi giới thiệu phía trên. Nếu như nuôi với số lượng lớn thì xây dựng chuồng kiểu 1 dãy, 2 dãy hoặc là chuồng 1 tầng, 2 tầng.
Cần phải sự tính luôn cả số lượng gà con và gà trưởng thành để nuôi nhốt trong chuồng cho phù hợp. Những gà con thì kích thước chuồng sẽ nhỏ hơn so với gà trưởng thành.
3.2. Chuẩn bị vật liệu xây chuồng
Xem thêm : Gà tre thịt giá rẻ – Đặc điểm, trọng lượng gà tre
Nếu như nuôi gà chọi với mô hình nhỏ lẻ thì có thể tận dụng gỗ, sắt, lưới để làm. Còn nếu như xây dựng kích thước chuồng gà chọi với quy mô gà lớn thì cần phải chuẩn bị lưới, thép, gạch đá hoặc gỗ để làm chuồng. Xác định diện tích chuồng với chiều dài, rộng, cao phù hợp để thiết kế cửa cho chuồng. Những vật liệu chắc chắn với không gian thích hợp gà mới phát triển tốt.
4. Tổng kết cách làm chuồng gà chọi tiêu chuẩn
Một số điểm quan trọng cần lưu ý để thiết kế kích thước chuồng gà chọi hợp lý cũng như mà xây dựng mô hình chuồng gà.
Thứ 1: Xác định quy mô gà chọi với số lượng bao nhiêu để lựa chọn mô hình chuồng gà.
Thứ 2: Xác định vật liệu xây dựng chuồng phù hợp với quy mô.
Thứ 3: Cần phải đáp ứng được tiêu chí của chuồng:
– Mỗi con gà phải được nhốt trong 1 ô chuồng riêng biệt để chúng không ẩu đả với nhau.
– Kích thước chuồng gà chọi trưởng thành đảm bảo 200cm x 100cm x 50cm.
– Đảm bảo chuồng được mở đóng thuận tiện, có cửa thông gió.
– Không gian thoáng mát, thích hợp cho mọi điều kiện khí hậu.
– Mô hình chuồng gà phải được cách nhiệt tốt, che chắn mưa gió không bị ẩm dột.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kích thước chuồng gà chọi theo đúng tiêu chuẩn. Các mô hình chuồng gà anh em có thể áp dụng để xây dựng cho gà chọi của mình hợp lý nhất.
Tổng hợp: Traiga.vn
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức