(binhthuan.gov.vn) Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi để làm trung tâm nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản. Thực hiện khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp với quy mô lớn, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn.
Xác định được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại đối với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế – xã hội nông thôn, từ năm 2000 đến nay UBND tỉnh đã ban hành Chương trình hành động để phát triển kinh tế trang trại và ban hành một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại theo hướng dẫn của Trung ương.
Bạn đang xem: Tập trung phát triển kinh tế trang trại để khai thác các tiềm năng, lợi thế của từng địa phương
Xem thêm : Cách nuôi chim Két (Vẹt) biết nói
Theo đó, từ năm (2000 – 2020), toàn tỉnh có 140 trang trại được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh với số tiền hơn 22,8 tỷ đồng; bên cạnh đó, còn có nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh được vay vốn tín dụng theo chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn với số tiền là hơn 217 tỷ đồng. Hỗ trợ liên kết các cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân; ngoài ra, còn có nhiều chính hỗ trợ khác đối với trang trại để thực hiện Dự án mô hình thí điểm tiêu thụ cao su và dự án mô hình thí điểm tiêu thụ thanh long…
Việc tổ chức đào tạo cho lao động cũng được cấp các, các ngành và các địa phương quan tâm thực hiện, chỉ tính trong 10 năm (2010 – 2020) trở lại đây toàn tỉnh đã có 86.193 lao động nông thôn được đào tạo sơ cấp; trong đó, đào tạo nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp là 41.285 người, chiếm 47,9% so với tổng số lao động nông thôn được đào tạo. Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trên địa bàn tỉnh tham gia học nghề, giúp họ tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, ứng dụng kiến thức đã học vào công việc sản xuất làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống và phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
Trong giai đoạn này, các cơ quan, đơn vị có liên quan và các địa phương đã tổ chức chuyển giao khoa học công nghệ cho hơn 9.700 nông dân; tổ chức 62 cuộc hội thảo cho 25.00 nông dân và chủ trang trại với các nội dung phong phú, đa dạng về chăm sóc cây thanh long; sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt; tổ chức tập huấn về bảo quản thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm và kỹ thuật trồng một số cây trồng tiết kiệm nước, phù hợp với điều kiện khô hạn của địa phương; tổ chức cho 75 trang trại, hợp tác xã và nông dân đi học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất.
Xem thêm : Phòng ngừa bệnh dại do súc vật cắn | Website Bệnh viện nhi đồng 2 – www.benhviennhi.org.vn
Các ngành chức năng của tỉnh còn thường xuyên cung cấp thông tin thị trường, khuyến cáo khoa học kỹ thuật, giúp các trang trại định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp để nắm tình hình, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp là chủ trang trại tiếp cận và tham gia các chương trình, dự án hợp tác, hội chợ triển lãm trong và ngoài nuớc.
Có thể nói, kinh tế trang trại ở tỉnh ta trong thời gian qua đã từng bước phát triển nhanh về số lượng và mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất, phát huy được lợi thế của từng vùng, góp phần tích cực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; từ đó tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Phương
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức