Đà điểu là một loài chim lớn nhưng điều đặc biệt chúng lại không biết bay. Loài chim này có nguồn gốc từ Châu Phi. Đà điểu đẻ trứng, trứng cũng có kích thước lớn nhất thế giới, cân nặng lên tới 1-1,5 kg/ 1 quả.
Con đực chủ yếu là màu đen, có những chùm lông màu trắng ở cánh và đuôi, con cái có màu nâu. Đầu và hầu hết phần cổ có màu hơi đỏ ánh xanh. Đà điểu chạy rất nhanh, vận tốc nhanh nhất đạt được có thể vượt qua những con ngựa đua.
Bạn đang xem: Đà điểu ăn gì? Những lưu ý đối với khẩu phần ăn của đà điểu
Vậy, đà điểu ăn gì để có một thân hình to lớn và sức bền bỉ giúp chúng chạy nhanh nhất thế giới? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Có thể bạn quan tâm: Bí quyết nấu thịt đà điểu cho bữa ăn hấp dẫn
Đà điểu ăn gì?
Đà điểu là một động vật ăn tạp và phàm ăn. Chúng rất dễ thích nghi với môi trường sống. Đà điểu có thể ăn lá cây, cây cỏ, các loại hạt cũng có thể ăn những loài động vật nhỏ hoặc bò sát. Tùy theo môi tường sống cùng nguồn thức ăn thay đổi mà chúng có thể dễ dàng tìm được thức ăn phù hợp. Chúng cũng có thể sống trong một thời gian dài khi mà nguồn nước cạn kiệt.
Ngày nay, ở Việt Nam đã nhập khẩu giống đà điểu để nuôi thành đàn lấy thịt và trứng giống như những loại gia cầm. Vậy nên, ngoài những thức ăn chúng có thể ăn được như cây cỏ, lá cây, các loại hạt thì chúng cũng có thể ăn nhưng loại cám giống như gà vịt. Ở mỗi giai đoạn khác nhau như giai đoạn lấy thịt, giai đoạn sinh sản và giai đoạn đà điểu nhỏ lại cần có những chế độ ăn khác nhau cho phù hợp.
Khi còn nhỏ đà điểu cần ăn như thế nào?
Xem thêm : Xây dựng kỹ thuật nuôi gà ác thịt hiệu quả
Đà điểu là động vật đẻ trứng, những người chủ sẽ dùng nguồn nhiệt từ bóng đèn để ấp trứng cho tới khi trứng nở. Đà điểu nhỏ hệ miễn dịch non kém, hệ thống tiêu hóa chưa hòa thiện như những con trưởng thành. Từ ngày thứ 3 trở đi sau khi nở đà điểu con mới bắt đầu ăn. Vì vậy nguồn thức ăn của chúng phải dễ tiêu, tươi mới, khô ráo, không có các loại nấm mốc lên men làm hỏng thức ăn. Cũng giống như gà, vịt chúng ta có thể dùng cám viên chuyên dụng cho đà điểu con, như vậy vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa giúp đà điểu con dễ hấp thu.
Ngoài ra thức ăn xanh cho đà điểu con là những loại thực vật mềm, non, dễ ăn như rau muống, rau xà lách, cỏ voi non… Có thể thái nhỏ những thứ trên rồi trộn chung với cám viên để bổ sung đều các loại thức ăn.
Đối với đà điểu con nên dùng những dụng cụ đựng thức ăn hoặc nước uống bằng nhựa, cao su,… có chiều cao vừa tầm với những con nhỏ để chúng có thể dễ dàng với được thức ăn bên trong. Không nên dùng những dụng cụ có cạnh sắc nhọn dễ gây những tổn thương cho đà điểu con. Dụng cụ đựng thức ăn và nước uống không được để gần nhau, vì khi dùng nước dễ làm ướt thức ăn, thức ăn nhanh hỏng gây bệnh cho chúng.
Đà điểu con chưa phân biệt được thức ăn với các đồ vật lạ, khi đụng phải đồ gì bản năng chúng sẽ dùng mỏ nhọn để mổ rồi ăn. Như vậy rất nguy hiểm cho chúng vì dễ gây tắc ruột. Chuồng trại nên được vệ sinh định kì sạch sẽ, khô thoáng.
Khẩu phần ăn của đà điểu
Sau 3 tháng tuổi thì hệ thống miễn dịch của đà điểu bắt đầu được hoàn thiện, nguồn thức ăn cũng cần có sự phong phú hơn để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của chúng sau này. Đà điểu có thể thích nghi với môi trường sống khi điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Đà điểu có thể tiêu hóa được thức ăn mà có độ thô lên tới 60%, vì vậy nguồn thức ăn của chúng rất đơn giản và dễ kiếm như các loại rau xanh, cỏ, các loại hạt và cám. Để dễ ăn hơn chúng ta có thể băm nhỏ rau xanh và cỏ thành những đoạn nhỏ, trộn cùng với cám.
Giai đoạn này các hộ chăn nuôi có thể tự chế biến cám từ các loại hạt để dùng cho đà điểu vừa tiết kiệm chi phí lại có thể đem đến nguồn thực phẩm sạch cho khách hàng.
Xem thêm : 250 nghìn một cặp gà đồng vài lạng, vẫn đắt khách đặt mua
Bổ sung nguồn rau xanh từ các loại rau như: cỏ non, cỏ voi, rau muống, rau cải già… Đà điểu nên được chăn thả trên các cánh đồng cỏ tự nhiên, như vậy vừa tốt cho vận động của đà điểu mà chúng lại có thể tự kiếm được nguồn thức ăn tự nhiên.
Nguồn chất đạm có thể giảm dần theo số tuổi nhưng vitamin thì cần duy trì đều đặn và thường xuyên.
Giai đoạn đẻ trứng đà điểu cần ăn như thế nào?
Giai đoạn sinh sản rất quan trọng trong việc chăn nuôi đà điểu vì góp phần duy trì thế hệ sau. Trứng đà điểu là một trong những sản phẩm được rất nhiều khách hàng yêu thích. Vì vậy ngoài các yếu tố như con giống thì yếu tố thức ăn cũng rất quan trọng.
Xem thêm: Cách chế biến trứng những món trứng đà điểu bổ dưỡng
Thức ăn cũng đóng vai trò lớn vào năng suất đẻ trứng, tỷ lệ trứng nở. Cần cũng cấp đầy đủ nguồn thức ăn cho đà điểu đang trong độ tuổi sinh sản. Khi thấy máng thức ăn hết thì nhanh chóng cho thêm. Nước uống cũng cần được cho kịp thời vì lúc này đà điểu cần rất nhiều nước cho qúa trình sinh sản. Nguồn nước nên được bố trí nơi mát mẻ, có bóng râm.
Đặc biệt đà điểu rất thích ăn cát mặc dù đây là thức ăn vô vị thậm chí là khó ăn. Nhưng đối với đà điểu cát lại có tác dụng rất tốt. Cát giúp dạ dày đà điểu co bóp, nghiền nát thức ăn dễ dàng hơn. Chim con thì cần số lượng cát ít vì chúng có thể bị chết do tắc ruột.
Thức ăn của đà điểu rất đơn giản và dễ kiếm nhưng để nuôi được những con đà điểu có chất lượng thịt và trứng tốt lại là điểu không dễ dàng. Hi vọng bạn sẽ lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp để có những đàn đà điểu chất lượng nhất.
Nguồn: https://alo789dagasv388.com
Danh mục: Kiến thức