Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến heo nái sẩy thai, chúng ta chỉ thường nghĩ đến các bệnh cơ bản như tai xanh (PRRS), bệnh sẩy thai truyền nhiễm (parvovirus) hay do thời tiết quá nóng…Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng sẩy thai trên heo nái từ các nguyên nhân có tính truyền nhiễm cho đến các nguyên nhân không có tính truyền nhiễm.
»› Mối liên quan giữa bệnh Circo (PVC2) và Tai xanh (PRRS) tại một trang trại ở Hà Lan
Bạn đang xem: Các nguyên nhân gây sẩy thai trên heo nái và 4 bước kiểm soát !
Để giúp độc giả có một cái nhìn tổng quan nhất khi đối mặt với vấn đề sẩy thai trên heo nái, bài viết sẽ xoay quanh việc trả lời 2 câu hỏi mang tính chất thực tiễn cao:
– Thứ nhất: Có tất cả những nguyên nhân nào có thể dẫn đến việc heo nái bị sẩy thai và đặc điểm đặc trưng của từng nguyên nhân đó → giúp nhận diện nguyên nhân.
– Thứ hai: Các hành động trong thực tế cần làm khi phát hiện heo nái bị sẩy thai → giúp xử lý hậu quả.
Xem thêm : Gà bị tiêu chảy nên điều trị thế nào nhanh khỏi? Phòng bệnh gà bị tiêu chảy
VietDVM.com hy vọng bài viết này có thể giúp cho quý độc giả dễ dàng chẩn đoán và xử lý một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất, tránh những tổn thất không đáng có.
Như vậy, VietDVM vừa cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất của từng loại nguyên nhân. Tuy nhiên trong thực tế, để chẩn đoán chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh, ngoài các kiến thức cơ bản như trên bạn còn cần phải vận dụng rất nhiều kiến thức, kỹ năng khác.
Khi phát hiện heo nái bị sẩy thai, các bạn có thể tham khảo 4 bước hành động cụ thể như sau:
– Bước 1: Gửi xác heo con đi xét nghiệm xem có bệnh truyền nhiễm (virus, vi khuẩn) nào không? Trong khi chờ đợi kết quả chúng ta tiến hành bước 2.
– Bước 2: kiểm tra tổng thể các vấn đề trong trại theo trình tự như bảng sau đây.
– Bước 3: Dựa vào bảng 2 xử lý toàn bộ các vấn đề bất thường trong trại như: nhiệt độ, ánh sáng, vệ sinh, thông gió, nước, thức ăn, stress (tiếng ồn,…).
– Bước 4: Căn cứ vào bảng 1, bảng 2 và kết quả xét nghiệm bào thai → có kết luận cuối cùng:
+ Nếu là nguyên nhân truyền nhiễm: dùng thuốc tùy thuộc vào mầm bệnh.
+ Nếu không phải là nguyên nhân truyền nhiễm: sau khi khắc phục môi trường, nước, thức ăn → dùng thuốc bổ trợ sức khỏe cho heo nái (vitamin C, B-complex, điện giải).
Dù trong thực tế việc chẩn đoán và điều trị thành công bất kỳ một trường hợp sẩy thai nào cũng tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là kiến thức, kinh nghiệm cho đến kỹ năng của người điều trị. Tuy nhiên, VietDVM hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin để chủ động và thành công hơn trong việc xử lý khi heo nái sẩy thai.
Phạm Nga (bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các đồng nghiệp, thepigsite và nhiều nguồn khác).
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức