Bệnh Coryza là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gà, gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho nước ta. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi của gà. Do đó, việc tìm hiểu về cách phòng ngừa và cách điều trị bệnh Coryza cho gà là điều rất quan trọng.
- Cách Trị Con Mạt Gà Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất Không Bị Lại
- Ức gà làm món gì ngon mà không bị khô?
- “Choáng” với 5 giống gà quý tộc, giá ngàn đô của đại gia Việt
- Cơn sốt gà đen mặt quỷ trong giới đại gia: Từng có giá 100 triệu/cặp, thuần hóa khó khăn – Nông dân Việt "cứ nuôi là chết"
- Giá gà sao giống và thịt. Trang trại bán gà sao giống trên cả nước
Bệnh Coryza
Bệnh Coryza được biết đến là một loại bệnh hô hấp cấp tính ở gà. Bệnh có thể bộc phát quanh năm và xảy ra trên quy mô toàn thế giới, gây thiệt hại kinh tế nặng nề.
Bạn đang xem: Gà bị sưng phù đầu (bệnh Coryza) – Nguyên nhân và cách điều trị
Đặc điểm
Coryza là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gà nuôi nhốt tập trung, đặc biệt là ở gà đẻ trứng. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi đối tượng gà, ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm. Hiện nay, Việt Nam đã và đang phải hứng chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn cho loại bệnh này gây ra.
Gà mái mắc bệnh Coryza giảm tỷ lệ đẻ đáng kể, từ 5% – 100% nếu bệnh nặng. Sau khi gà bình phục thì việc tăng tỷ lệ đẻ trở lại cũng mất nhiều thời gian, từ 3 – 4 tuần. Còn đối với gà thịt khi mắc bệnh hô hấp cấp tính Coryza sẽ giảm tăng trọng đáng kể.
Nguyên nhân
Bệnh Coryza do vi khuẩn hiếu khí, gram âm Haemophilus paragallinarum (hay còn được gọi là Avibacterium paragallinarum) gây ra. Trong điều kiện tự nhiên, loài vi khuẩn này có thể tồn tại từ 2 – 3 ngày.
Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với nhiệt và các loại thuốc sát trùng thông thường. Do đó, người nuôi luôn chú trọng việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại nuôi gà để phòng ngừa bệnh Coryza.
Không chỉ có ở gà, Haemophilus paragallinarum còn là nguyên nhân gây ra các bệnh cấp tính trên chim trĩ, gà lôi và một số loài chim hoang dã khác. Đồng thời, những chú chim này được cho là nơi trú ẩn của mầm bệnh và gây ra các ổ dịch Coryza hiện nay.
Cơ chế gây bệnh
Triệu chứng và biểu hiện
Biểu hiện
Coryza là một loại bệnh gây tác động lên đường hô hấp. Gà mắc bệnh này thường có các triệu chứng lâm sàng sau:
- Gà bị sổ mũi, chảy nước mắt.
- Đầu, mặt. mào tích sưng phù.
- Dịch viêm trong chảy từ ra mũi. Nhưng sau đó đóng cục lại thành mủ trắng, cứng và phình to ở hai bên mũi.
- Mắt có chảy mủ từ bên trong ra, bị viêm kết mạc làm cho hai mí bị dính lại, không mở ra được hoặc chỉ hé được một phần nhỏ.
- Gà ho, khó thở (đối với những con bị nặng).
- Gà mái giảm đẻ.
Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh Coryza ngắn, chỉ từ 1 – 3 ngày. Khoảng 2 – 3 ngày sau, gà sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đáng chú ý.
Ban đầu gà giảm ăn, lông xù, khó chịu, bồn chồn.
Lấy chân gãi lên phần mắt dẫn đến viêm mí mắt.
Những con gãi chân đạp chân lên mắt bắt đầu chảy nước mắ, nước mũi, ban đầu nước mũi trong về sau mùi hôi khó chịu.
Mắt lèm nhèm, mắt bị sưng, tấy đỏ, ngứa và gà luôn khó chịu gãi mắt.
Gà há mồm thở do mùi hôi.
Xem thêm : Cách nuôi gà rừng mỡi bẫy về. Kỹ thuật thuần gà rừng mới bẫy
Sưng phù đầu một bên, cuối cùng là hai bên -> cuối cùng là mù mắt
Gà đẻ đổ mào sang một bên.
Bệnh tích
Gà mắc bệnh Coryza thường có các biểu hiện bệnh tích như: viêm kết mạc, viêm xoang dưới hốc mắt, mủ cứng đóng cục ở hai bên mũi, trong xoang đầu. Hoặc một số trường hợp có thể xảy ra viêm túi khí, viêm phổi.
Cách điều trị
Bệnh Coryza có khả năng lây lan nhanh theo chiều ngang. Gà sau khi chữa khỏi bệnh, còn mang vi khuẩn vẫn có thể gây bệnh cho những con khác. Chính vì vậy, để điều trị bệnh Coryza hiệu quả, người nuôi rất chú trọng việc cách ly gà bệnh ra khỏi đàn và tăng cường sát trùng chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh 1 lần/ ngày, thực hiện liên tục từ 1 – 2 ngày.
Dưới đây là một phác đồ điển hình trong cách chữa trị bệnh Coryza cho gà hiệu quả:
- Cho gà ăn/ uống Genta Tylo, Tylosin, Tiamulin, Tilmicosin, Doxy 50 hoặc Doxy 75 kết hợp với Enroflox hoặc Enrocin 10 – 20% liên tục từ 5 – 7 ngày. Bạn có thể trộn vào khẩu phần thức ăn hoặc pha với nước uống của gà.
- Nâng cao sức đề kháng của gà bằng cách dùng điện giải vitamin, Gluco – C, multivit, thuốc giải độc gan thận pha với nước cho gà uống từ 10 – 15 ngày.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa kết hợp với vitamin A D E, vitamin Bcomplex trộn vào thức ăn gà trong khoảng thời gian 1 tháng.
- Đối với gà bị nặng, mắt sưng, chảy nước mũi, nước mắt thì dùng Gentamycin dạng nước nhỏ cho gà khoảng 2 lần/ ngày, thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm chất long đờm để hỗ trợ điều trị bệnh Coryza cho gà. Nguyên nhân là do vi khuẩn Haemophilus paragallinarum tấn công vào đường hô hấp của gà, làm tăng tiết chất nhờn, dịch nhầy bên trong, gây cản trở hô hấp ở gà. Do đó, một số gà sẽ bị khò khè, khó thở. Việc sử dụng chất long đờm sẽ sử dụng làm giảm triệu chứng, gà trở nên dễ thở hơn và hỗ trợ tăng cường miễn dịch tự nhiên cho chúng.
Cách phòng bệnh
Bệnh Coryza có thể xảy ra quanh năm. Chính vì vậy, việc phòng ngừa loại bệnh này là rất quan trọng. Bạn hãy áp dụng các hướng dẫn phòng bệnh sau để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho đàn gà của mình.
- Thường vệ sinh, sát trùng, tẩy uế chuồng trại để tránh mầm bệnh trú ẩn.
- Sau khi mỗi lứa gà, cần phun sát trùng, để trống chuồng trại một thời gian trước tiến hành nuôi mới, để tránh lây lan mầm bệnh.
- Sử dụng vacxin Coryza để chủ động phòng bệnh hơn. Lịch tiêm định kỳ khoảng từ 4 – 6 tuần trước khi gà bị mầm bệnh tấn công. Tuy nhiên, kế hoạch tiêm ngừa này còn phụ thuộc vào quy định của từng địa phương.
Tóm lại, bài viết về cách điều trị bệnh Coryza cho gà trên đây sẽ giúp người nuôi có những đàn gà khỏe mạnh và bội thu. Bạn hãy nhanh tay áp dụng các biện pháp phòng ngừa, điều trị trên đây để bảo vệ sức khỏe đàn gà của mình. Mọi thắc mắc, người nuôi có liên hệ đến Siêu Thị Thiết Bị Chăn Nuôi để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức