I. Giới thiệu giống chim bồ câu Pháp
Có 03 dòng bồ câu Pháp: dòng VN1, dòng chim Mimas (dòng VN2) và Titan (dòng VN3).
Bạn đang xem: Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi chim bồ câu pháp an toàn sinh học
1. Dòng VN1
Dòng VN1 đạt số lứa đẻ/năm/đôi 8 – 9 lứa; số chim non/đôi/năm: 12 – 13con; khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 530 – 560 g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 40 ngày. Tiêu tốn thức ăn cho 1 cặp chim nuôi nhốt từ 4,68 – 4,88 kg/lứa đẻ; 43 kg thức ăn hỗn hợp/năm/đôi. Tỷ lệ loại thải của chim sinh sản hàng năm là 2%.
2. Dòng chim Mimas (VN2) và dòng chim Titan (dòng VN3)
Dòng VN2 có số chim non/đôi/năm: 14 – 15con, số lứa đẻ/năm/đôi: 9 – 9,5 lứa; khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 630 – 650g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 37 ngày. Dòng VN3: số chim non/đôi/năm: 10 – 11con. Số lứa đẻ/năm/đôi: 7 – 8 lứa. Khối lượng cơ thể chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 680 – 690g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 43 ngày.Tiêu tốn thức ăn/1 đôi chim bố mẹ dòng Mimas là 4,75kg, dòng Titan là 5,25 kg/lứa đẻ (kể cả nuôi con và không nuôi con). Chi phí thức ăn/kg thịt hơi dòng Mimas là 5,14 kg, dòng Titan là 5,47 kg.
II. Chuồng trại nuôi chim
– Chuồng trại đảm bảo an toàn sinh học: xa khu dân cư, cách bệnh viện, trường học, chợ, đường giao thông càng xa càng tốt, tối thiểu từ 300 m. Xung quanh phải có hàng rào, bên trong bố trí vùng chăn nuôi, kho thức ăn, kho dụng cụ; Bố trí cổng ra vào trại có khóa, tại cổng trại có hệ thống bơm và vòi nước áp lực để rửa các loại phương tiện, tiếp đến là hố khử trùng người, phương tiện, dụng cụ, giày dép trước khi ra vào trại; Bố trí khu nuôi cách ly đàn chim mới nhập. Có khu vực để xử lý, tiêu hủy chim ốm, chết. Có khu vực để xử lý phân, rác và nước thải.
Chuồng nuôi chim phải có độ sáng của ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh phiền nhiễu của mèo, chuột, có độ cao vừa phải… Đặc biệt, chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh.
Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể:
* Chuồng nuôi cá thể: nuôi đôi chim sinh sản, chiều cao 50 cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 50 cm.
* Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi); kích thước của 1 gian: chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m, chiều cao 5,5m (cả mái), nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng, nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2); máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.
* Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (vỗ béo chim thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi)
III. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng chim bồ câu
1. Dinh dưỡng và thức ăn nuôi chim
– Nhu cầu dinh dưỡng của chim từ 7 đến 28 ngày: Protein thô: từ 18 – 22%,năng lượng từ 2800 – 3400 Kcal/kg.
– Nhu cầu dinh dưỡng của chim sinh sản: Protein thô: từ 13 – 15%, năng lượng từ 2900 – 3000 Kcal/kg.
Các loại thức ăn thường sử dụng nuôi chim: các loại đỗ rang, ngô, thóc, gạo, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh…
Xem thêm : 5 cách kích thích gà đẻ nhiều trứng
Thức ăn bổ sung (chứa vào máng ăn riêng) gồm: Khoáng Premix 85%; NaCl (muối ăn) 5%; sỏi 10%, cho chim ăn tự do. Tuy nhiên hỗn hợp được trộn nên dùng với một lượng vừa phải chỉ trong 1-2 ngày. Không để thức ăn bổ sung số lượng nhiều trong thời gian dài gây biến chất các thành phần có trong hỗn hợp.
Nguyên liệu khác nhau cách phối hợp cũng khác nhau, thông thường lượng hạt đậu đỗ từ 25-30%; ngô và thóc gạo 70-75%.
Cách cho ăn:
* Thời gian: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.
* Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn = 1/10 trọng lượng cơ thể:
Bổ sung thêm chế phẩm sinh học, acid hữu cơ vào thức ăn giúp tăng cường, tiêu hóa, hấp thu, nâng cao sức đề kháng, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm mùi hôi chuồng trại.
2. Nước uống
Mỗi chim bồ câu cần trung bình 50 – 90 ml nước/ngày.
Cho chim ăn 2 lần trong ngày: buổi sáng lúc 8-9h, buổi chiều lúc 14-15h
Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết.
3. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chim bồ câu
3.1. Nhập giống
Chọn giống phải rõ nguồn gốc, xuất xứ, từ đàn bố mẹ an toàn dịch bệnh, từ cơ sở sản xuất giống uy tín chất lượng, không trong vùng dịch.
Chim có khối lượng trên trung bình, ngoại hình đẹp, lông bóng mượt, chân, mỏ thẳng, mắt sáng, nhanh nhẹn, hoạt bát, ăn khỏe, phân “đẹp”. Cần loại bỏ những con nhỏ, màu lông lai tạp, xỉn màu, xơ xác, buồn bã, chậm chạp, tiêu chảy (phân lỏng)…
Nuôi cách ly gia cầm mới nhập trại ít nhất trong 2 tuần đầu nếu thấy đàn chim vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không hiện dịch bệnh mới nhập vào khu vực chăn nuôi của trại.
3.2. Chế độ chiếu sáng
Với hình thức nuôi nhốt ở quy mô vừa và lớn thì phải chiếu, sáng ít nhất là 10 giờ/ngày, cường độ 4 – 5 wat/m2 chuồng. Với chim hậu bị 4 tháng tuổi, cần tăng thêm từ 1 – 2 giờ chiếu sáng tự nhiên trong ngày, sau đó tăng thêm 1/4 giờ chiếu sáng, cứ 2 ngày 1 lần cho chim bồ câu sinh sản.
3 .3. Mật độ nuôi chim
Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2).
Xem thêm : 8 cách chế biến thịt đà điểu ngon thơm “nức mũi” cả nhà
3.4.Ghép đôi
Từ 4 – 5 tháng tuổi, chim bồ câu hậu bị đã bắt đôi một cách tự nhiên. Ngoài những cặp đã cặp đôi tự nhiên, còn có những con trống và mái riêng lẻ cần ghép đôi nhân tạo.
3.5. Theo dõi sự đẻ trứng
Sau khi đã bắt cặp 8 – 12 ngày sau chim mái sẽ đẻ quả trứng đầu tiên.Thông thường chim mái đẻ 2 trứng/lứa, cách nhau khoảng 44 giờ. Í t khi chim đẻ 1 hay 3 trứng. Chim bồ câu đẻ quanh năm. Trong những điều kiện chăn nuôi hợp lý, một cặp chim câu bố mẹ có thể sinh sản ra 12 – 14 chim bồ câu con/năm. Sau khi đẻ quả trứng thứ hai, chim bắt đầu ấp. Đôi khi chim ấp ngay sau khi đẻ quả trứng đầu tiên. Nếu không để ý và can thiệp thì trứng thứ nhất sẽ nở trước quả thứ hai 36 giờ. Khi đó, chim con nở trước có kích thước gấp đôi chim con nở sau, nó sẽ lớn và khỏe hơn, ăn nhiều hơn, chèn ép con thứ hai, nếu không có sự can thiệp kịp thời thì con chim bé này hoặc bị chết hoặc còi cọc. Để ngăn ngừa hiện tượng này, nên lấy quả trứng đẻ trước ra khỏi tổ, trả lại tổ sau khi chim mẹ đẻ xong quả trứng thứ hai.
Thời gian ấp trứng trung bình là 18 ngày (mùa nóng là 17 ngày, mùa lạnh là 18,5 ngày). Nếu chim ấp 3 trứng thì thời gian nở có thể kéo dài thêm nửa ngày. Thời gian đẻ lại, sau khi chim bồ câu non được 10 – 18 ngày tuổi, thời điểm giao phối trước khi bồ câu mái đẻ lại 10 – 18 ngày.
3.6. Chăm sóc chim trong ổ đến khi ra ràng
Chỉ sau vài giờ nở ra chim bồ câu bố mẹ bắt đầu “mớm” cho chúng dòng sữa đầu tiên ít ỏi.
Chim bồ câu con rất nhạy cảm với lạnh cho tới ngày thứ 15. Sự mọc lông kết thúc vào ngày tuổi thứ 28 ở đùi và phía dưới cánh.Thông thường, khi lông dưới cánh mọc đầy đủ người ta mới quyết định ăn thịt hoặc nuối tiếp để làm giống.
Sau 14 – 18 ngày kể từ khi chim lứa trước nở ra, chủ yếu là chim bố săn sóc chim con (còn chim mẹ thì bận rộn với lứa mới), do đó, lượng sữa diều giảm đi, chim non phải bắt đầu tập ăn nên máng ăn và máng uống cần đặt ngay trong ô chuồng của chim bố mẹ. Cần cho chim con nhìn và bắt chước động tác ăn, uống của chim bố mẹ.
Đối với giống bồ câu thịt, chim bồ câu con chuẩn bị rời ổ vào khoảng 4 tuần tuổi. Có khi chúng rời chuồng vì tai nạn hoặc không được chim bố mẹ nuôi dưỡng đầy đủ. Khi chúng rời chuồng quá sớm thì sự tăng trưởng bị chậm hẳn lại bởi chúng không được nuôi dưỡng chu đáo nên dễ bị ốm. Đây là thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng của chim non. Trong thực tiễn chăn nuôi, người ta thường thu gom chim bồ câu ra ràng để lấy thịt thích hợp nhất là vào 4 tuần tuổi.
Sau khi tách mẹ 2 – 3 ngày, xảy ra sự giảm khối lượng của chim non, tối thiểu là 5%.
3.7. Vỗ béo chim bồ câu con (sản xuất chim bồ câu 6 tuần tuổi)
Ở 4 tuần tuổi, chim bồ câu con ra ràng đã có thể ăn thịt được, tuy nhiên ở 4 tuần tuổi thịt chim bồ câu con rất mềm, chưa có nhiều bắp cơ và có tỷ lệ nước khá cao. Khi bị tách khỏi ổ, chim đã “hao” khối lượng và chim bồ câu ra ràng chỉ lấy lại được khối lượng ban đầu sau một tuần lễ vào 6 tuần tuổi, chim bắt đầu thay lông. Và sau gần 7 tuần, mới hoàn toàn có một bộ lông mới. Nếu thịt vào 6 – 7 tuần tuổi thì thân thịt rất xấu do có nhiều lông măng và chân lông, vì thế người chăn nuôi cũng như người giết mổ vẫn có xu hướng xuất thịt ngay sau khi chim ra ràng, 4 tuần tuổi.
Vỗ béo chim chỉ nên tiến hành với chim còi, yếu ớt. Trong 5 ngày đầu tiên, nên cho ăn đầy đủ dinh dưỡng giàu đạm, năng lượng (ME), vitamin và vi khoáng. Năng suất thịt chim bồ câu thịt ra ràng rất cao: Tỷ lệ thịt trừ lông có thể đạt tới 82-83% và tỷ lệ thịt hữu dụng (bỏ nội tạng) có thể đạt tới 63-64%.
Nuôi vỗ béo chim lấy thịt:
Tiến hành tách mẹ lúc 20 – 21 ngày tuổi (khi khối lượng cơ thể đạt 350 – 400 g/con), sau đó nhồi thức ăn để vỗ béo chim.
– Thức ăn dùng: 80% ngô; 20% đậu xanh. 50 – 80 g/con.Thời gian 2 – 3 lần/ngày.
– Khoáng được bổ sung tự do, các loại vitamin, thuốc bổ khác được bổ sung trong nước uống.
Ths. Bùi Thị Nguyên – Phòng Chuyển giao KTNN
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức