Nuôi chào mào cảnh, chào mào để Hót đấu, điều mà mọi người hầu hết đều quan tâm là làm sao để có thể kích chào mào căng lửa. Để kích chào mào căng lửa, ngoài chế độ chăm sóc, huấn luyện đúng cách thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chào mào bước vào thời kỳ căng lửa, người nuôi chim cần cho chim ăn những thức ăn tốt cho sự phát triển của chúng. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cho chim chào mào ăn gì để căng lửa? Thì mời bạn cùng tham khảo các loại thức ăn kích lửa tốt cho chim chào mào.
1. Thời điểm tốt nhất để kích chào mào căng lửa
Đối với những người nuôi chim chào mào cảnh thì những cụm từ như “ chào mào căng lửa”, “Kích Chào mào căng lửa” là những từ khá quen thuộc. Nuôi chào mào cảnh, ai cũng muốn chim của mình có lửa để căng lửa, chém cánh, tiếng ché inh tai,… Để có được một chú chào mào như vậy, người nuôi cần bỏ nhiều công chăm sóc, huấn luyện, tập lực cho chúng. Và quan trọng là cần cho chúng một chế độ ăn phù hợp. Để kích lửa đúng cho chào mào, bạn phải chọn đúng thời điểm kích lửa nhằm đạt được hiệu quả kích lửa tốt nhất. Khi chim chào mào có sức khỏe tốt, thể trạng sung mãn thì sẽ nhanh đạt độ lửa. Vậy khi nào là thời điểm kích lửa tốt nhất cho chào mào?
Bạn đang xem: Cho chim chào mào ăn gì để căng lửa? Gợi ý các loại thức ăn kích lửa tốt cho chim
Sau khi thay lông là thời điểm kích lửa tốt nhất cho chào mào cảnh (Ảnh: Sưu tầm)
Thời điểm kích lửa tốt nhất cho chào mào là khi chim “xong lông”, nghĩa là khi chúng hoàn tất quá trình thay bộ lông mới. Trong thời kỳ thay lông, Chào mào thường ít vận động vì thế chúng thường mập mạp và ù lì. Thời điểm thay lông, người nuôi thường cung cấp cho chim nhiều thức ăn, dinh dưỡng nên chim thường béo tốt. Sau khi hoàn thiện bộ lông là thời điểm chào mào bắt đầu sung sức trở lại. Đây là thời điểm tốt nhất để bạn kích lửa cho chim.
2. Những thức ăn giúp chào mào kích lửa
2.1 Cám kích lửa (Cám số 2):
Cám kích là thức ăn không thể thiếu vào thời kỳ kích lửa cho chào mào. bạn có thể mua cám kích ở các cửa hàng bán cám cho chim, cửa hàng chi cảnh hoặc trên các trang thương mại điện tử. Vào thời điểm chào mào bắt đầu thay lông xong,, bạn lên cám kích (cám số 2) cho chào mào sẽ giúp chim nhanh vào lửa.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần cho chào mào ăn cám kích đúng cách, thực hiện lên cám số 2 đúng quy trình. Nếu lên quá đột ngột, lên liền 100% thì có thể gây nóng cho chào mào, khiến chúng sốc và có thể bị rụng lông.
Xem thêm : Hướng dẫn chữa bệnh gà uống nhiều nước bằng phương pháp giản đơn
Bạn có thể tham khảo cách lên cám cho chào mào như sau:
+ Đối với chim đã thuần, chim đã từng ăn cám kích mùa trước thì bạn có thể lên cám số 2 theo tỉ lệ 50/50 (50% cám số 1 + 50% cám số 2) để cho chim quen dần, Sau khi cho chim ăn tầm 1 – 2 tuần, khi chim đã quen thì bạn lên luôn 100% cám số 2. Quy trình này giúp chim làm quen và không bị sốc.
+ Đối với chim bổi thay lông lần đầu, chưa làm quen với cám kích, bạn cần phải lên cám số 2 chậm hơn để chim làm quen và không bị sốc cám. Việc cho chim ăn đột ngột cám kích có thể khiến chim sốc cám, hư đường ruột, và dẫn đến rớt lông. Nên cho chào mào ăn theo quy trình: Tuần đầu tỉ lệ 80% cám số 1 + 20% cám số 2, tuần 2 (70% cám số 1 + 30% cám số 2), tuần 3 (60% cám số 1 + 40 cám số 2), tuần 4 (50% cám số 1 + 50%). Sau đó có thể lên 100% số 2.
Lưu ý: Dùng cám kích đến khi chim đạt đủ độ lửa thì dừng lại . Sau đó chuyển sang cám dưỡng. Không nên dùng cám kích quá lâu sẽ gây nóng cho chim, làm chim phát sinh nhiều tật lỗi. Khi cho chào mào ăn lại cám dưỡng, bạn cũng tiến hành quy trình như lúc lên cám kích: 100% cám kích chuyển thành tỉ lệ 50/50 cám kích và cám dưỡng, sau đó xuống lại 100% cám dưỡng.
2.2 Trái cây tươi
Để giúp chào mào căng lửa, bạn nên cho chào mào ăn thêm trái cây. Đây là loại thức ăn mà chào mào rất thích. Bạn có thể cho Chào mào ăn táo Mỹ và chuối. Đây là hai loại trái cây có tác dụng ủ lửa, giữ lửa, giúp không bị rớt lửa. Có thể cho chim ăn thêm cà rốt hấp mật ong 1 tuần từ 1 – 2 lần. Món ăn này rất tốt cho đường ruột của chào mào. Giúp chúng thanh giọng và tốt cho quá trình vào lửa.
Chào mào ăn táo Mỹ sẽ giúp kích lửa tốt hơn (Ảnh: Sưu tầm)
Xem thêm : Cập nhật bảng giá thịt gà (Các loại gà) tại Hà Nội
Khi kích Chào mào nếu thấy chào mào chậm lên lửa thì bạn có thể cho chúng dùng cám nhiều hơn trái cây. bản chất chào mào rất thích trái cây, nên nếu bạn cho cùng lúc 2 món thì chào mào sẽ chọn trái cây. Vì vậy, thời gian này bạn nên siết cám cho chúng. Cho chim ăn cám hoàn toàn trong 2 ngày, sau đó cho thêm trái cây vào khẩu phần ăn vào ngày thứ 3, đến ngày thứ 4 lại rút trái cây ra trong 2 ngày, ngày thứ 6 lại thêm trái cây vào. Thực hiện luân phiên trong thời kỳ kích lửa cho chào mào.
2.3 Mồi tươi
Giai đoạn kích lửa cho chào mào, để chúng căn lửa được tốt hơn, bạn nên bổ sung nồi tươi vào chế độ dinh dưỡng cho chúng. Mồi tươi sẽ giúp bổ sung lượng đạm cần thiết giúp chào mào căng lửa nhanh. mồi tươi cho chào mào bạn có thể bổ sung bao gồm sâu non, sâu gạo, cào cào, châu chấu, giun đất,… Trong đó, cào cào non là món ăn bạn nên ưu tiên bổ sung cho chào mào giai đoạn kích lửa. Cào cào non có nhiều chất cần thiết giúp chào mào nhanh căng lửa, nhanh sung hơn.
2.4 Khoai ráy và ớt
Khoai ráy là một trong những thức ăn kích lửa rất tốt cho chào mào. Tuy nhiên, loại thức ăn này được những người nuôi chim lâu năm khuyến cáo là không nên cho chào mào ăn nhiều. Ăn với một lượng vừa đủ sẽ khiến cổ họng chim bị kích thích, gây ngứa và có thể khiến chúng hót suốt ngày.
Tương tự như khoai ráy, ớt cũng là một thực phẩm kích lửa tốt cho chim nhưng không được phép cho chim ăn nhiều vì có thể gây nóng cho chào mào. Trong ớt có chứa nhiều Vitamin A, C, giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đau khi chào mào có vết thương. Ăn ớt giúp chim chim chào mào căng lửa hơn, hót hay hơn.
Trên đây là một số thức ăn tốt cho chào mào giai đoạn căng lửa. Nếu bạn đang thắc mắc chào mào ăn thức ăn gì để căng lửa tốt thì có thể chọn 1 trong những thức ăn trên nhé!
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi chim chào mào khỏe mạnh, hót hay cho người mới bắt đầu
Nếu có thắc mắc hoặc muốn tư vấn vui lòng liên hệ: Hotline 02871069698 hoặc Fanpage Bác sĩ Nông nghiệp.
– Thông tin tham khảo được Bác Sĩ Nông Nghiệp tổng hợp –
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức